Đàm phán hạt nhân Iran bước vào tuần làm việc nước rút
Giới quan sát cho rằng, rất khó để các bên có thể đạt được thỏa thuận cuối cùng trước thời hạn chót vì bất đồng hiện vẫn còn rất lớn.
Cuộc đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (gồm 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) hôm nay (14/7) bước vào tuần làm việc nước rút nhằm đạt được một thỏa thuận cuối cùng, hướng tới chấm dứt hàng thập kỷ căng thẳng liên quan tới chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran. Tuy nhiên, dù thời hạn chót 20/7 đang tới gần, song khoảng cách về lập trường giữa các bên vẫn còn khá lớn.
Một vòng đàm phán hạt nhân giữa Iran và nhóm P5 1 (Ảnh: Reuters)
Ngày 13/7, các nhà ngoại giao Mỹ, Anh, Đức và Pháp đã có mặt tại thành phố Vienna (Áo) để tham gia một loạt cuộc gặp song phương và ba bên, trong nỗ lực thu hẹp những bất đồng cơ bản với Iran. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, cả Iran và phương Tây đều tỏ ra không mấy lạc quan về khả năng đạt được một thỏa thuận cuối cùng.
Phát biểu sau khi rời phòng họp, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius và Ngoại trưởng Đức Frank- Walter Steimeier dù đánh giá các cuộc thảo luận là hữu ích, song đều tỏ ra không chắc chắn về khả năng đạt được một thỏa thuận toàn diện với Iran. Ngoại trưởng Đức Steimeier đã bày tỏ hy vọng, các bên liên quan, đặc biệt là Iran sẽ tận dụng khoảng thời gian ít ỏi còn lại để đưa ra những quyết định quan trọng.
Ông Steimeier nói: “Giờ là lúc Iran phải quyết định hợp tác với cộng đồng quốc tế hay muốn tiếp tục chịu sự cô lập. Tôi hy vọng, những ngày còn lại sẽ được sử dụng để Iran thể hiện quyết tâm lớn hơn và để các bên đi tới một thỏa thuận toàn diện. Quyết định thuộc về người Iran”.
Video đang HOT
Lâu nay, phương Tây vẫn luôn cho rằng, Iran đang tìm cách sở hữu vũ khí hạt nhân, bất chấp việc Iran nhiều lần khẳng định, chương trình hạt nhân của mình thuần túy vì mục đích hòa bình. Ngay trong phát biểu ngày hôm qua, Ngoại trưởng Iran Javad Zarif cũng một lần nữa khẳng định quyết tâm theo đuổi đàm phán nhằm làm sáng tỏ bản chất chương trình hạt nhân của nước này và hy vọng các bên có thể đạt được những bước tiến hữu ích.
Ông Zarif nói: “Chúng tôi đang cố gắng tìm ra hướng đi nhằm lấp đầy những khoảng cách, thu hẹp bất đồng giữa các bên và nói đúng hơn là nỗ lực nhằm tìm ra con đường tốt nhất để giải quyết các vấn đề. Tất cả các bên đã thể hiện quyết tâm của mình bằng việc có mặt tại đây và điều quan trọng là cần phải biến quyết tâm thành hành động. Phái đoàn Iran đã sẵn sàng cho các cuộc làm việc tích cực trong 7 ngày cuối này nhằm đạt được một thỏa thuận đáp ứng được mong muốn của tất cả các bên”.
Theo thỏa thuận sơ bộ đạt được tại Geneva hồi cuối năm ngoái, Iran sẽ tạm ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi trong vòng 6 tháng để nhận được sự nới lỏng các biện pháp trừng phạt của phương Tây. Thỏa thuận cũng nêu rõ, đàm phán có thể kéo dài qua giai đoạn 6 tháng, tức là sau ngày 20/7 nếu các bên không đạt được sự nhất trí. Tuy nhiên, dường như đây là khả năng mà không bên nào mong muốn, bởi kéo dài đàm phán cũng đồng nghĩa với cơ hội chấm dứt những căng thẳng kéo dài hàng thập kỷ càng trở nên khó khăn hơn.
Chính vì thế, khi được hỏi về khả năng này, Ngoại trưởng Anh William Hague nhấn mạnh, mục đích các cuộc họp hôm 13/7 là để “xem xét những giới hạn mà các bên có thể vượt qua”, đồng thời cho rằng, hiện còn quá sớm để nói về vấn đề gia hạn các cuộc đàm phán.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry khẳng định, đạt được một thỏa thuận trước thời hạn chót là khó khăn, song không phải là không thể. Điều có ý nghĩa sống còn lúc này là phải đảm bảo được rằng, Iran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân và rằng chương trình hạt nhân của nước này là vì mục đích hòa bình.
