Đắm mình trong mây nước Phượng Hoàng
Giữa trập trùng núi đồi ngát xanh, dòng nước trong mát chảy ra từ hang động, trường tồn với thời gian chưa bao giờ ngưng nghỉ, trườn qua những phiến đá, chia thành nhiều thác nước nhỏ rồi gieo mình tung bọt trắng xóa.
Theo các bậc đá tựa như bước lên đỉnh trời là những hang động tuyệt mỹ với nhiều nhũ đá tạo nên những cảnh tượng lung linh, huyền bí như chốn bồng lai. Tâm hồn bỗng nhẹ tênh, thư thái, khi gió mát lùa tóc mai, vẳng bên tai tiếng chim rừng ca hát…
Trẻ em vô tư dạo chơi trên những cung đường rợp bóng mát của Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng. |
Đó chỉ vài nét chấm phá về Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng, thuộc xã Phú Thượng (Võ Nhai), cách TP. Thái Nguyên khoảng 45km đi theo Quốc lộ 1B về phía Đông Bắc. Phượng Hoàng không chỉ mời gọi du khách bốn phương tìm về bởi phong cảnh hữu tình, trời mây, non, nước hòa quyện như một bức tranh thủy mặc mà điểm du lịch sinh thái này còn hút du khách bởi truyền thuyết về một loài chim quý và đẹp mang tên Phượng Hoàng với mối tình đầy bi thương.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa, trên núi có một đôi chim Phượng Hoàng sống với nhau rất hạnh phúc. Ngày ngày, chim bố đi kiếm mồi về để chim mẹ nằm ấp trứng. Nhưng một ngày kia, chim bố mải vui, đi theo đàn chim từ nơi khác đến mà quên đường về. Đến khi nhận ra, chim bố quay trở về thì chim mẹ đã hóa đá. Quá ân hận, chim bố nằm trên ngọn núi đối diện chờ chim mẹ sống lại, nhưng rồi cũng hóa đá.
Hang Phượng Hoàng còn là một điểm di tích của căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai. Vào ngày 27/11/1944, Đội Cứu quốc quân gồm 75 người cùng 373 hộ dân đã lên hang Phượng Hoàng lập căn cứ chống địch. Với trận địa súng kíp, mìn lưỡi cày, bẫy đá, nỏ, giáo mác và chiến thuật đánh du kích, Đội Cứu quốc quân đã gây thiệt hại nặng một tiểu đoàn giặc Pháp và tay sai có pháo binh yểm trợ.
Hang Phượng Hoàng gồm có 3 cửa hang và 3 tầng hang động, tầng thượng là hang Dơi, tầng giữa là hang Sáng và tầng cuối là hang Tối. Hang Sáng rộng và thoáng nhất, là nơi ánh sáng ở cả ba cửa hang chính rọi vào. Hang tối là hang đẹp và huyền bí nhất với các nhũ đá trong hang có nhiều hình thù kỳ lạ khiến du khác dễ liên tưởng đến những con vật như hổ, báo, voi hay người vũ nữ… Đặc biệt là còn có thạch nhũ hình Linga (dương vật đá).
Suối Mỏ Gà quanh năm trong xanh. |
Còn suối Mỏ Gà chảy ra từ hang đá, quanh năm trong xanh, mát lạnh, chưa bao giờ vơi cạn. Chảy đến cửa hang, nước len qua những phiến đá, phân thành thác nước nhỏ, tung bọt trắng xóa, rồi tiếp tục uốn lượn qua các ghềnh đá như dải lụa mềm mại, tạo nên cảnh quan sơn thủy hữu tình để du khách mặc sức tắm mát, chụp ảnh bên người thân, bè bạn. Càng vào sâu trong hang suối, du khách càng thấy vẻ đẹp kỳ vĩ, đắm mình trong điểm cảnh thiên nhiên tuyệt vời để tận hưởng sâm rừng, hoa núi.
Video đang HOT
Chị Phan Lê Ly, quản lý Điểm du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng, cho biết: Năm 2021, Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng được công nhận là Điểm du lịch cấp tỉnh. Điểm du lịch được đầu tư, xây dựng trên tổng diện tích hơn 2ha, bao gồm các dịch vụ phục vụ du khách như nhà hàng, các điểm bán hàng phục vụ ăn uống, hội trường tổ chức sự kiện, cơ sở lưu trú, nhà sàn cộng đồng, tắm thảo dược, các hoạt động vui chơi giải trí và gian trưng bày nông sản của địa phương…
Tại đây có 2 điểm tham quan chính là hang suối Mỏ Gà và hang Phượng Hoàng. Sau khi vui chơi, tắm mát ở suối Mỏ Gà, du khách có thể di chuyển theo đường bậc thang lát đá hơn 1.000 bậc trong khoảng 45 phút sẽ đến cửa hang. Nhiệt độ trong hang mát mẻ, dễ chịu, khoảng 18-20 độ C. Các nhũ đá trong hang tạo nên nhiều hình thù rất đẹp, kỳ thú chắc chắn sẽ làm hài lòng du khách.
