Đàn bà như nước
Về thăm quê, tôi tình cờ gặp người bạn cũ, ngày xưa cũng khá thân. Ngồi với nhau dưới tán dừa trốn nắng, vô tình hỏi về vợ bạn – cũng là bạn tôi.
Bạn im lặng, nhìn xa xăm, hồi lâu mới trả lời: ” Đàn bà mà luôn cau có, quát tháo, muốn hơn chồng thì sao yên ổn hả bà”. Tôi cũng lặng yên, thả mình theo ý nghĩ miên man về đàn bà. Đàn bà phải chăng như hồ như nước: mềm dẻo, linh hoạt, mát lành, nhưng cũng mạnh mẽ và nguy hiểm?
Tôi có đọc đâu đó một câu, đại loại là không ai nỡ đưa tay tát một gương mặt tươi cười. Hẳn thế, trước một khuôn mặt tươi cười, lời nói dễ nghe, ngôn ngữ uyển chuyển, liệu có cái gì là không tan chảy. Đàn bà không phải ai cũng được tạo hóa ưu ái cho một khuôn mặt xinh xắn. Nhưng sự dễ nói dễ cười như một đặc ân trời ban cho họ. Đó chính là sức mạnh lở đất lở đá, sức mạnh khuynh thành mà nhiều người thường bỏ quên.
Chuyện hồi đầu năm, con trai nhỏ của tôi đi học về, ủ rũ như cái bánh tráng nhúng nước. Hỏi mãi cậu bé mới kể: “Cô dạy Anh văn của con dạy 45 phút mà cả lớp con như mấy bạn trong phim Harry Potter – bị giám ngục Azkaban truy đuổi. Cô lườm lườm nhìn bọn con, không bao giờ nở một nụ cười. Ghê lắm!”.
Ảnh minh họa: Internet
Ngày họp phụ huynh, tôi gặp cô giáo, biết con không nói sai. Chỉ chào hỏi, nói chuyện dăm ba câu với cô mà tôi còn thấy căng thẳng. Tự an ủi mình, chắc cô muốn giữ thái độ trang nghiêm của một nhà giáo. Ở đâu đó, chắc cô sẽ cười bằng nụ cười rộng mở. Tôi thật sự sợ khi nghĩ đến một gương mặt phụ nữ ít nói ít cười, sợ cái không khí gia đình có người phụ nữ lúc nào cũng cau có hay lớn tiếng.
Cuộc sống vợ chồng thể nào chẳng có lúc cãi nhau vì bất đồng quan điểm, vì tâm trạng không tốt, công việc không thuận lợi… Tôi chưa từng thấy bất kỳ ai sống với ai mà không phát sinh mâu thuẫn, huống chi là vợ chồng có quá nhiều mối liên quan. Và đàn bà, bằng sức mạnh mềm dẻo của nước, luôn là người điều chỉnh bầu không khí trong gia đình. Hệt như chỉnh lửa bếp gas, nhiệt độ bếp điện khi nấu ăn vậy. Đàn ông không giỏi chuyện này.
Chính nụ cười, lời lẽ nhẹ nhàng, nhún nhường, thậm chí đánh trống lảng, ngơ ngơ của “đồ đàn bà” mà đôi khi dập được cả một đám cháy. Thường khi cãi vã hay mâu thuẫn, đặc biệt với vợ – người quá quen và thuộc về mình – đàn ông, do đặc điểm giới tính, thường không linh hoạt trong lời nói, ít chú ý đến cảm giác của vợ mà chỉ mong nhanh chóng xếp lại cuộc tranh luận để kịp cà phê với bạn, kịp xem trận bóng, bộ phim đang đến hồi gay cấn hoặc chỉ là để nghỉ ngơi.
Video đang HOT
Ảnh minh họa: Internet
Tôi lại nhớ ngày con trai còn nhỏ. Con thích chơi trò nặn đất sét. Mỗi màu đất sét được giữ riêng trong một cái hộp. Ngày nọ, đang lúi húi trong bếp, tôi nghe tiếng hét thất thanh của con. Tôi lao ra, thấy hai anh em mỗi đứa đứng một góc. Thằng anh – 7 tuổi – mặt đỏ phừng phừng, trong khi thằng em – 3 tuổi – mếu máo hoảng sợ, hai tay tuồn vô bụng giấu một vật to kềnh. Khi tôi dỗ được cậu em trình thứ con đang giấu ra thì cậu anh òa khóc. Những thanh đất sét đủ màu đã bị nhồi thành một cục.
