Đàn bà xây tổ
Mình đang tự biến mình thành người giúp việc nhà, thành người nấu bếp kiêm phục vụ bàn trong tiệc nhậu, thành người mắc nợ phải chắt bóp dành tiền trả nợ, và thành cả người phải giữ sĩ diện cho chồng trước bạn bè?
Lấy nhau xong, cu Bo hơn ba tuổi, vợ chồng mới có căn nhà đầu tiên. Thật ra cũng chỉ là nửa căn nhà thôi, còn nợ. Số tiền mua nhà vay mượn tứ phương, nội ngoại bạn bè. Dọn về nhà mới, chồng đùa, tài sản lớn nhất của nhà mình là cục nợ đó em. Nhưng không có gì ngăn được niềm vui ngập ngời của vợ chồng trẻ. Từ cửa nhà vào đến ban-công nhỏ xíu, chạm vào đâu, niềm vui ấy cũng ngân vang lảnh lót, trong suốt, rực rỡ. Tết này mình có nhà, dù chẳng còn đồng nào để mua sắm. Vợ giỡn lại, tết này mình gặm cục nợ nha anh, nếu gặm hết hai tuần nghỉ tết mà nó mòn đi một chút cũng đỡ…
Ảnh minh họa
Chưa bao giờ vợ háo hức nghỉ tết đến vậy. Bao nhiêu công việc của công ty đều được cố gắng hoàn thành kịp trước ngày nghỉ tết. Những cô nàng cùng phòng hóng ngược hóng xuôi tiền thưởng, bàn tán hàng giảm giá hàng bán kèm hàng tặng, vợ không hề quan tâm. Chỉ mong sao các khoản tiền về kịp ngày trả phần nợ còn lại của căn nhà, may lắm thì còn chút xíu để sửa lại vài chỗ ở góc bếp. Nói đi nói lại, vợ vẫn muốn mình được làm chủ bếp của mình, chứ không phải thừa hưởng lại bếp của một người đàn bà khác.
Hết giờ làm là vợ chạy ngay về nhà, dọn chỗ này, quét chỗ kia, kê lại bàn ghế, treo tấm lịch mới, ngắm nghía màu sắc của bình hoa nhỏ xíu trên bàn, không muốn ai xê dịch cái gì trong “nhà của mình”. Chồng thì ngược lại, anh tuyên bố năm nay tôi có nhà rồi, mời các ông đến nhà tôi nhậu tất niên. Cái tâm thế của chồng khi có nhà, vợ thấy khác hẳn so với tâm thế của chồng trước đó. Chồng bảo, nợ thì nợ, ai biết mình nợ bao nhiêu, cứ phải mời bạn bè cho biết nhà biết cửa. Anh tiếng là dân xây dựng, nhưng từ hồi tốt nghiệp, năm này tháng khác đi biết bao nhiêu công trường, xây biết bao nhà cho thiên hạ mà vẫn ở nhà thuê. Giờ có nhà, phải “hoành tráng” chút mới coi được. Nợ cứ để đó, từ từ trả sau.
Thế là cái tết đầu tiên trong ngôi nhà của mình đã bắt đầu nhuốm vị đắng đắng bực bực. Vợ công nhận chồng đúng ở một điều: bao năm nay anh lông bông đúng nghĩa “dân công trường”, lương tiền không phải thấp nhưng phần lớn đã chảy thành bia bọt, nhà thuê là chuyện triền miên. Căn hộ này có được là nhờ tài chắt chiu dành dụm của vợ, mà nào đã có tiền mua, phải thế chấp giấy tờ vào ngân hàng mới mua được. Vậy mà việc đầu tiên của anh khi về nhà mới vẫn là… nhậu. Thì ra, căn nhà không làm thay đổi bản chất con người.
