Đàm phán TPP thất bại vì sữa, ô tô và sở hữu trí tuệ
12 nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã không đạt được thỏa thuận nào do bùng phát mâu thuẫn về tự do thương mại giữa Nhật và Bắc Mỹ, những vấn đề về ngành sữa của New Zealand và giai đoạn độc quyền đối với các loại dược phẩm thế hệ tiếp theo.
Sau khi kết thúc cuộc họp ngày 31-7 tại đảo Maui-Hawaii (giờ địa phương), các Bộ trưởng thương mại của 12 quốc gia hiện đang nắm đến 40% nền kinh tế thế giới đã không thể đạt được những thỏa thuận quan trọng nhất.
Bộ trưởng thương mại New Zealand cho hay: “Những trở ngại đã được dẹp bỏ phần nào trong cuộc đối thoại lần này theo cách mà tôi phải nói là khả quan hơn rất nhiều so với tất cả các cuộc gặp cấp bộ trưởng mà chúng tôi từng tổ chức trước đây, nhưng bạn có thể thấy rõ ràng có 2 vấn đề lớn và một trong đó là vấn đề ngành sữa của chúng tôi”.
Bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia đàm phán TPP hôm 31-7 ở Hawaii. Ảnh: Reuters
Ông John Wilson, chủ tịch của tập đoàn xuất khẩu sữa lớn nhất thế giới Fonterra của New Zealand cũng có mặt tại buổi dàm phán từ hôm 30-7. Nhưng phía New Zealand khẳng định họ sẽ không ủng hộ một hiệp định không cho phép “mở cửa” các thị trường sữa, chủ yếu là thị trường xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, Canada và Mexico.
Ngoài vấn đề sữa của New Zealand, một số vấn đề mấu chốt trong cuộc đàm phán vẫn chưa đạt được thỏa thuận quan trọng sau 4 ngày thảo luận dẫn đến đàm phán đổ vỡ. Các bộ trưởng vẫn chưa thỏa thuận được về thời hạn bảo mật những dữ liệu dùng để phát triển các dược phẩm sinh học.
Đây là một trong những bất đồng lớn nhất về quyền sở hữu trí tuệ của vòng đàm phán TPP. Mỹ mong muốn thời hạn bảo mật thông tin dược phẩm là 12 năm nhưng Úc lại yêu cầu chỉ 5 năm. Ngoài ra, các bên tham gia đàm phán cũng đề xuất 7 hoặc 8 năm để dàn hòa giữa 2 bên, nhưng cuối cùng lại không thỏa thuận được. Nguồn tin từ một quốc gia có tham gia đàm phán cho hay: “Gần như Mỹ đơn độc ở một phía vấn đề, còn tất cả các quốc gia khác lại về phía kia. Cả 2 phía đều xem đây là vấn đề then chốt nhưng vẫn không đạt được thỏa thuận chung”.
Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa Nhật và Bắc Mỹ về vấn đề tự do thương mại cũng là trở ngại lớn với đàm phán TPP. Mỹ và Nhật đã đồng ý phần lớn điều khoản về xuất xứ của mặt hàng ô tô, trong đó hai bên đồng ý quyết định nếu ô tô có xuất xứ từ khu vực tự do thương mại thì sẽ không phải chịu thuế. Tuy nhiên, Nhật và Mỹ lại không có được sự đồng thuận từ Canada và Mexico, hai quốc gia có quan hệ mật thiết với Mỹ trong ngành công nghiệp ô tô.
Bộ trưởng kinh tế Nhật Akira Amari và Đại diện thương mại Mỹ Michael Fromam tại bàn đàm phán. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng thương mại Mexico Ildefonso Guajardo nói rằng Mexico là nước xuất khẩu ô tô đứng thứ tư thế giới nên ông không phải đưa ra bất kỳ lời xin lỗi nào về việc đứng ra phát biểu cho đất nước mình. Ngoài ra, các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản cũng nhập khẩu nhiều linh kiện từ Thái Lan, mà Thái Lan lại không phải thành viên tham gia TPP nên các quy định quá khắt khe về ngành ô tô cũng sẽ khiến các nước tham gia dây chuyền sản xuất không hài lòng.
Video đang HOT
Không những vậy, Úc cũng đã tuyên bố sẽ không ký vào thỏa thuận TPP lần này. Phát ngôn viên của Bộ trưởng thương mại Úc Andrew Robb xác nhận với hãng thông tấn AAP: “Úc đã đạt được nhiều bước tiến tuyệt vời nhưng không may là một số vấn đề khó khăn vẫn không được giải quyết”.
Thất bại của vòng đàm phán TPP mới nhất này bị xem là bước lùi đối với Tổng thống Barack Obama bởi đây được xem là cơ hội để Mỹ gia tăng ảnh hưởng kinh tế lên châu Á và tạo thế cân bằng với Trung Quốc về tầm ảnh hưởng tại khu vực này.
Đàm phán TPP 4 ngày qua đã thu hút đến 650 nhà đàm phán, 150 nhà báo và hàng trăm cổ đông bởi đây được xem là cơ hội cuối cùng để đạt thỏa thuận đúng thời hạn để trình Quốc hội Mỹ thông qua trong năm nay trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016.
N.Thương (theo Reuters, AAP)
Theo_Người lao động
Vì sao TPP chưa về đích?
Bộ trưởng thương mại 12 quốc gia tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã họp lần thứ 5, từ 28/7 đến 31/7, tại Hawaii (Mỹ). Trả lời báo chí quốc tế về kết quả cuộc họp, các nhà đàm phán cho biết đã "đạt được những tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận cuối cùng và hoàn chỉnh". Mục tiêu cán đích như kỳ vọng đã không đạt được, khiến dư luận đặt câu hỏi vì sao?
Đàm phán TPP kết thúc mà chưa thể đạt được sự đồng thuận như kỳ vọng (Ảnh: AP)
Tiến triển đáng kể...
TPP được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam.
Các vấn đề được nêu ra trong hiệp định gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp.
Những vấn đề nhạy cảm và khó khăn nhất trong đàm phán là: "làm thế nào để các nước có thể xuất khẩu nhiều gạo hơn vào Nhật Bản, xuất khẩu nhiều đường hơn vào Mỹ, tham gia sâu rộng hơn vào thị trường sữa Canada, và mở rộng bảo hộ sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực dược phẩm?".
