Đàm phán giải quyết tranh chấp
Liên hợp quốc đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản giải quyết tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Đông thông qua con đường ngoại giao khi các cường quốc đang leo thang các hành động “nắn gân” nhau.
Máy bay B-52 của không quân Mỹ đã bay qua khu vực ADIZ
mà Trung Quốc vừa thiết lập
Người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ Martin Nesirky ngày 26-11 cho biết, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã hối thúc cả Nhật Bản và Trung Quốc tiến hành đàm phán để chấm dứt tranh chấp lãnh thổ đang ngày càng leo thang. Người đứng đầu tổ chức hòa bình và an ninh lớn nhất thế giới này nhấn mạnh rằng những căng thẳng nảy sinh giữa hai nước cần phải được giải quyết “thông qua đối thoại và đàm phán”.
Dù Tổng Thư ký LHQ không nêu rõ về căng thẳng mới cũng như tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản, song ai cũng biết rõ đó là tranh chấp về chủ quyền quần đảo Senkaku theo cách gọi của Nhật Bản hay Điếu Ngư theo cách gọi của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và căng thẳng mới đang leo thang là Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Trung Quốc vừa thiết lập ngày 23-11 vừa qua. ADIZ của Trung Quốc không chỉ thổi bùng lên căng thẳng với Nhật Bản mà còn với nhiều quốc gia khác như Mỹ, Hàn Quốc, Australia…
Video đang HOT
Công bố ADIZ, Trung Quốc yêu cầu tất cả các máy bay qua lại vùng trời, gồm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư phải thông báo trước kế hoạch bay, trả lời ngay khi nhận được các yêu cầu nhận dạng từ nhà chức trách Trung Quốc, giữ liên lạc trong suốt quá trình bay… Bộ Quốc phòng Trung Quốc “đe” sẽ có các “biện pháp quân sự khẩn cấp” – mà theo các chuyên gia quân sự quốc tế nhận định là không loại trừ khả năng Trung Quốc bắn hạ máy bay nếu xem nó là mối đe dọa – nếu các máy bay bay qua khu vực ADIZ không tuân thủ quy định.
Chính vì thế, không chỉ 2 quốc gia Nhật Bản và Hàn Quốc tồn tại vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc trong khu vực ADIZ do Bắc Kinh công bố, mà Mỹ, Australia… cùng lập tức lên tiếng phản đối ADIZ. Nhật Bản, Mỹ đều tuyên bố ADIZ mà Trung Quốc thiết lập là vô giá trị và các máy bay của họ vẫn sẽ bay qua khu vực này và không thực hiện các quy định mà Bắc Kinh đưa ra.
Chính phủ Nhật Bản đã yêu cầu các hãng hàng không tư nhân của nước này, trong đó có 2 hãng lớn là Hãng hàng không Nhật Bản (JAL) và Nippon Airways, không tuân thủ đòi hỏi của Trung Quốc khi bay qua ADIZ. Mỹ thậm chí còn tiến xa hơn một bước thực thi một việc làm mà giới phân tích cho là “nắn gân” Trung Quốc, đó là phái 2 máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua ADIZ đêm 25-11.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel khẳng định rằng ADIZ do Trung Quốc thiết lập “không hề ảnh hưởng đến cách thức Washington tiến hành các hoạt động quân sự trong khu vực”. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera ngày 26-11 đã lên tiếng bảo vệ việc Mỹ cho 2 máy bay B-52 bay qua ADIZ phớt lờ yêu cầu của Trung Quốc, đồng thời nhấn mạnh nước này sẽ phối hợp chặt chẽ với đồng minh Washington để đối phó với ADIZ của Bắc Kinh.
Dù Trung Quốc không có phản ứng dạng “biện pháp quân sự khẩn cấp” từng tuyên bố khi thiết lập ADIZ với máy bay B-52 của Mỹ, song những hành động leo thang căng thẳng có thể mang lại những nguy cơ bùng nổ nguy hiểm. Đó chính là mối lo ngại khiến Tổng Thư ký LHQ phải lên tiếng thúc giục các bên liên quan giải quyết tranh chấp qua đàm phán hòa bình.
Theo ANTD
Máy bay ném bom Mỹ "ngang nhiên" bay trên biển Hoa Đông
Như tỏ rõ sự phản đối với Vùng nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông(ECSADIZ) do Trung Quốc tự thiết lập, quân đội Mỹ điều hai máy bay ném bom chiến lược B-52 bay qua vùng này và không thông báo cho Bắc Kinh.
Máy bay ném bom B-52 của Mỹ - Ảnh: AFP
AFP dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết 2 chiếc máy bay B-52 xuất phát từ căn cứ không quân Anderson ở Guam và đi vào ECSADIZ do Trung Quốc tự vẽ vào sáng ngày 26.11 (giờ VN).
Chuyến bay này là một phần trong bài tập huấn thường xuyên mang,yêu cầu các máy bay diễn tập trong điều kiện không mang theo vũ khí và không có máy bay hộ tống đi kèm.
Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự chuyến bay lần này khiến nhiều người gắn nó với hành động đơn phương của Trung Quốc khi thiết lập ECSADIZ.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã khẳng định Mỹ không công nhận ECSADIZ, không thực hiện theo các yêu cầu của Trung Quốc như nộp kế hoạch bay, tần số vô tuyến...
Đại tá Steve Warren, người phát ngôn Lầu Năm Góc ngày 25.11 tuyên bố: "Mỹ sẽ tiếp tục tiến hành các chuyến bay quân sự trong khu vực, bao gồm cả các chuyến bay với những đồng minh và đối tác. Chúng tôi sẽ không thay đổi bất kỳ cách thức tiến hành các hoạt động chỉ vì việc Trung Quốc thành lập Vùng nhận dạng phòng không".
"Chúng tôi coi hành động của Trung Quốc là một nỗ lực gây mất ổn định để thay đổi hiện trạng trong khu vực" - Reuters dẫn lời đại tá Warren.
Các quan chức Mỹ cho biết phía Trung Quốc không hề liên lạc với 2 chiếc B-52 khi chúng bay qua ECSADIZ.
"Các chiếc máy bay đã bay qua vùng này mà không hề có sự cố nào" - một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết.
Hai máy bay B-52 đã bay về Guam sau khi hoàn thành huấn luyện.
Theo Một thế giới
Mỹ điều B-52 đến Senkaku/Điếu Ngư, bất chấp Trung Quốc Quan chức Mỹ thông báo hai máy bay ném bom B-52 của nước này bay trên bầu trời khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông và không thông báo cho Bắc Kinh, phớt lờ đòi hỏi của Trung Quốc trong vùng nhận dạng phòng không. Máy bay ném bom B-52 của Mỹ. Ảnh: AFP Các máy bay không vũ trang cất cánh...