Chẳng lẽ muối mặt chồng, vợ lại dằn lòng nấu nướng, dọn chén dọn dĩa. Căn hộ chưa có cái bàn cái ghế nào, chẳng sao, các ông bạn vác mấy thùng bia đến, trải chiếu bày đồ ăn giữa nhà, vậy là cuộc nhậu kéo dài đến tận khuya. Cũng may phòng ngủ có cửa, vợ ôm con đóng cửa ngủ trên tấm nệm trong phòng. Sáng hôm sau vợ bước ra: một bãi chiến trường, mùi bia, mùi thức ăn ập vào, muốn ói. Lại dọn dẹp, lại lau nhà, rửa chén. Đến 9g vợ mới tới được công ty, nghiêng mặt né cái nhìn dò hỏi của bà sếp, vợ lúng búng: “Em dọn nhà, chị thông cảm”.
Mà nào đã phải dọn xong đâu. Mới nửa ngày, vợ đã thấy mình tính chuyện chiều nay cố về sớm, phải mua nước tẩy sàn loại mạnh hơn, cái nền nhà hồi sáng lau mãi vẫn chưa sạch. Ông thợ hẹn chiều tới coi để tính giá sửa lại cái bếp, vợ muốn bếp lót gạch men màu trắng, tủ bếp có mấy cái ngăn kéo để cất đồ, có mấy cái móc để treo nồi, chảo… Chồng là dân xây dựng thật, nhưng anh quen đi công trường lớn, không làm nội thất, mấy việc vặt vãnh này, anh bảo em cứ làm theo ý em.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Đến cuối giờ mà việc vẫn chưa xong, bảng thống kê vừa nộp đã bị trả lại vì lỗi, con chưa đón, đồ ăn chưa mua… Ngồi thừ ra trên ghế, vợ nghĩ giờ mình sẽ chạy đường nào trước, đường nào tránh kẹt xe, đón con sớm, ghé chỗ nào mua đồ, tiền thì đã cạn… Vẫn muốn về căn nhà của mình, nhưng còn bao nhiêu thứ phải làm trước khi về được đến căn nhà đó.
Có phải mình đã rơi vào cái bẫy ngọt ngào được gọi là “tổ ấm”, để rồi tự ghép mình vào bổn phận “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”? Mình đang tự biến mình thành người giúp việc nhà, thành người nấu bếp kiêm phục vụ bàn trong tiệc nhậu, thành người mắc nợ phải chắt bóp dành tiền trả nợ, và thành cả người phải giữ sĩ diện cho chồng trước bạn bè. Món nợ lớn có hình hài nhìn thấy được, chồng coi như anh hằng tháng đưa tiền trả nợ là xong, phần còn lại là việc nhỏ, vợ phải lo lấy. Nhưng tiền thì có một đồng đấy thôi, “đồng nào mua mắm, đồng nào mua tương” – tiền nào lo trả nợ, tiền nào lo sửa nhà, tiền nào lo đãi đằng nếu cứ mãi tiếp tục như vậy?