Sau lời giới thiệu của chị Ly, chúng tôi cùng cười vui vẻ bởi thật sự rất hài lòng với những gì vừa trải nghiệm, được hòa mình vào thiên nhiên, hít thở bầu không khí trong lành, ngắm hoa thơm, cỏ lạ, được tắm mát, leo núi, thưởng ngoạn hang động và ăn những món ẩm thực mang đậm bản sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây, như gà “chạy bộ”, xôi cẩm, đậu phụ Bình Long, bánh chưng đen, ốc hang, rau rớn, rau bò khai, rau ngót rừng, măng nhồi thịt, nộm hoa chuối…
Thấy một gia đình đang chụp hình cho nhau, tôi chủ động làm quen và được biết đó là gia đình anh Nguyễn Thành Long (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) mới tới nghỉ dưỡng. Anh Long bày tỏ: Dịp này, các con tôi được nghỉ hè, mọi năm đều chọn đi biển nghỉ mát nhưng năm nay, các con tôi lại muốn lên núi cho thay đổi không khí. Bàn qua, tính lại cuối cùng cả nhà quyết định chọn Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng. Gia đình tôi đến đây từ chiều hôm qua, phòng nghỉ tuy chưa đặt trước nhưng vẫn lựa chọn được chỗ nghỉ thoáng mát, sạch sẽ, nội thất khá tiện ích. Các món ăn ở đây được chế biến theo phong cách đặc trưng của đồng bào các dân tộc, ăn lạ miệng, rất ngon và hợp vị. Phong cảnh thì khỏi phải bàn, chị thấy đấy, non xanh, nước biếc, không khí trong lành, mát mẻ. Cả gia đình tôi đều hài lòng.
|
Bản Tày là một trong những điểm nhấn của du lịch sinh thái Phượng Hoàng. |
Nằm trong Điểm du lịch sinh thái Phượng Hoàng còn có một nơi rất đẹp và bình yên. Đón du khách bằng chiếc cổng chào mộc mạc, đơn sơ. Suối róc rách chảy dưới cây cầu uốn lượn. Xa xa, có cọn nước chầm chậm quay. Đâu đó vẳng nghe tiếng giã gạo đều đều từ chiếc cối giã gạo bằng nước. Những nếp nhà sàn nằm dựa lưng bên sườn núi. Thoảng đưa trong gió là mùi thơm của cỏ cây, hoa lá, mùi khói lam chiều, khiến ta thấy bình yên đến lạ. Đó là Bản Tày.
Ở Bản Tày có tất cả 6 nhà sàn, gồm 2 nhà sàn dịch vụ nằm ở vị trí rất đẹp có thể nhìn bao quát toàn cảnh Bản Tày, phục vụ nhu cầu ăn uống và tổ chức sự kiện của du khách. Còn lại là 4 nhà sàn lưu trú cộng đồng. Nếu muốn trải nghiệm việc ngủ nhà sàn như thế nào thì đến đây là một lựa chọn khá tuyệt vời bởi không gian gắn liền với thiên nhiên, cao ráo, thoáng mát… dễ ru hồn trong những giấc mơ đẹp.
Một ngày đắm mình trong mây trời, non nước hang Phượng Hoàng – suối Mỏ Gà để lại trong mỗi chúng tôi những ấn tượng tươi đẹp, sự trải nghiệm thú vị, sự bình yên, thư thái trong tâm hồn, tiếp thêm cho chúng tôi nguồn năng lượng tích cực để tiếp tục những hành trình mới!
Một ngày ở Phượng Hoàng cổ trấn
Phượng Hoàng cổ trấn sẽ đưa du khách từ bất ngờ này đến bất ngờ khác khi bức tranh của ánh sáng, âm thanh, màu sắc thay đổi từ sáng sớm đến đêm muộn.
