Đắm thuyền chở người di cư ngoài khơi Italy làm 23 người thiệt mạng, mất tích
Lực lượng Hải quân Tunisia ngày 13/2 cho biết 1 người di cư đã thiệt mạng và 22 người khác mất tích sau khi con thuyền chở họ bị đắm trên biển Địa Trung Hải, ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy.
Chiếc thuyền chở người di cư bị đắm ơ ngoai khơi Tunisia được kéo vào gần thị trấn Amra của nước này ngày 13/10/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Lực lượng Hải quân Tunisia đã cứu được 25 người, bao gồm 6 phụ nữ. Tuy nhiên, thời tiết xấu đã làm gián đoạn công tác cứu hộ được triển khai quanh vị trí thuyền đắm cách đảo Lampedusa khoảng 100 km về phía Tây Bắc.
Những người di cư cho biết trên thuyền có 48 người. Họ xuất phát từ đêm 12/2 tại khu vực Sidi Mansour thuộc tỉnh Sfax của Tunisia.
Video đang HOT
Tunisia nằm cách lục địa châu Âu chỉ vài trăm km và từ lâu đã được coi là điểm khởi hành lý tưởng của những người di cư trái phép muốn tìm đến lục địa già. Theo số liệu của Cơ quan quản lý biên giới của Liên minh châu Âu (Frontex), số lượng người di cư từ Tunisia vượt biển vào châu Âu đang trên đà gia tăng trở lại trong năm qua.
Kẻ đâm chết ba người ở Pháp từng vượt biên trái phép
Brahim Aouissaoui, gốc Tunisia, vượt biên trái phép tới Pháp chỉ ít ngày trước khi thực hiện vụ đâm dao khiến ba người chết bên ngoài nhà thờ ở Nice.
Các công tố viên Pháp ngày 29/10 cho biết Aouissaoui, 21 tuổi, rời quê nhà Tunisia đến đảo Lampedusa, Italy, hôm 20/9 và ở trên tàu cách ly 14 ngày trước khi được chuyển tới thành phố Bari trên đất liền hôm 9/10.
Aouissaoui sau đó nhận được "phiếu xuất cảnh", yêu cầu phải rời Italy trong vòng 7 ngày. Tuy nhiên, giống nhiều người di dân khác, người này đã vượt biên trái phép tới Pháp sau đó.
Giới chức Pháp cho biết Aouissaoui không có bất kỳ giấy tờ tùy thân nào trên người khi bị cảnh sát bắt sau vụ đâm dao, nhưng mang theo một tài liệu ghi tên anh ta do Hội Chữ thập đỏ Italy cấp. Aouissaoui cũng chưa từng có bất kỳ đơn xin tị nạn nào ở Pháp.
Binh lính Pháp gần hiện trường vụ đâm dao ở thành phố Nice hôm 29/10. Ảnh: AFP.
Theo các thẩm phán Pháp, giả thuyết có thể xảy ra nhất là nghi phạm đã đến đảo Lampedusa bằng một con thuyền nhỏ. Cơ quan cảnh sát châu Âu Europol hồi đầu năm cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy các tổ chức khủng bố lợi dụng "di dân bất hợp pháp" một cách hệ thống để phục vụ mục đích tấn công châu Âu.
Tuy nhiên, các chuyên gia của Liên Hợp Quốc cho biết việc giới chức Cyprus bắt 9 người Syria, một người Ai Cập và một người Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng 5, đều liên quan tới các nhóm khủng bố, có thể cho thấy những kẻ khủng bố đang sử dụng những tuyến đường di cư bất hợp pháp để xâm nhập châu Âu.
Aouissaoui sáng 29/10 dùng dao tấn công nhiều người bên ngoài nhà thờ ở thành phố Nice, miền nam nước Pháp, khiến ba người thiệt mạng, trong đó ít nhất một người bị cắt cổ, và nhiều người bị thương. Nghi phạm liên tục hô "Allah Akbar" (đấng Allah vĩ đại) và đã bị cảnh sát bắt ngay sau vụ tấn công.
Vụ đâm dao xảy ra gần hai tuần sau khi thầy giáo Pháp Samuel Paty hôm 16/10 bị chặt đầu bên ngoài trường trung học Bois d'Aulne, sau khi cho học sinh xem tranh biếm họa về nhà tiên tri Mohammed. Nghi phạm Abdullakh Anzorov, 18 tuổi, khi ra tay với thầy giáo Paty cũng hô lớn "Allah Akbar".
Pháp luôn cảnh giác cao độ với các cuộc tấn công khủng bố kể từ sau vụ tấn công tòa soạn tạp chí trào phúng Charlie Hebdo hồi tháng 1/2015, khiến 12 người thiệt mạng. Một làn sóng tấn công của các phần tử cực đoan ở Pháp đã khiến hơn 250 người thiệt mạng kể từ năm 2015.
Làn sóng biểu tình phản đối Pháp và Tổng thống Emmanuel Macron gần đây lan rộng sau khi ông khiến nhiều quốc gia theo Hồi giáo tức giận vì ủng hộ xuất bản tranh biếm họa nhà tiên tri Mohammed, điều cấm kỵ đối với đạo Hồi.
Biến thể nCoV gây thảm họa y tế ở Brazil Biến thể nCoV mới tên P.1 đang khiến giới khoa học lo lắng về tốc độ lây nhiễm, khả năng gây bệnh nặng và lẩn trốn vaccine. Biến thể P.1 được phát hiện lần đầu ở hai du khách Nhật Bản đến Amazon vào đầu tháng 1 và đã lan ra 7 quốc gia. Các nhà khoa học lo ngại tốc độ lây...