Dân bản Lô Lô Chải góp sức dựng cột cờ Lũng Cú
Trên bản đồ Việt Nam, đường biên giới Việt-Trung nếu hình dung là chóp nón mà hai điểm thấp nhất là A Pa Chải (Điện Biên) và mũi Sa Vĩ (Móng Cái) thì đỉnh chóp nằm ở cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang).
Trên bản đồ Việt Nam, đường biên giới Việt-Trung nếu hình dung là chóp nón mà hai điểm thấp nhất là A Pa Chải (Điện Biên) và mũi Sa Vĩ (Móng Cái) thì đỉnh chóp nằm ở cột cờ Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang). Dưới chân ngọn cờ thiêng, Lô Lô Chải là một ngôi làng độc đáo, nơi quanh năm nhìn thấy lá cờ Tổ Quốc có diện tích 54m2 kiêu hãnh tung bay trong gió.
Được xác định là điểm cực Bắc nơi địa đầu của Tổ quốc ở tọa độ 23021′75″ vĩ độ Bắc, 105018′97″ kinh độ Đông, cột cờ Lũng Cú chính là “nơi bắt đầu nét vẽ đầu tiên của bản đồ Tổ quốc”.
Ngược thời gian, vùng biên cương cực Bắc này từng có cột cờ đầu tiên được dựng thời nhà Lý (khoảng năm 1075) bằng thân cây sa mộc khi Thái úy Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải biên thùy. Một lá cờ lớn đã được ông treo lên, đánh dấu chủ biên cương lãnh thổ nước ta. Trải qua gần 1.000 năm, cột cờ được nhiều lần xây dựng lại và cột cờ hiện tại được xây dựng năm vào năm 2010 với lá cờ Tổ quốc thiêng liêng có diện tích 54m (chiều dài 9m, chiều rộng 6m).
Đứng dưới chân núi Rồng nhìn lên lá cờ tung bay trong nắng gió là Lô Lô Chải – bản tiền tiêu, nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1km. Dù chỉ có dân số khoảng vài nghìn cư trú tại huyện Đồng Văn nhưng người Lô Lô là dân tộc có công đầu khai khẩn đất đai nơi đây.
Những người già ở bản Lô Lô Chải cũng kể lại rằng, năm 1991 dưới sự chỉ đạo của chính quyền, họ cùng các dân tộc Lũng Cú đã tỏa đi khắp núi rừng, tìm một cây pơmu cao gần 13m, và phải 20 trai tráng mới chuyển được thân cây nặng hàng tạ ấy đưa lên đỉnh núi Rồng, làm cột cờ bằng gỗ. Đến năm 2000, suốt 4 tháng ròng rã người Lô Lô lại cùng các dân tộc Lũng Cú đã cõng lên đỉnh đồi cao 1.460m từng bao cát, từng tảng đá, từng can nước để xây lên cột cờ bê tông kiên cố. Những chiếc quẩy tấu thô mộc này cùng với bước chân cần mẫn để lên đỉnh núi Rồng, góp phần xây lên cột cờ kiên cố cực bắc Tổ quốc.
Sắc phục của cô gái Lô Lô và màu xanh của chiến sĩ Đồn Biên phòng Lũng Cú, những người hàng ngày làm nhiệm vụ hướng dẫn du khách và các đoàn khách lên thăm cột cờ.
Những nếp nhà cổ đã có hàng trăm năm tuổi với những bức tường trình được làm bằng đất nện trong bản Lô Lô Chải.
Video đang HOT
Từ vị trí phía ngoài của cà phê Cực Bắc, phóng tầm mắt ra xa là cột cờ Lũng Cú với quốc kỳ Việt Nam phấp phới trong gió.
Nét văn hóa độc đáo của người Lô Lô được biết đến bởi những bộ váy áo truyền thống mà những người phụ nữ như ba cô gái Dìu Thị Phối, Sình Thị Thuyên, Sình Thị Khuyên đang mặc.
Từ thôn Lô Lô Chải, bất cứ ở nhà nào hay thậm chí ngay trên ruộng lúa đều có thể ngắm nhìn lá cờ đỏ sao vàng kiêu hùng bay trong gió.
Cô gái dân tộc Lô Lô hướng dẫn du khách thăm cột cờ Lũng Cú nói rằng nếu chạm được tay vào lá cờ Tổ quốc trên đỉnh núi Rồng là rất may mắn bởi ít khi lá cờ hạ xuống thấp ngang tầm với.
