Dẫn bạn gái về nhà ăn cơm, bố chỉ nhìn qua hành động của cô gái rồi phán ‘không thể là con dâu nhà này’
Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, chàng trai ngỏ ý muốn đưa cô gái về nhà ra mắt bố mẹ. Bố mẹ anh tuy khá dễ chịu nhưng cũng là người xem trọng lễ nghĩa và nguyên tắc. Bạn gái anh thì là một cô nàng rất sôi nổi, vui vẻ và lễ phép nên anh cũng không mấy lo lắng đối với cuộc gặp này.
Hôm đó bạn gái tới nhà, thấy mẹ anh đang lúi húi trong bếp làm đồ ăn, cô cũng rất xông xáo vào giúp đỡ. Bố anh thì chỉ mỉm cười rồi ngồi xem tivi, không nói lời nào cho đến khi đồ ăn được dọn ra bàn.
Bữa cơm hôm đó cả nhà khá thoải mái. Anh với bạn gái trò chuyện rôm rả. Bố anh không nói nhiều mà chỉ ngồi nhìn mọi người. Anh thi thoảng lại gợi thêm chủ đề, hỏi thêm vài câu để làm cầu nối giúp mẹ với bạn gái mình nói chuyện thân mật hơn.
Anh nghĩ chắc mẩm trong bụng rằng ải gặp phụ huynh đầu tiên đã được thông qua.
Ảnh: Internet
Sau khi tiễn người yêu, anh chàng quay về nhà thì đã thấy bố ngồi đợi trên ghế salon ở phòng khách. Bố anh nhẹ nhàng gọi anh xuống ngồi cùng và nói:
“Bố không cấm con yêu, nhưng cô gái này không thể trở thành con dâu nhà mình đâu. Rồi con xem!”
Anh chàng thật sự bất ngờ, không hiểu vì sao bố mình lại nói như thế. Anh vội vàng hỏi:
“Tại sao vậy bố? Bữa cơm lúc nãy rất vui vẻ cơ mà?”
Video đang HOT
Ông bố chậm rãi uống một ngụm trà rồi nói:
“Nhìn nết ăn uống của một người có thể phản ánh được tính cách của họ. Cô gái này ăn không biết nhìn trước ngó sau. Cầm đũa gắp thức ăn mà lại hất bên này, đào bên kia chọn lựa, gặp món mình thích còn đảo nhiều hơn nữa. Cả tô canh như vậy mà cầm muỗng ngoáy, mò thức ăn bên dưới…”
Chàng trai tỏ vẻ không đồng tình:
“Bố quá nghiêm khắc rồi ạ. Con thấy mỗi người có một thói quen ăn uống riêng. Có người ăn nhanh, người ăn chậm, có người thích xúc muỗng to, có người thích ăn từng miếng bé… Đâu có gì to tát đâu?”
Ông bố thở dài giải thích:
“Một người nghèo đói, túng quẫn nếu thấy đồ ăn ngon thì nết ăn này còn chấp nhận được. Nhưng bạn gái con đâu có túng thiếu, cuộc sống rất thoải mái và đầy đủ, nên nhìn kiểu ăn này bố chỉ thấy một con người ích kỷ hẹp hòi và tham lợi riêng mà thôi.
Một mâm đồ ăn chung nhưng bạn con không để ý đến mọi người, dùng đũa đảo tung lên như vậy. Ví dụ như một mâm lợi ích trước mắt thì có lẽ cô ấy cũng không từ thủ đoạn để chiếm lĩnh riêng lợi ích về mình.”
Đặt tay lên vai con trai, ông bố quả quyết:
“Đừng xem nhẹ đôi đũa con ạ. Nó có thể phản ánh phẩm hạnh của người cầm đũa đấy!”
Người con trai ngồi im lặng không nói thêm tiếng nào. Anh vẫn nghĩ rằng bố mình lần này tiểu tiết và nghiêm khắc quá rồi.
Ảnh: Internet
Một thời gian sau, lời của ông bố nói hóa ra hoàn toàn chính xác. Cô bạn gái của anh gặp được một người giàu có, giỏi kiếm tiền hơn nên ra mặt phũ phàng đòi chia tay với anh.
