Đàm phán FTA giữa Việt Nam và Anh dự kiến hoàn tất vào cuối năm 2020
Việt Nam và Vương Quốc Anh đang đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương thế hệ mới giữa hai bên, khả năng có thể đạt được vào cuối năm 2020.
Các đại biểu tham dự Hội thảo về Triển vọng hợp tác thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Anh quốc ngày 6/10. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Hướng tới ổn định và phục hồi nền kinh tế thời kỳ sau đại dịch COVID-19, đặc biệt là khai thác, tận dụng tốt cơ hội mang lại từ các thị trường xuất khẩu chiến lược, ngày 10/6, Bộ Công Thương phối hợp với Hội đồng Kinh doanh Anh – ASEAN (UKABC), Đại sứ quán Vương Quốc Anh tại Việt Nam, Đại sứ quán Việt Nam tại Anh tổ chức Hội thảo trực tuyến Triển vọng kinh tế – thương mại Việt Nam: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biếtbên cạnh những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế – xã hội, trong những năm gần đây môi trường đầu tư – kinh doanh tại Việt Nam không ngừng được cải thiện theo hướng minh bạch và thuận lợi hơn cho doanh nghiệp kinh doanh lâu dài và ổn định trên cơ sở bình đẳng, không phân biệt đối xử và cùng có lợi giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Cùng với đó, Chính phủ Việt Nam quyết tâm đẩy mạnh cải cách hành chính để đáp ứng yêu cầu của kinh tế thị trường và đòi hỏi tiến trình hội nhập kinh tế sâu rộng của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường đầu tư tin cậy và hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
Đáng chú ý, trong bối cảnh dịch chuyển dòng FDI, việc vẫn duy trì mức tăng trưởng vốn thực hiện của Việt Nam là thành quả đáng khích lệ, khẳng định sức hấp dẫn thu hút vốn của thị trường.
Về quan hệ song phương giữa hai nước, lãnh đạo Bộ Công Thương nhấn mạnh, Vương quốc Anh là thị trường quan trọng và luôn là đối tác ưu tiên hợp tác của Việt Nam. Thị trường hai nước có mức độ bổ sung rất lớn.
Video đang HOT
“Vương quốc Anh là thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới, dệt may, da giày, đồ gỗ, điện thoại là các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam; đồng thời Việt Nam là thị trường cửa ngõ để các doanh nghiệp Anh có thể tiếp cận thị trường khu vực rộng lớn,” Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nói.
Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam ông Gareth Ward và Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng tại hội thảo. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )
Năm 2010, Việt Nam và Anh đã ký Hiệp định quan hệ đối tác chiến lược. Trong 10 năm qua, thương mại song phương giữa hai nước đã tăng 3,5 lần, đạt 6,61 tỷ USD vào năm 2019.
Về đầu tư, tính đến tháng 8/2020, Vương quốc Anh có 400 dự án còn hiệu lực đầu tư vào Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 3,6 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 137 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam.
Với những kết quả nổi bật trên, theo ông Gareth Ward, Đại sứ Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len tại Việt Nam, trong bối cảnh Vương quốc Anh đã chính thức rời EU vào ngày 31/1/2020, Việt Nam và Vương Quốc Anh đang đàm phán để sớm ký kết Hiệp định thương mại tự do song phương thế hệ mới giữa hai bên và khả năng có thể đạt được vào cuối năm nay.
“Hiệp định FTA thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương Quốc Anh là rất quan trọng và chúng tôi đang rất quan tâm tới vấn đề này. Tôi có một thái độ lạc quan là sẽ có thành công trong năm nay vì Vương Quốc Anh đã ra khỏi Liên minh châu Âu và bây giờ sẽ có một hiệp định song phương với Việt Nam để thương mại có thể phát triển hơn nhanh hơn giữa hai nước…,” Đại sứ Gareth Ward nói.
Hiện Việt Nam và Vương quốc Anh không ngừng nỗ lực thiết lập các khuôn khổ pháp lý về thuận lợi hóa thương mại song phương, phù hợp với yêu cầu của tình hình mới, tránh gián đoạn các hoạt động kinh doanh thương mại và đầu tư của doanh nghiệp như xem xét áp dụng EVFTA trong giai đoạn chuyển tiếp và đàm phán FTA song phương Việt Nam – Anh.