Lô Lô Chải, xóm nhỏ bình yên nằm nép mình dưới chân núi Rồng là nơi người dân mỗi ngày đều nhìn thấy cột cờ Tổ quốc nổi bật giữa vùng đất với 3/4 là đá.
Theo Danviet
Cột mốc 423 vẫn nguyên trạng, ảnh trên mạng là sửa
Đồn biên phòng Lũng Cú (huyện Đồng Văn, Hà Giang) đi kiểm tra, xác nhận bức ảnh đăng trên mạng của một nhóm phượt về cột mốc 423 là ảnh sửa.
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền bức ảnh của một nhóm phượt trẻ tuổi chụp ảnh kỷ niệm tại một cột mốc biên giới ở xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang. Cột mốc như trong ảnh chụp đánh số 428, ghi đề cột mốc của Việt Nam.
Trao đổi với VietNamNet, Thiếu tá Nguyễn Hữu Dậu, Đội phó Đội kiểm tra hành chính, Đồn biên phòng Lũng Cú, xác nhận, tại địa phận giáp biên giới với nước bạn ở xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, Hà Giang có cột mốc 423, 428.
Bức ảnh chụp đưa lên mạng
Hai cột mốc này cũng như các cột mốc biên giới phía Bắc được xây dựng theo Hiệp định Biên giới ký ngày 31/12/1999 giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Cụ thể, cột mốc 428 do phía Việt Nam xây dựng được đặt ở dưới lòng sông. Trong khi, cột mốc 423 do phía bạn cắm, vị trí mốc nằm trên đỉnh núi.
"Việc ra được cột mốc 428 của Việt Nam để chụp ảnh là việc không thể, bởi vị trí đặt cột mốc ở dưới lòng sông, cách mép bờ khoảng 300 mét", Thiếu tá Dậu .
Theo Thiếu tá Dậu, hình dáng của hai cột mốc về cơ bản giống nhau, nhưng điểm khác nhau là ở đỉnh phía trên của cột mốc.
"Hình dáng cột mốc biên giới cơ bản giống nhau nhưng khác nhau ở đỉnh cột mốc. Mốc quốc giới bên bạn cắm đầu cột mốc phẳng, cột mốc Việt Nam hình chóp, tọa độ được xác định ở đúng vị trí đỉnh chóp cột mốc".
Ngoài ra, cột mốc quốc giới có hai mặt, mặt chủ quyền tiếp giáp với quốc gia nào sẽ ghi tên quốc gia đó. Mặt còn lại tiếp giáp với nước láng giềng sẽ ghi tên của nước láng giềng.
Như vậy, cột mốc trong ảnh như nhóm phượt chụp lại chính là cột mốc 423 do phía Trung Quốc cắm. Việc con số 3 lại thành số 8 trong bức hình khiến Thiếu tá Dậu cùng cán bộ chiến sĩ đồn Biên phòng Lũng Cú phải ra kiểm tra thực địa.
"Cột mốc vẫn bình thường chứ không có gì thay đổi. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi đã đi kiểm tra. Có lẽ nhóm bạn trẻ sửa trên ảnh chứ không phải sửa trên cột mốc. Mốc quốc giới 423 vẫn nguyên trạng", Thiếu tá Dậu cho biết.
Cột cờ Lũng Cú (Đồng Văn - Hà Giang). Ảnh: Kiên Trung
Ông cũng cho biết thêm, nguyên tắc tất cả các công dân ra vào khu vực biên giới đều phải đăng ký và chịu sự kiểm soát, quản lý của Bộ đội Biên phòng.
"Tuy nhiên, các bạn trẻ cũng chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của mốc quốc gia, quốc giới như thế nào", Thiếu tá cho hay.
Điều 14, chương 1, luật Biên giới quốc gia 2003 ghi rõ: nghiêm cấm hành vi xê dịch, phá hoại, gây hư hại mốc quốc giới.
Theo Kiên Trung (VNN)
Những địa điểm tuyệt vời để chụp ảnh cưới ở miền núi cao Ngọn núi trùng điệp trong biển mây trắng bồng bềnh làm xao xuyến biết bao trái tim. Chẳng thế mà các cặp đôi yêu du lịch lại rủ nhau lên những vùng núi cao chụp ảnh cưới. Mù Cang Chải (Yên Bái) nằm cách Hà Nội khoảng 300 km, là điểm đến thu hút nhiều nhiếp ảnh gia và khách du lịch những...