ếu như không được bố khuyên răn từ trước, có lẽ đến giờ này anh chàng vẫn sẽ không tỉnh ngộ, vẫn kiên quyết đến cùng không thể bỏ được tình cảm ấy. Anh thầm cám ơn bố vì một bài học nhìn người vô cùng sâu sắc, suốt đời này anh cũng sẽ không bao giờ quên.
Thật đúng là như vậy, việc tu tâm dưỡng tính cần phải bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt nhất như là cầm đũa. Một bàn thức ăn ngon có thể đại diện cho những dục vọng và ham muốn của con người.
Một người tham ăn, đào xới mâm cơm để tìm lấy miếng ngon, ăn không biết đến mọi người xung quanh… chính là tố cáo phẩm hạnh của họ không tốt, là người ích kỷ, chỉ muốn tư lợi và không biết kiềm chế bản thân.
Vậy nên chúng ta ai cũng nên chú ý đến nết ăn uống của mình, đừng chỉ vì một điều nhỏ như vậy làm hạ thấp nhân cách của mình trong mắt những người xung quanh.
Theo Afamily
Hành động của mẹ chồng quanh năm ốm yếu khiến con dâu trước khi li hôn phải rơi nước mắt
Nhìn lại 6 năm làm vợ, làm dâu đã luôn cố gắng hết mình chăm sóc chu đáo cho chồng và mẹ chồng quanh năm bệnh tật, giờ ly hôn phải ôm con với 2 bàn tay trắng ra khỏi nhà, chị không khỏi thấy chua xót và cay đắng...
Năm ngoái, chị phát hiện chồng có bồ. Ban đầu anh ta xin lỗi, hứa hẹn sẽ thay đổi, nhưng lần tiếp theo chị bắt gặp họ còn qua lại với nhau thì anh ta thản nhiên nói, không thể quên được vì trót dành tình cảm cho cô ta rồi. Dùng dằng níu kéo một thời gian, cho tới tháng trước thì anh ta chính thức viết đơn ly hôn bắt chị kí để anh ta còn nhanh chóng rước bồ về nhà, vì cô ả đó đã có thai.
Chị hiểu, trong hoàn cảnh này chẳng còn cách nào khác ngoài ly hôn. Thôi thì cố gắng chị cũng cố gắng rồi, chẳng còn gì hối hận nữa, chỉ tiếc không giữ được gia đình trọn vẹn cho con mà thôi. Ngôi nhà chị đang ở đứng tên của bố chồng đã mất, trong thời gian kết hôn cũng không có tài sản gì chung đáng giá, tiền bạc chị làm ra sau khi cưới nhau đều để dành nuôi con và chi tiêu cho gia đình, thuốc thang cho mẹ chồng, vì thế, khi ly hôn thì chị ra đi tay trắng.
Tối hôm ấy, đêm cuối cùng chị ngủ lại căn nhà đó, chồng chị qua đêm ở chỗ nhân tình, còn mẹ chồng thì mệt nên đã đi nghỉ từ sớm. Chị lặng lẽ ngắm nhìn lại từng góc nhỏ ngôi nhà mình từng sống 6 năm qua. Nghĩ đến tổ ấm mình kì công xây dựng, những con người mình từng đối xử hết lòng hết dạ, vậy mà cái nhận lại chỉ là ê chề và tủi hổ, lòng chị đau như cắt. Nhưng chị xác định, ngày mai, khi chị xách vali hành lí cùng con bước ra khỏi ngôi nhà này, chị phải bỏ lại hết tất cả những đau thương ấy để xây dựng một cuộc sống mới cho 2 mẹ con.
Ảnh minh họa
Đêm đã khuya, nằm ôm con đã say giấc nồng mà mãi chị không ngủ được. Bỗng có tiếng gõ cửa khe khẽ: "Con ngủ chưa?". Là giọng của mẹ chồng chị. Chị khe khẽ trở dậy, mở cửa vội vàng hỏi: "Mẹ có chuyện gì thế? Mẹ khó chịu ở đâu à?". "Không, mẹ muốn nói chuyện với con một lát thôi", bà nhẹ kéo chị ra ngoài phòng khách.