Đại diện Thương mại Mỹ, Froman - Chủ trì cuộc họp báo, tuyên bố với tinh thần đàm phán tích cực, 12 nước tham gia TPP đã "đạt được những tiến triển đáng kể, nhưng vẫn chưa thể đi đến một thỏa thuận cuối cùng và hoàn chỉnh".
Ông Froman cho biết, một danh sách dài các vấn đề được đặt lên bàn đàm phán và phần lớn trong số đó đã đi đến thống nhất giữa các bên. Một bước tiến quan trọng trong lần họp này là các bên đều đồng ý về nguyên tắc các vấn đề liên quan tới bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Ông Froman còn lạc quan và "tự tin hơn bao giờ hết rằng ký kết TPP là việc trong tầm tay", và các nhà đàm phán cũng sẽ tiếp tục các cuộc nói chuyện để đạt được mục tiêu này.
Các Bộ trưởng cũng khẳng định các tiến bộ đạt được trong tuần này phản ánh cam kết lâu dài nhằm mang lại một hiệp định TPP đầy tham vọng, toàn diện và tiêu chuẩn cao sẽ giúp cho việc làm và tăng trưởng kinh tế trên toàn khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Ghi nhận những kết quả của Hội nghị vừa kết thúc hôm thứ Sáu ở Hawaii, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông Osius cho rằng, việc tham gia vào TPP sẽ giúp Việt Nam đạt được mục tiêu hội nhập quốc tế toàn diện.
Ông Osius nói: "Trong tất cả các nước thành viên, Việt Nam ở vị thế được hưởng lợi nhiều nhất". Nhận xét của Đại sứ Mỹ là phù hợp với kết luận của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson: "Việc Việt Nam tham gia TPP sẽ thúc đẩy GDP tăng trưởng đáng kể".
Nhưng vẫn còn khó khăn...
Một số vấn đề chưa được giải quyết như: mở cửa thị trường sữa tại Canada, đường tại Mỹ và gạo tại Nhật Bản. Riêng yêu cầu của New Zealand về vấn đề các sản phẩm từ sữa được đánh giá là rất thách thức.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Thương mại New Zealand - Groser cho biết: "Chúng tôi sẽ không bị đẩy ra khỏi thỏa thuận này, khi mà các nước đã đồng ý tự do hóa thị trường và cũng như đã có những nhượng bộ đáng kể".
Nếu như các hiệp định thương mại trước đây thường tập trung nhiều vào vấn đề giảm thuế để gia tăng hàng hóa thâm nhập thị trường các nước với giá rẻ hơn, thì TPP lại quan tâm nhiều hơn và mong muốn thiết lập nguyên tắc giúp các nhà kinh doanh buôn bán hàng hóa và dịch vụ dễ dàng hơn.
Được biết ngày 31/7, Malaysia và Việt Nam vẫn chưa nhất trí với các nước còn lại về việc mở cửa cho nhà thầu nước ngoài cung cấp hàng hóa cho Chính phủ, đưa doanh nghiệp nhà nước vào khu vực tư nhân và áp dụng các biện pháp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngặt nghèo trong lĩnh vực dược phẩm.
Thứ trưởng Công Thương Việt Nam Cao Quốc Hưng xác nhận một số thoả thuận về vấn đề lao động cũng chưa được thông suốt, song Việt Nam và các nước vẫn đang tiếp tục đàm phán để tìm được tiếng nói chung.
Những dấu hiệu khó khăn xuất hiện vào ngày thứ 4 của cuộc đàm phán đã khiến không đạt được thỏa thuận cuối cùng như mục tiêu kỳ vọng. Bất đồng về lĩnh vực ô tô và sữa cũng vẫn chưa thể được giải quyết tận gốc.
Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề quan trọng như bảo hộ sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước đã gần đạt được thống nhất, vì vậy các nhà đàm phán sẽ không mất thêm nhiều thời gian để kết thúc phần việc còn lại cho các cuộc họp tiếp theo khi được khởi động lại.
Và có thể cơ hội bị bỏ lỡ...
Vòng đàm phán lần thứ 5 được coi là cơ hội cuối cùng để các bên tiến tới thỏa thuận. Nếu bỏ lỡ, các nước có thể phải chờ đến sau bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2017 mới có thể ký được TPP.
Theo giới quan sát, vòng đàm phán giữa các bộ trưởng lần này được kỳ vọng rất cao, khi đại điện các nước đều tỏ ra lạc quan. Mỹ và Nhật Bản - đã gần như giải quyết được các vấn đề lâu nay về hai vấn đề nhạy cảm nhất là nông sản và ô tô.
Hồi tháng trước, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua Quyền đàm phán nhanh (TPA). Việc này sẽ giúp Tổng thống Mỹ - Barrack Obama xúc tiến đàm phán với 11 quốc gia còn lại trong TPP.
Tuy nhiên, sau hơn 4 ngày họp các Bộ trưởng thương mại 12 nước tham gia TPP chỉ đưa ra thông báo khiêm tốn rằng: "đã đạt được tiến bộ đáng kể và sẽ tiếp tục làm việc về giải quyết một số lượng hạn chế các vấn đề còn lại".
Mặc dù hội nghị đã kéo dài thêm gần 3 giờ đồng hồ, nhưng trong quá trình đàm phán lại nảy sinh nhiều vấn đề, mỗi quốc gia đều đưa ra những điều kiện riêng để xem xét và đòi hỏi sự nhượng bộ lẫn nhau... khiến không đạt được mục tiêu kết thúc đàm phán TPP.
Khi được hỏi về thời gian dự kiến tổ chức phiên họp sắp tới và kỳ vọng của các nước, ông Froman trưởng đoàn đàm phán Mỹ cho biết, sẽ tiếp tục đàm phán, kể cả song phương, về các vấn đề còn bế tắc. Tuy nhiên, các bên vẫn chưa sắp xếp được thời gian cụ thể.
Vì thế, giới quan sát và dư luận cho rằng, việc TPP cán đích trong năm 2015 vẫn còn đang ở phía trước.
Nguyễn Nhâm
Theo Dantri
Đàm phán mới về TPP Nhật-Mỹ vẫn còn bất đồng Ngày 5/3 Nhật Bản và Mỹ bắt đầu vòng đàm phán tiếp theo liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa hai nước. Vòng đàm phán này diễn trong vòng 1 tháng tại Tokyo, khởi động cho Hội nghị Trưởng đoàn đàm phán TPP của 12 nước thành viên diễn ra vào tuần tới tại Hawaii, Mỹ. Đại...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung đột Hamas Israel: Tín hiệu tích cực về viện trợ cho Dải Gaza

