Đàm phán TPP tái khởi động tại Singapore
Vòng đàm phán thứ 21 Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) khai mạc chiều nay 22.2 tại Singapore sau khi kế hoạch hoàn tất vào cuối năm ngoái không đạt được.
Vòng đàm phán TPP cấp bộ trưởng diễn ra từ 22-25.2 tại Singapore dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Công thương nước chủ nhà Lim Hng Kiang và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman – Ảnh: Thục Minh
Hãng tin Kyodo trích lời ông Akira Amari, Bộ trưởng phụ trách đàm phán TPP của Nhật Bản, cho hay ngay khi đến Singapore rằng vòng đàm phán cấp bộ trưởng lần này chưa thể là cuối cùng bởi còn “nhiều trở ngại lớn”.
Hồi tháng 12.2013, vòng đàm phán thứ 20 cũng diễn ra tại Singapore với mục tiêu hoàn tất quá trình thương thảo bắt đầu từ tháng 3.2010, nhưng đã không đạt được như mong đợi.
Trước khi khai mạc vòng họp cấp bộ trưởng chiều nay, trong 5 ngày từ 17-21.2, vòng họp cấp trưởng đoàn đàm phán và các nhóm chuyên gia tại Singapore cũng “đạt được rất ít tiến bộ trong những vấn đề gai góc”, Kyodo cho biết.
Tại đó, bên cạnh các phiên họp đại thể, từng quốc gia TPP đã họp song phương với mỗi quốc gia còn lại để cố lấp những khoảng cách.
Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng (bìa trái) tại phiên khai mạc -Ảnh: Thục Minh
Một số “khoảng cách” đáng kể gồm Nhật Bản – quốc gia mới quyết định tham gia đàm phán TPP hồi năm 2013 – chưa muốn mở cửa ngành nông nghiệp, hay một số quốc gia khác chưa muốn cải cách các doanh nghiệp nhà nước.
Video đang HOT
Đại diện thương mại và cũng là trưởng đoàn đàm phán Mỹ Michael Froman nói tại Washington hôm 20.2 rằng vấn đề thuế quan đối với 5 sản phẩm nông nghiệp mà Nhật Bản muốn duy trì – gồm gạo, lúa mì, thịt bò và thịt heo, sản phẩm bơ sữa và đường – sẽ là các trọng tâm của vòng đàm phán cấp bộ trưởng kéo dài từ 22-25.2 này.
Chủ trì đàm phán là Bộ trưởng Công thương Singapore Lim Hng Kiang và ông Michael Froman.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu; trong khi Thứ trưởng Trần Quốc Khánh là trưởng nhóm đàm phán TPP.
Đài Loan “rất muốn tham gia”
TPP – do Mỹ khởi xướng và dẫn dắt – hiện tại có 12 quốc gia hai bờ Thái Bình Dương với tổng dân số 790 triệu người tham gia, gồm Úc, Brunei, Chile, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam.
Với tổng giá trị kinh tế đầu ra khoảng 28.000 tỉ USD năm 2012, TPP được kỳ vọng sẽ dẫn tới một Khu vực Thương mại tự do châu Á-Thái Bình Dương và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Tuy nhiên, sự vắng mặt của 3 nền kinh tế châu Á đáng kể là Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan khiến một số chuyên gia đặt vấn đề về tính toàn diện của Hiệp định này.
Bộ trưởng Công thương Lim Hng Kiang nói trước Quốc hội Singapore hôm 21.2 rằng bất kì quốc gia thành viên nào của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (APEC) – gồm cả 3 nước và vùng lãnh thổ nói trên – cũng có thể tham gia TPP, sau khi đàm phán song phương và nhận được sự chấp thuận của từng quốc gia TPP hiện nay.
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long trong một bài trả lời phỏng vấn báo Trung Quốc gần đây cũng gợi ý muốn Bắc Kinh tham gia TPP.