Vợ nhìn thấy trước cái tết của mình, với một ông chồng lười, thích tụ tập “hoành tráng” bạn bè, và chẳng hề có ý định chia sẻ việc nhà với vợ. Không thể được. Hai tuần nghỉ tết, bao nhiêu chuyện có thể làm. Dứt khoát là không có vụ nhậu nhẹt khoe nhà mới “cho biết nhà biết cửa” gì nữa. Dứt khoát là chia lịch đón con, cuối năm chồng đã hết công trình, rảnh rang, trong khi công việc của vợ ngập đầu ngập cổ. Dứt khoát là tranh thủ mấy ngày nghỉ, chồng sửa giúp cái bếp, đỡ tiền công thợ, lại có thể theo ý mình. Làm xong cái bếp, vẫn còn vụ giặt đồ cho cả nhà, nên để máy giặt đâu, chỗ phơi phóng thế nào, phải kéo chồng vào cùng coi ngó, bố trí cho hợp lý…
Ảnh minh họa
Cứ nghĩ việc “đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” là cách phân chia khôn ngoan, hợp lý lắm. Nhưng không phải, phân chia vậy là khéo léo che đi cái bất bình đẳng bên trong mà thôi. Một ngôi nhà bằng vôi vữa gạch đá có thể mua được, nợ tiền triệu tiền tỷ có thể trả xong trong một vài năm – công việc của người đàn ông có thể đo lường được, trong khi cái gánh nặng muôn vàn công việc không thể đo lường tính đếm lại đem áp đặt lên người đàn bà, chẳng biết bao giờ bắt đầu, bao giờ thì xây xong “tổ ấm”. Năng lượng của ai cũng hữu hạn, sao cứ bắt người đàn bà phải “giữ lửa”, “giữ hơi ấm” vô thời hạn? Nhà chỉ là tổ ấm khi vợ lo lắng cọ cho sạch mỗi viên gạch men trên nền nhà của mình, khi chồng để ý mỗi vệt màu cu Bo vẽ trên tường, sửa cánh cửa tủ chạn bếp đóng không vừa khít.
Vợ thong thả nghĩ, hai tuần nghỉ tết sẽ là cơ hội của mình. Giờ mới thấy, căn nhà đầu tiên đúng là sẽ làm thay đổi suy nghĩ, con người của mình. Dọn về nhà mới, hình như mình cũng bắt đầu trưởng thành hơn, hình như cuộc hôn nhân đang thực sự lật sang trang mới, khi tổ ấm có hình hài…
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Hí hửng vì cưới được chồng lương 40 triệu/ tháng, vợ phải khóc ròng khi sau đám cưới chồng tuyên bố thế này
Tiếp theo, Quỳnh choáng hơn nữa khi chồng tuyên bố vài điểm lớn quan trọng trước khi bước vào cuộc sống chung. Cụ thể như sau...
Gần đám cưới, bạn bè, người thân, bà con khi biết lương chồng Quỳnh được 40 triệu/ tháng, ai cũng xuýt xoa ngưỡng mộ. Lấy chồng thế mới là lấy chứ! Phụ nữ phải khôn ngoan biết cách chọn chồng, thì mới ấm vào thân, như Quỳnh chẳng hạn. Chứ thời đại này làm gì còn chuyện "một mái nhà tranh, hai trái tim vàng", bao mâu thuẫn, xích mích cũng từ tiền bạc mà ra cả ấy.
Quỳnh khá tự hào về người chồng giỏi giang, lương cao, bố mẹ đẻ cô cũng được mát mặt. Dầu gì con rể có kinh tế vững, con gái mình cũng đỡ khổ. Ai muốn có chàng rể kém cỏi, lương ba cọc ba đồng nào? Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm, các cụ đã nói rồi. Quỳnh lương hơn chục triệu một chút, bằng 1/3 lương chồng, vẫn kiếm ra tiền mà công việc không quá bận rộn còn thời gian lo cho gia đình. Thế là quá đẹp!
Ảnh minh họa
Đám cưới vừa xong, chồng Quỳnh liền bảo Quỳnh đưa hết vàng hồi môn nhà chồng cho cô, để anh giữ. "Của nhà ai người đấy giữ, của em thì em giữ, của anh tất nhiên anh phải giữ. Anh không đòi giữ của em, nên em cũng đừng đòi giữ của anh!", anh ta giải thích như vậy. Quỳnh choáng tập 1.
Tiếp theo, Quỳnh choáng hơn nữa khi chồng tuyên bố vài điểm lớn quan trọng trước khi bước vào cuộc sống chung. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, việc nhà là của đàn bà, chăm con là của người mẹ. Đàn ông không bao giờ lảng vảng nơi xó bếp. Chính vì thế, anh ta sẽ không san sẻ việc nhà với Quỳnh, mà tự cô cần sắp xếp xử lí cho chu toàn.