"Mẹ xin lỗi con...", bà nhìn chị, thở dài, giọng nói nghẹn ngào như muốn khóc. Chị hiểu bà muốn xin lỗi vì điều gì. Vì bà là mẹ mà không ngăn cản được việc làm sai trái của con trai, để chị lâm vào bước đường bị chồng ruồng rẫy, để cháu bà không có được gia đình toàn vẹn. Nhưng chị vốn có trách bà đâu. Từ khi chị về làm dâu, bà đã quanh năm ốm yếu, vô hình chung bà không còn tiếng nói trong nhà, thậm chí là với cả đứa con trai mình dứt ruột sinh ra.
"Con không trách mẹ đâu, thôi thì cứ coi như bọn con hết duyên hết nợ...", chị cố gắng mỉm cười. "Ừ, con nghĩ được thế mẹ cũng yên lòng. Con sẽ tìm được hạnh phúc khác xứng đáng hơn, nhất định là như vậy... Mẹ có cái này cho con, con cầm lấy mà nuôi con. Mẹ sức khỏe thế này, con đi khỏi đây rồi mẹ cũng chẳng biết lúc nào mới đi thăm cháu được...", nói rồi bà dúi vào tay chị một bọc giấy. Chị mở ra xem, là 3 cọc tiền toàn mệnh giá 500 nghìn, áng chừng mỗi cọc trị giá tầm 50 triệu!
"Mẹ, đây nghĩa là sao hả mẹ?", chị giật mình kinh hãi, cuống quýt hỏi lại mẹ chồng. Bà cười hiền: "Đây là số tiền tiết kiệm của bố mẹ từ trước khi ông ấy mất, vẫn để đấy chưa dùng tới. Con nhận đi, coi như mẹ cho cháu mẹ, chứ mẹ biết, mẹ con con đi khỏi đây thì bố nó có vợ mới, cũng khó mà chăm lo đến được. Đừng từ chối, con không cầm thì lòng mẹ áy náy không yên. Con về nhà này bao năm, lúc nào cũng quan tâm chăm sóc mẹ, hết lòng vì chồng vì con nhưng nhà này chẳng cho con được cái gì, giờ thằng Long lại đối xử với con như vậy, mẹ thấy có lỗi với con lắm. Mẹ chỉ có thể dùng cách này để bù đắp được ít nhiều cho con mà thôi".
"Nhưng mẹ ơi...", chị không biết nói gì trước sự việc quá bất ngờ này. "Đừng lo, mẹ vẫn còn 1 ít phòng thân mà, không phải bận tâm đến mẹ đâu. Hơn nữa, thằng Long nó ngang ngược đến đâu thì nó cũng không để mẹ phải khổ đâu, con yên tâm", bà cười trấn an chị. "Thôi, đi ngủ sớm đi, mai còn chuyển hành lí. Con có ở gần đây thì thi thoảng ghé qua thăm mẹ, cho cháu qua nữa nhé...", bà nhỏ giọng nói với chị rồi chậm rãi đi vào phòng mình, đóng cửa lại.
Chị nhìn theo bóng lưng gầy yếu, hơi còng của mẹ chồng mà rơi nước mắt. Có tấm lòng này của mẹ chồng, ngày mai chị ra đi cũng nhẹ nhàng và thanh thản hơn nhiều rồi.
Theo Afamily
Dẫn bạn gái về nhà ăn cơm, bố nhìn qua hành động rồi phán 'không thể là dâu nhà này' Sau khi cô gái ra về, ông bố gọi con trai ngồi cạnh và nhẹ nhàng nói: "Bố không cấm con yêu, nhưng cô gái này không thể trở thành con dâu nhà mình đâu. Rồi con xem!" Sau một thời gian tìm hiểu và yêu nhau, chàng trai ngỏ ý muốn đưa cô gái về nhà ra mắt bố mẹ. Bố mẹ...