Trong khi đó, một chuyên gia Đài Loan (không muốn nêu tên) cho Thanh Niên Online biết Đài Bắc “rất muốn tham gia” TPP để “hạn chế ảnh hưởng của Bắc Kinh”.
“Mỹ đã từng cho biết sẽ hỗ trợ Đài Loan tham gia TPP trong năm nay”, vị này cho biết.
Vai trò “đầu kéo” của Mỹ
Theo các nhà bình luận, trừ khi Tổng thống Mỹ Barack Obama có thể ban hành một quy chế nhanh cho TPP, các quốc gia thành viên sẽ vẫn thiếu hào hứng đồng thuận trước những vấn đề khó khăn.
Tổng thống Obama chỉ có thể làm được điều này khi được Quốc hội Mỹ chấp nhận.
Được biết, ông Froman có “phát tín hiệu” rằng Quốc hội Mỹ “nhiều khả năng” chấp nhận điều này.
Khi có quy chế nhanh, Tổng thống Obama có thể yêu cầu Quốc hội chuẩn thuận ngay bản thỏa thuận sau khi thương thảo hoàn tất mà không cần phải sửa chữa.
Theo TNO
Việt Nam, Mỹ ký tắt hiệp định về nhiên liệu hạt nhân
Bên lề Thượng đỉnh ASEAN thứ 23 tại Brunei, sáng 10.10, Việt Nam và Mỹ đã ký tắt hiệp định về sử dụng nguyên liệu hạt nhân vì mục đích hòa bình.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry (bìa trái) dự Thượng đỉnh Đông Á sau khi hội đàm song phương
Lễ ký tắt do Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thực hiện.
Báo Wall Street Journal trích lời các quan chức Mỹ cho biết Mỹ sẽ bán công nghệ và nhiên liệu hạt nhân cho Việt Nam để phục vụ cho nhà máy điện hạt nhân mà Việt Nam đang có kế hoạch xây dựng.
Báo này cũng cho biết ban đầu Việt Nam dự tính sẽ mua nhiên liệu hạt nhân từ những nhà cung cấp quốc tế.
"Tuy nhiên, được biết trong thỏa thuận với Mỹ, Việt Nam giữ quyền tự phát triển năng lực của mình trong lĩnh vực này về sau, có thể là tự làm giàu uranium hoặc tái xử lý nhiên liệu từ các lò đã qua sử dụng", báo này cho biết thêm.
Một cán bộ Vụ báo chí (Bộ Ngoại giao Việt Nam) cho Thanh Niên Online hay việc ký tắt chỉ là bước đầu tiên nên chưa có thông tin cụ thể.
Cũng trong sáng nay, Ngoại trưởng John Kerry đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trước khi cả hai cùng tham dự Thượng đỉnh Đông Á (EAS) lần thứ 8.
Ông Kerry có mặt tại Thượng đỉnh ASEAN thay cho Tổng thống Mỹ Barack Obama, người đang "mắc kẹt" ở Washington vì các bế tắc trong vấn đề ngân sách.
EAS gồm 10 quốc gia ASEAN và 8 đối tác đối thoại gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Mỹ và Nga.
Nguyên thủ 16 quốc gia có mặt tại sự kiện này.
Ngoài ông Obama, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng không có mặt. Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đại diện cho ông Putin.
Trước đó, đầu buổi sáng 10.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp song phương với Thủ tướng Úc Tony Abbott, sau đó dự Thượng đỉnh ASEAN 3 cùng các lãnh đạo ASEAN và 3 nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.
Theo TNO
Temasek Holdings muốn bán cổ phần 3,1 tỉ USD trong Shin Corp Quỹ đầu tư nhà nước Singapore Temasek Holdings đang tìm cách bán cổ phần trong tập đoàn viễn thông Shin Corp của cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Quỹ đầu tư nhà nước Singapore Temasek Holdings đang tìm cách bán cổ phần trong tập đoàn viễn thông Shin Corp (Thái Lan) cho "người nhà" Singtel (Ảnh: Straits Times) Hãng tin Reuters hôm...