Thứ hai, anh ta chuẩn bị mua ô tô, vì bây giờ 2 người đã là vợ chồng, nhưng số tiền mua xe đó chẳng dính dáng chút nào tới Quỳnh nên cô phải kí giấy xác nhận đó là tài sản riêng của anh ta. Cô đừng nên tham thứ gì không phải của mình.
Thứ 3, về chi tiêu trong gia đình. Anh ta sẽ đưa cho cô 3 triệu/ tháng để tiêu pha, lo toan mọi chi phí. Sau này có con, số tiền ấy sẽ tăng lên 3,5 triệu. Vì bạn bè anh ta toàn góp như vậy, và những người vợ của họ luôn đủ tiêu, nên anh ta sẽ chỉ đưa như thế. Tất nhiên Quỳnh phải góp thêm vào, về cả tình và lý, anh ta đều không có trách nhiệm 1 mình cáng đáng hết, trong khi Quỳnh đi làm ra tiền.
"Anh đưa như vậy cũng phải đến 70% chi phí hàng tháng còn gì. Em là phụ nữ, ưu tiên hơn, chỉ cần góp 30%. Vậy là em quá sướng rồi. Nhiều gã chồng còn chẳng đưa cho vợ xu nào kia kìa! Còn lại tiền ai người đấy giữ, anh có đòi quản tiền của em đâu nên em cũng không có quyền quản tiền của anh", chồng Quỳnh nói như vậy.
Quỳnh choáng toàn tập. 3 triệu/ tháng có khi còn chẳng đủ cho 1 mình anh ta ăn uống ngày 3 bữa ấy chứ. Bởi anh ta có sống kham khổ được như những người dân lao động nghèo đâu. Vậy tiền điện, mạng, nước, và các khoản chi phí phát sinh khác, ai trả cho anh ta? Mà anh ta nói, từng ấy đủ 70% chi phí cả gia đình? Có con nhỏ thì thêm 500 nghìn đồng/ tháng? Số tiền ấy đủ 1 hộp sữa cho con, chưa nói ti tỉ thứ khác mà một đứa trẻ cần.
Ảnh minh họa
Lại còn việc nhà 100% là của đàn bà? Quỳnh càng nghĩ càng thấy bực dọc. Anh ta mang tiếng giỏi giang, đi làm lương cao ngần ấy, mà suy nghĩ còn quá khó ưa. Hoặc giả, anh ta cố tình làm vậy. Cái gì có lợi cho mình, phải bằng mọi giá giành được ấy.
"Cái ô tô, em sẽ làm như ý anh. Riêng việc nhà, nếu anh không san sẻ thì chúng ta thống nhất ăn cơm hàng. Chi tiêu hàng tháng, để cuối tháng tổng kết rồi cưa đôi. Em không cần được ưu tiên đâu, em thích công bằng, sòng phẳng", Quỳnh bỏ lại một câu rồi đi ngủ trước.
Mới cưới, những tưởng phải là những tháng ngày mật ngọt, nào ngờ chưa gì đã căng thẳng thế này. Giờ cô mới nhận ra, chẳng quan trọng họ giàu bao nhiêu, quan trọng họ vì mình đến mức nào ấy chứ. Chồng lương 40 triệu mà làm gì, thà rằng lương 10 triệu bằng cô mà lo hết cho gia đình còn hạnh phúc gấp vạn. Chẳng biết với người chồng lương cao này, cô sẽ sống thế nào trong tháng ngày hôn nhân tới đây?
Theo afamily.vn
Cách 'thả mà giữ' chồng của phụ nữ thông minh Hạnh phúc hay bất hạnh trong hôn nhân một phần cũng do người phụ nữ, người giữ "tay hòm chìa khóa" trong nhà. Người ta vẫn bảo "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm", chị em hãy học cách để giữ lửa hôn nhân cho mình nhé. Khi ngoại tình, người đàn ông thường có tâm lý tội lỗi nên một...