Tôi không nhớ chính xác mình đã làm thế nào để xử “vụ án nghiêm trọng” đó. Chỉ nhớ mấy lời ngây thơ của con trẻ mà đã hơn 10 năm qua, thi thoảng tôi vẫn còn nghe văng vẳng: “Con muốn nó thành một cục bự. Gom lại hết mới bự được”. “Gom vậy sao anh nặn máy bay?”. “Thì anh tách ra đi”. “Tách gì được mà tách, còn màu nào ra màu nào đâu mà tách”. “Màu của em nó xấu thấy chưa, nâu nâu này, đen đen này”. ” Chỗ này chím chím (tím tím) đẹp này”…
Ảnh minh họa: Internet
Có cái gì như đời người trong lời con trẻ. Khi bước chân vào ngôi nhà hôn nhân, chúng ta khó lòng tránh khỏi cuộc nhào nặn để thành một khối – lẽ tất nhiên. Ta có khối nâu xám mờ mịt hay cam tím đều là do chính mình. Bản thể mỗi người phải hòa với người kia để tạo thành sắc màu riêng biệt cho hôn nhân của mình. Cuộc hôn nhân ấy có màu gì, mang hình hài ra sao, phần nhiều nằm trong tay đàn bà – những dòng nước mềm dẻo, linh hoạt, mát lành và mạnh mẽ vô song.
Đàn ông không nhiều người có khả năng lựa lời như đàn bà. Dừng hay tiếp tục, hòa hoãn êm đẹp hay bùng nổ thành cuộc “nội chiến” mà độ sát thương có thể bào mòn, phá hỏng cuộc hôn nhân đã gầy guộc qua năm tháng, phần lớn phụ thuộc vào đàn bà. Người xưa nói “đàn bà xây tổ ấm” là vì vậy.
Theo phunuvagiadinh.vn
Ham cháu trai, ba mẹ chồng tôi đón người tình của con trai về nuôi
Biết tôi khó chịu, mẹ chồng to nhỏ: "Giờ con sinh nở khó khăn thì phải ráng nhịn, đợi nó sinh xong rồi ba mẹ tính tiếp. Mẹ chỉ cần cháu thôi nên sẽ không để con phải thiệt thòi đâu".
Vợ chồng tôi lấy nhau được 3 năm và có một con gái 5 tháng tuổi. Gia đình chồng chỉ có mình anh là con trai. Cưới nhau xong, ba mẹ chồng xây nhà riêng cho chúng tôi ở ngay bên cạnh, còn cho vốn để mở cửa hàng bán đồ điện nước nên kinh tế ổn định.
Tôi mang thai vất vả mới sinh được con gái. Ảnh minh họa
Tuy nhiên về đường con cái, vợ chồng tôi khá trắc trở. Tôi có thai mấy lần đều hư do cơ địa khó giữ thai. Đến lần này, bác sĩ khuyên nên nằm yên một chỗ để nghỉ ngơi mới có cơ hội thành công.
Bởi thế, khi biết có tin vui, tôi nghỉ hoàn toàn việc ở cửa hàng để dưỡng thai. Thấy một mình chồng buôn bán vất vả, tôi đã tìm thuê người bán hàng phụ. Mới đăng tin lên Facebook hôm trước, hôm sau đã có khá nhiều người muốn thử việc. Trong đó có Ngân, ngày trước ở chung xóm trọ sinh viên với tôi.
Ngân kém tôi 3 tuổi, ra trường mà chưa xin được việc làm. Đã lâu không liên lạc nhưng thấy Ngân nhắn tin là tôi nhận ra ngay. Tôi nhớ Ngân là cô gái hiền lành, giản dị, thật thà nên có thể tin tưởng được. Dù sao người từng quen biết cũng yên tâm hơn là thuê người lạ. Bởi thế tôi không đắn đo khi chọn Ngân, coi như tạo cơ hội việc làm cho người bạn cũ.
Vì nhà xa nên tôi để Ngân ở lại cửa hàng luôn cho đỡ tốn tiền thuê trọ. Nhưng tôi không ngờ mình đã "nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà". Trong thời gian tôi mang thai và sinh con, chồng tôi đã có tình cảm qua lại với Ngân. Hai người nhiều lần ngủ với nhau ở cửa hàng cho đến ngày bị tôi bắt gặp. Chồng tôi giải thích do Ngân dụ dỗ và phần nữa anh đang ức chế vì kiêng cữ cho vợ nên mới sa vào mối quan hệ tội lỗi này.