Với nền tảng phát triển vững chắc và tiềm năng sẵn có của hai nước cũng như nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, quyết tâm của cơ quan nhà nước, quan hệ hợp tác kinh tế thương mại – đầu tư giữa Việt Nam và Vương quốc Anh sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới, đạt được những mục tiêu và kỳ vọng mà Chính phủ hai nước đặt ra trong Tuyên bố về đối tác chiến lược Việt Nam – Vương quốc Anh đã ký giữa hai nước năm 2010 và 2020./.
Doanh nghiệp gỗ lo mất thị trường xuất khẩu vì chậm "lớn"
Hiện nay, doanh nghiệp FDI vẫn đang thống lĩnh tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ. Nếu không nhanh lớn mạnh về quy mô, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể thua trên "sân nhà", đánh mất thị trường xuất khẩu từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết.
Doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam hầu hết vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ảnh: Nguyễn Thanh
20 năm qua, ngành gỗ và chế biến gỗ đã đi từ chế biến gỗ thủ công, làng nghề, tiêu thụ nội địa trở thành ngành công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Tuy vậy, theo đánh giá của ông Điền Quang Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương, hiện nay các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam vẫn hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Năm 2019, số lượng doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ là 2.392 (doanh nghiệp FDI là 612, doanh nghiệp trong nước là 1.780).
"Có thể thấy quy mô trung bình kim ngạch xuất khẩu của một doanh nghiệp FDI là 6,7 triệu USD/năm và quy mô trung bình kim ngạch xuất khẩu của một doanh nghiệp Việt Nam là 2,8 triệu USD/năm. Điều đó có nghĩa là, quy mô doanh nghiệp FDI bằng 2,4 lần doanh nghiệp Việt Nam", ông Hiệp tính toán.
Từ thực tế này dễ thấy, doanh nghiệp FDI vẫn đang thống lĩnh tổng kim ngạch xuất khẩu, thậm chí năm sau còn cao hơn năm trước. Trong khi đó, quy mô doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhỏ, khó cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI.
Xuất phát từ những phân tích trên, Chủ tịch Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương nhận định: "Nếu không lớn lên, doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể thua trên "sân nhà", đánh mất thị trường xuất khẩu từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký kết".
Phân tích sâu hơn về những thách thức mà doanh nghiệp gỗ Việt phải đối mặt trong bối cảnh Việt Nam tham gia nhiều FTA, ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định đánh giá, về lao động, các FTA đều đặt ra cam kết thực thi hiệu quả tiêu chuẩn cơ bản của Tổ chức Lao động thế giới (ILO), các Hiệp định đa phương về môi trường mà Việt Nam đã ký kết, gồm thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội (CSR), minh bạch và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp.
Trong khi đó, Việt Nam vẫn là một quốc gia đang phát triển và ngành gỗ sử dụng rất nhiều lao động phổ thông. Phần lớn các doanh nghiệp Việt có quy mô vừa và nhỏ, chịu ảnh hưởng rõ nét của tập quán lao động mùa vụ, năng suất thấp và chi phí sản xuất cao.
Thời gian tới để gia tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp gỗ Việt, ông Thiện kiến nghị cho phép các doanh nghiệp lâm nghiệp, doanh nghiệp chế biến, sản xuất đồ gỗ và sản phẩm gỗ tiếp cận dòng vốn vay ODA lãi suất thấp để có thêm nguồn vốn tín dụng hình thành, phát triển các chuỗi liên kết vùng, liên kết nhóm hộ gia đình và doanh nghiệp trong việc xây dựng vùng nguyên liệu gỗ lớn và chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu quy mô lớn.
Theo ông Hiệp, để tránh tình trạng thua trên "sân nhà" và mất dần thị trường xuất khẩu vào tay các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp gỗ Việt cần phải liên kết với nhau, cùng nhau nâng cấp chuỗi giá trị của ngành, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
"Chúng tôi đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách để hình thành những khu công nghiệp chuyên ngành tập trung trước mắt là trong ngành chế biến gỗ và sau có thể lan rộng sang các ngành kinh tế khác", ông Hiệp nhấn mạnh.
Xuất khẩu nông sản thắng lớn, quyết đạt trên 10 tỷ USD quý cuối năm Trong quý cuối cùng của năm 2020, ngành nông nghiệp phấn đấu mục tiêu xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 10 tỷ USD, đưa tổng trị giá xuất khẩu cả năm nay đạt trên 40 tỷ USD. Toàn cảnh buổi họp báo Phát biểu tại buổi Họp báo thường kỳ của Bộ NN&PTNT sáng nay 6/10, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng...