Đám tang của chồng, vị sếp tổng mang đến thẻ ngân hàng 5 tỷ cùng lý do khiến tôi lặng người
Ngày người chồng hiền lành của tôi mất, có một người đàn ông được gọi là ’sếp tổng’ đến viếng thăm anh. Ông ta cầm thẻ ngân hàng 5 tỷ cùng lời đề nghị khiến tôi lặng người.
Tôi và chồng lấy nhau gần 10 năm, cuộc sống còn khó khăn nhưng với tôi thì đã hạnh phúc . Vì tôi lấy được người chồng hiền lành thương vợ con. Anh làm tài xế taxi, còn tôi thì ở nhà trông tiệm tạp hóa nho nhỏ.
Chồng tôi yêu nghề lắm. Mỗi ngày trở về nhà anh đều kể tôi nghe về những vị khách của mình, có người vui vẻ, có người nhăn nhó, cũng có người hùa theo những câu chuyện của anh. Tôi thấy chồng vui với công việc của mình mà cũng vui theo.
Chúng tôi có hai con trai, đều tới tuổi đi học. Chồng tôi làm lụng từ sáng sớm đến tận khuya, có khi tờ mờ sáng đã lái xe đi tìm khách. Anh nói muốn cho con học hành tới nơi tới chốn, không để lỡ dở mà khổ cực như cha mẹ nó. Tôi nghe lại càng thương chồng, cùng anh cố gắng cũng không thấy mệt.
Nhưng hạnh phúc đơn giản của tôi vậy mà cũng chóng tàn.
Nhưng hạnh phúc đơn giản của tôi vậy mà cũng chóng tàn – Ảnh minh họa: Internet
Một ngày cuối tuần, chồng tôi sáng hôm đó vẫn còn hôn vợ, ôm con trước khi đi làm. Vậy mà đến trưa tôi đã nghe tin anh bị tan nạn giao thông. Tim tôi như ngừng đập, sợ hãi lao vào bệnh viện.
Lúc tôi gặp chồng thì anh chẳng còn tỉnh táo để nhận ra vợ. Tôi chỉ thấy bác sĩ đưa tờ đơn có chữ ký của chồng tôi. Trước khi chìm vào hôn mê, vì biết mình không thể sống, anh muốn hiến nội tạng của mình. Anh cũng chỉ có thể nhờ cô y tá nhắn tới vợ con một câu: “Anh xin lỗi”.
Video đang HOT
Tôi lúc đó không còn biết gì ngoài việc khóc nức nở, đến giây phút nói lời cuối với chồng cũng không thể. Chồng tôi cứ nằm ngủ như thế mà rời xa mẹ con tôi.
Chồng tôi cứ nằm ngủ như thế mà rời xa mẹ con tôi – Ảnh minh họa: Internet
Ngày làm đám cho chồng, tôi như người mất hồn, mắt ráo hoảnh cạn hết nước mắt. Biến cố đến quá bất ngờ, tôi đến nằm mơ cũng chưa từng thấy qua cơn ác mộng đáng sợ như thế.
Trong lúc mẹ con tôi đang thẫn thờ bên linh cửu của chồng thì có một người đàn ông lạ mặt được những người đi bên cạnh gọi là “sếp tổng” tìm đến. Ông ta dù đang đi nạng nhưng vẫn nổi bật với bộ đồ sang trọng, khuôn mặt đượm buồn nhìn di ảnh của chồng tôi.
Khi thăm viếng chồng tôi xong, ông ta đưa tôi một thẻ ngân hàng 5 tỷ cùng những lời nói khiến tôi lặng người. Con trai của ông ấy bị bệnh tim, đã tốn nhiều thời gian tìm được quả tim phù hợp. Không ngờ tim của chồng tôi lại hoàn toàn phù hợp với cơ thể của cậu bé đó. Biết tin chồng tôi qua đời vì tai nạn bỏ lại vợ con, ông ấy muốn đến thăm viếng.
Ông ấy nói 5 tỷ vẫn không đủ để trả giá cho nghĩa cử đẹp đẽ đó. Ông ấy chỉ muốn chồng tôi khi mất có thể yên tâm rằng vợ con sẽ sống tốt hơn, không khổ sở – Ảnh minh họa: Internet
Người đàn ông ấy còn nói, có những cử chỉ đẹp không phải cứ có tiền là có thể báo đáp được. Chồng tôi trước khi mất chỉ muốn lưu lại một điều đẹp đẽ trên đời này và điều đó đã cứu sống một đứa trẻ có thể chết bất cứ lúc nào. Ông ấy nói 5 tỷ vẫn không đủ để trả giá cho nghĩa cử đẹp đẽ đó. Ông ấy chỉ muốn chồng tôi khi mất có thể yên tâm rằng vợ con có thể sống tốt hơn, không khổ sở.
Tôi lướt mắt qua di ảnh của chồng, đến khuôn mặt đầy nước mắt của con trai, rồi cuối cùng là chiếc thẻ ngân hàng kia. Tim tôi càng đau thắt, đến bao giờ tôi mới có thể nguôi ngoai?
Dân thành thị mua hàng tạp hóa và chợ nhiều hơn siêu thị
Dù các kênh mua sắm trực tuyến và siêu thị, đại siêu thị ghi nhận tăng trưởng ấn tượng, tạp hóa và chợ vẫn chiếm phần lớn thị phần ở 4 thành phố chính của Việt Nam.