Cháy rừng lan rộng ở Canada làm 2 người thiệt mạng, hàng nghìn người phải sơ tán

Ukraine sẵn sàng đàm phán với Nga dưới 'bất kỳ hình thức nào'

Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC ở Hàn Quốc

Cờ đỏ sao vàng thắm đỏ những ngọn núi Iztapalapa

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?

Giới chức Mỹ bất ngờ khi Tổng thống Trump bỏ trừng phạt Syria

Trung Quốc và Nga kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng Biển Đỏ

Thủ tướng Malaysia nói Nga sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17
Có thể bạn quan tâm

G-Dragon lần đầu nhắc đến T.O.P sau gần 1 thập kỷ, cơ hội tái hợp đến gần?
Nhạc quốc tế
17:42:42 15/05/2025
Triệu Đức Dận 'ngưu ma vương' của Triệu Lệ Dĩnh, lộ quá khứ bán chất cấm?
Sao châu á
17:42:08 15/05/2025
Soi đoạn video 1 phút 37 giây Wren Evans nhảy cùng nữ dancer trong drama "cắm sừng", các thám tử mạng phán đoán "nơi tình yêu bắt đầu"
Nhạc việt
17:38:46 15/05/2025
Phúc thẩm Lưu Bình Nhưỡng, Lê Thanh Vân phiên tòa căng thẳng quyết định số phận!
Pháp luật
17:35:11 15/05/2025
Thông tin chính thức mới nhất liên quan đến Hoa hậu Thuỳ Tiên
Sao việt
17:21:42 15/05/2025
Bàn chân voi: Kẻ hủy diệt vô hình, 5 phút cướp mạng, vạn năm không dám bén mảng!
Netizen
17:17:40 15/05/2025
Miss World: Ý Nhi điểm yếu chí mạng, thua trông thấy, 1 người đẹp lộ tham vọng?
Tv show
16:56:29 15/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 5 món ngon nhìn cực mát mắt
Ẩm thực
16:45:46 15/05/2025
Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm
Lạ vui
16:18:06 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025