Tuy nhiên, thời gian 7 ngày ít ỏi là rất khó để các bên có thể lấp đầy được những khoảng cách. Bởi bất đồng vẫn còn rất lớn về nhiều vấn đề quan trọng liên quan tới khả năng làm giàu urani của Iran.
Theo VOV
Không rõ tung tích tổng thống Ukraine
Tình hình Ukraine vẫn diễn biến phức tạp trong ngày 23/2.
Tổng thống Yanukovych bặt vô âm tín. Ảnh: EPA
Những phần tử cực đoan đập phá trụ sở của Đảng Cộng sản Ukraine, các nhóm tự vệ của phe đối lập kiểm soát an ninh trật tự. Trong khi đó, đại diện phong trào cực đoan "Bên hữu" tuyên bố không rời khỏi Quảng trường Độc lập.
Đại diện của Tổng thống Viktor Yanukovych tại Quốc hội, ông Yuri Miroshnichenco, cho biết ông không liên lạc được với Tổng thống Yanukovych và hiện không rõ ông này đang ở đâu.
Ngày 22/2 trước đó, hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời Chủ tịch Quốc hội Ukraine Oleksander Turchynov cho biết Tổng thống Viktor Yanukovich đã cố lên một máy bay cá nhân để sang Nga, song đã bị các quan chức khu vực biên giới ngăn lại và hiện đang ở vùng Donetsk. Tuy nhiên, thông tin này hiện vẫn chưa được kiểm chứng.
Trong khi đó, phát biểu từ Kharkov cũng trong ngày 22/2, ông Yanukovich cho biết xe của ông đã bị bắn song những hình ảnh phát trên truyền hình cho thấy vị tổng thống này không có dấu hiệu bị thương.
Trong khi đó, Quốc hội Ukaine đã công bố tổng thống lâm thời. Lãnh đạo đối lập Oleksander Turchynov của Đảng Batkivshchyna được quốc hội chọn làm thủ tướng tạm quyền với số phiếu thuận 314 trên 450 phiếu sau khi bãi nhiệm ông Viktor Yanukovych vào hôm thứ Bảy (22/2).
Còn Bộ Y tế Ukrai cho biết đến nay đã có 88 người, chủ yếu là người biểu tình bị giết kể từ hôm 18/2.
Trong một diễn biến khác, ngày 23/2, Mỹ đề xuất hỗ trợ tái thiết nền kinh tế đang lao đao của Ukraine. Đề xuất trên do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew đưa ra trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Anton Siluanov bên lề Hội nghị Bộ trưởng tài chính và các thống đốc ngân hàng các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) tại Sydney - Úc.
Bộ trưởng Jacob Lew nhấn mạnh rằng Mỹ, hợp tác với các nước khác trong đó có Nga, "sẵn sàng hỗ trợ Ukraine trong quá trình nước này thực hiện cải cách khôi phục sự ổn định của nền kinh tế cũng như tìm đường quay trở lại dân chủ và tăng trưởng."
Hiện chưa rõ liệu Moscow có tiếp tục giải ngân gói cứu trợ trị giá 15 tỉ USD cho Ukraine như đã cam kết hay không. Trước những thay đổi đột ngột tại Ukraine, Nga tuyên bố sẽ chỉ ra quyết định về việc giải ngân đợt hỗ trợ tài chính tiếp theo cho Ukraine sau khi chính phủ mới được thành lập ở Kiev.
Cũng liên quan đến tình hình Ukraine, tối 22/2, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier cảnh báo các bên xung đột ở Ukraine về nguy cơ chia cắt đất nước này. Ngoại trưởng Đức cũng đánh giá cao vai trò của Nga trong các cuộc đàm phán ngoại giao ở Ukraine.
Trong một tin có liên quan, lực lượng biên phòng Ukraine cho biết đã không cho phép cựu Bộ trưởng Nội vụ Vitaly Zakharchenko ra khỏi Ukraine ngày 22/2 do ông này không có giấy tờ cần thiết.
Theo Xahoi
Cựu Ngoại trưởng Đức bị tố đạo văn Cựu Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier hiện đối mặt với cáo buộc đạo văn trong một luận án tiến sĩ cách đây hơn 20 năm. Cựu ngoai trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier Tuần tin Focus trích lời Giáo sư kinh tế học Uwe Kamenz ở vùng North Rhine-Westphalia cho biết ông phát hiện nhiều phần "giống nhau" đáng ngờ khi so sánh luận án...