Đây là kết quả khảo sát được hãng nghiên cứu thị trường Kantar ghi nhận từ ngày 26/1-19/4 tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Theo đó, tiệm tạp hóa và chợ lần lượt chiếm 61,1% và 12,2% thị phần mua sắm các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Dù đã sụt giảm 2,6% và 0,3% so với cùng kỳ 2019, đây vẫn là 2 kênh mua sắm được chọn lựa nhiều nhất của người dân 4 TP lớn này.
Bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc phát triển kinh doanh của Kantar Việt Nam, Worldpanel, nhận định, động lực tăng trưởng chính của những kênh này là sự gia tăng độ lớn của giỏ hàng.
Khoản chi tiêu trung bình khi mua sắm ở chợ và tạp hóa tăng 27% và 17% so với cùng kỳ năm trước, trong khi các loại hình siêu thị, cửa hàng tiện lợi chỉ tăng 10-14%. Thậm chí, số tiền trung bình cho một lần mua sắm trực tuyến còn giảm 1% trong 12 tuần đầu tiên xuất hiện Covid-19.
Tạp hóa và chợ là các kênh mua sắm hàng ngày chiếm thị phần chính ở 4 TP lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên, siêu thị, đại siêu thị và các kênh mới nổi gồm siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và thương mại điện tử tỏ ra tăng trưởng ấn tượng trong đại dịch, với thị phần cao hơn 0,4-1,8% so với năm ngoái.
Trong đó, Big C, VinMart và các chuỗi bán lẻ thuộc Saigon Co.op là 3 hệ thống siêu thị, đại siêu thị tăng trưởng mạnh nhất về lượng giao dịch. Tốc độ tăng trưởng lần lượt là 67%, 30% và 16%. Ở kênh siêu thị mini, VinMart và Bách Hóa Xanh lại ghi dấu ấn với đà tăng trên 70% so với thời điểm trước dịch.
Ông Lê Hoàng Long - Quản lý bộ phận tư vấn chuỗi bán lẻ của Nielsen Việt Nam cho rằng các kênh bán lẻ hiện đại gồm siêu thị, đại siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng chuyên doanh còn rất nhiều tiềm năng để khai phá.
"Nhiều năm gần đây, tốc độ tăng trưởng của ngành hàng FMCG trong kênh hiện đại đều ở mức 2 chữ số, trong khi kênh tạp hóa truyền thống thường xuyên dưới ngưỡng 5%. Các kênh hiện đại cũng còn rất nhiều dư địa phát triển khi tỷ trọng doanh thu của FMCG trong kênh này còn ở mức thấp, dưới 20%, trong khi nhiều nước khu vực đã đạt gần 50%", ông lý giải.
Chia sẻ với Zing, ông đánh giá mỗi kênh có vai trò khác nhau. Khảo sát của Nielsen Việt Nam chỉ ra lý do hàng đầu của người dân khi đi siêu thị, đại siêu thị là tích trữ nhu yếu phẩm định kỳ và kết hợp ăn uống, vui chơi. Trong khi đó, siêu thị mini giúp họ chuẩn bị bữa ăn hàng ngày nhờ thực phẩm tươi sống và lượng cửa hàng rộng khắp.
Bên cạnh đó, người dân mua sắm tại cửa hàng tiện lợi trong quá trình di chuyển, làm việc ngoài đường, hoặc khi có nhu cầu khẩn cấp, còn những cửa hàng chuyên doanh hút khách nhờ sự đa dạng hàng hóa đặc thù và tính tiện lợi. "Siêu thị chiếm ưu thế về lượng chi tiêu của người dân nhưng những kênh mô hình nhỏ chiếm ưu thế về tần suất mua sắm", ông Hoàng Long cho biết.
Nói về tình hình mua hàng trực tuyến hậu Covid-19, các chuyên gia từ Kantar và Nielsen Việt Nam đều nhận thấy xu hướng tăng trưởng. Nghiên cứu của Kantar cho thấy Facebook và Shopee, 2 nền tảng TMĐT phát triển ấn tượng nhất trong giai đoạn dịch bệnh vừa qua, có số lượt mua sắm lần lượt tăng 126% và 102% so với cùng kỳ năm 2019.
Tuy nhiên, theo ông Lê Hoàng Long, kênh trực tuyến sẽ tồn tại song song chứ khó thay thế hoàn toàn các điểm bán trực tiếp. "Khi đang đi đường và cần mua 1 chai nước, người dân sẽ mua ở tạp hóa hoặc cửa hàng tiện lợi. Một số sản phẩm cần lựa chọn hoặc dùng trong ngày như thực phẩm tươi sống, người dân cũng thường ưu tiên mua trực tiếp hơn", ông dẫn chứng.
Do đó, đại diện Nielsen Việt Nam dự báo sẽ có nhiều "cú bắt tay" giữa những nhà bán lẻ trực tuyến và trực tiếp để tạo ra hệ sinh thái đa kênh, tiếp cận đến nhiều khách hàng hơn và gia tăng trải nghiệm mua sắm mọi thứ, mọi lúc, mọi nơi.
Con đã lớn rồi mẹ ơi! Hồi nhỏ, có đôi khi con đã ước mình được sinh ra trong một gia đình khác. Mỗi lần đi tạp hóa, có thể thích cái gì là bảo mẹ mua cho cái đó để ăn, không cần phải đắn đo liếc nhìn mẹ, không cần nhẩm tính xem mua thứ ấy về thì hết bao tiền. Mẹ và con gái (ảnh minh...