Anh biết lỗi, xin tôi tha thứ và hứa sẽ không tái phạm. Vì con còn nhỏ nên tôi cũng muốn bỏ qua để giữ gia đình. Thêm nữa, chồng tôi vốn là người tốt, có trách nhiệm và yêu thương vợ con. Lẽ ra mọi chuyện đã được giải quyết êm đẹp sau khi tôi cho Ngân nghỉ việc.
Nhưng sau đó vài tuần, Ngân tìm đến nhà ba mẹ chồng tôi thông báo mình đang mang thai 14 tuần và siêu âm là con trai. Tôi ngã ngửa trước nước cờ cao tay của Ngân. Bởi trước khi cho nghỉ việc, tôi đã "đền bù" thêm ba tháng lương để cô ta tìm việc mới với lời hứa sẽ chấm dứt quan hệ với chồng tôi.
Ba mẹ chồng tôi nghe nói có cháu trai thì mừng khôn xiết. Vì khi tôi sinh được con gái, bác sĩ tiên lượng sẽ khó mang thai trở lại.
Trong khi chúng tôi đang rối bời chưa biết giải quyết ra sao thì ba mẹ chồng đã dẫn Ngân về nhà để nuôi cho tới khi sinh con. Khổ nỗi, nhà tôi ở ngay bên cạnh nhà ông bà nên rất bất tiện.
Hàng ngày ra vào chạm mặt Ngân, tôi thấy khó chịu vô cùng. Còn Ngân lúc nào cũng tỏ ra đáng thương, suốt ngày khóc lóc bảo trót dại nên giờ không muốn sống khiến ba mẹ chồng tôi thương tình, hết sức dỗ dành.
Ông bà cưng chiều Ngân như trứng mỏng với hy vọng cháu trai sinh ra khỏe mạnh. Ba chồng tôi còn định về quê nói chuyện với gia đình Ngân để xin lỗi và muốn nuôi cháu để Ngân làm lại cuộc đời. Trước mắt, mỗi tháng vợ chồng tôi phải chu cấp cho Ngân 3 triệu, tiền ăn uống đi lại ba mẹ chồng tôi lo.
Ngân ôm bụng bầu, cứ nhởn nhơ vui vẻ, ăn ở tự nhiên như con dâu trong nhà vì ba mẹ chồng tôi hết sức cưng chiều. Ảnh minh họa
Từ ngày ba mẹ chồng đón Ngân về, chồng tôi tránh mặt, ngủ luôn ở cửa hàng chứ không về nhà. Nhìn mẹ chồng chăm cho Ngân từng chút một từ nấu cháo bồi dưỡng, ép uống sữa bầu đến mua sắm quần áo, tôi ứa nước mắt. Bởi khi tôi mang bầu không được chăm sóc như thế.
Còn Ngân cứ nhởn nhơ vui vẻ, ăn ở tự nhiên như kiểu mình là dâu con trong nhà. Biết tôi khó chịu, mẹ chồng to nhỏ: "Giờ con sinh nở khó khăn thì phải ráng nhịn, đợi nó sinh xong rồi ba mẹ tính tiếp. Mẹ chỉ cần cháu thôi nên sẽ không để con phải thiệt thòi đâu".
Tôi cũng chẳng biết phải làm sao trong hoàn cảnh như thế. Không hiểu ba mẹ chồng tôi sẽ tính tiếp kiểu gì nếu cô ta cứ ăn dầm ở dề như thế. Khổ nhất là điều tiếng thiên hạ, mỗi lần ra đường mọi người lại xì xào chuyện tôi chịu cảnh chồng chung. Trong khi đó, chồng tôi không hề đả động đến Ngân, vẫn chăm lo cho vợ con đủ đầy, chỉ có ba mẹ chồng tôi sốt sắng chuyện có cháu trai nên chiều chuộng con dâu "hờ".
Dương Ngà
Theo phunuonline.com.vn
Đàn ông chỉ vũ phu khi đàn bà phũ miệng, nhưng khi đàn ông phũ tâm thì đừng trách đàn bà độc ác! Qua sông thì phải lụy đò, ly hôn ắt phải lụy tòa. Nhưng đò còn xuôi chèo mát mái chứ phiên tòa ly hôn chắc chắn không. Vậy nên cũng chẳng ngạc nhiên khi "cuộc ly hôn ngàn tỉ" mấy bữa nay lại dậy sóng đến vậy. Cuộc tranh luận giữa ông Vũ và bà Thảo trên phiên tòa ly hôn sóng gió...