Phượng Hoàng cổ trấn lung linh về đêm. Ảnh: Linh Nguyên
Là một địa danh ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc), Phượng Hoàng cổ trấn hấp dẫn mọi người ngay từ ánh nhìn đầu tiên. Nếu chỉ có một ngày ở đây, du khách nên làm những gì để cảm nhận hết sự đặc biệt của một cổ trấn ngoài việc tìm hiểu lịch sử và kiến trúc? Hãy tham khảo những gợi ý bên dưới.
Ở Phượng Hoàng cố trấn, cùng một khung cảnh nhưng hoàn toàn khác giữa ban ngày và buổi tối. Ngay từ sáng sớm, du khách nên vào khu vực cổ trấn để được đi giữa những con ngõ nhỏ, hẹp để tận hưởng sự yên tĩnh, ngắm những ngôi nhà mái ngói âm dương bảng lảng trong sương sớm. Khi ấy hàng quán chưa mở cửa, bạn có thể tĩnh tâm, nhẹ nhàng bước qua từng góc phố mà không phải lo va chạm vào ai.
Những ngôi nhà bên sông vào ban ngày. Ảnh: Linh Nguyên
Vẫn những ngôi nhà bên sông nhưng có hình ảnh khác hẳn khi màn đêm buông xuống. Ảnh: Linh Nguyên
Khi hàng quán bắt đầu mở cửa, cổ trấn như bừng tỉnh sau giấc ngủ đêm. Lúc này có thể ghé quán nào đó xem cách làm kẹo hoặc hít hà mùi cay nồng từ những chậu ớt xay cay xè. Một trong những nét đặc trưng trong ẩm thực ở đây là vị cay từ ớt và cay từ hạt tê. Với hạt tê, khi thưởng thức sẽ có cảm giác tê tê ở lưỡi.
Nồi canh cá với hạt tê. Ảnh: Linh Nguyên
Các loại gia vị địa phương, trong đó có ớt. Ảnh: Linh Nguyên
Đến Phượng Hoàng cổ trấn, nhất định phải thử món thịt ba chỉ hun khói và lẩu hoặc canh cá cay. Thịt ba chỉ hun khói nên thưởng thức vào buổi trưa. Món này khá mặn nhưng vẫn giữ được vị ngọt của thịt dù phần mỡ nhiều hơn rất nhiều so với phần nạc.
Với món lẩu cá cay, nên ăn vào buổi tối. Nếu không được cay nhiều thì chỉ cần gọi món canh cá cay. Nồi canh cá cay được bê ra với khá nhiều hạt tê. Chỉ đơn giản là cá nấu với dưa, thêm vị cay của hạt tê thôi mà sẽ để lại vị không thể nào quên.
Một cách làm kẹo của người dân cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Vào buổi chiều nên đi dọc dòng Đà giang. Hai bên bờ, những ngôi nhà chỉ thấy trong phim cổ trang cứ tiếp nối nhau hiện ra, thâm trầm bên dòng sông với những cây cầu khiến người ta cảm thấy bình yên vì rũ bỏ được hết những vất vả, lo toan của cuộc sống thường ngày. Nhưng cũng chính trong khoảnh khắc đó không tránh khỏi sự bồi hồi nhớ về gia đình, về quê nhà.
Bến thuyền bên dòng Đà giang - nơi mang lại cảm giác bình yên nhưng không khỏi bồi hồi nhớ về quê nhà. Ảnh: Linh Nguyên
Buổi tối là thời gian dành hoàn toàn cho dòng Đà giang, trong đó có cầu đá nhảy. Đây là thời điểm để thấy sự khác biệt giữa ban ngày và buổi tối của Phượng Hoàng cổ trấn. Ánh đèn khiến những ngôi nhà trầm mặc ban ngày trở nên lung linh, in bóng xuống mặt nước.
Cũng ở đây, bạn hãy đứng lại thật lâu để xem câu chuyện của nàng Thuý Thuý do một nữ diễn viên đứng trên thuyền giữa sông diễn tả lại qua những điệu múa. Đây là câu chuyện tình yêu rất buồn. Nét buồn trong từng giai điệu, từng điệu múa như lan toả, ngấm vào suy nghĩ của người xem, để họ lắng lại và quý trọng những gì mình đang có.
Câu chuyện của nàng Thuý Thuý được kể lại mỗi tối trên dòng Đà giang. Ảnh: Linh Nguyên
Kế đó là cầu đá nhảy - cây cầu được làm bằng các phiến đá hình trụ ghép lại, cách nhau một bước chân, có hai hàng song song. Đây là điểm bất kỳ ai đến cổ trấn đều muốn có tấm ảnh đi trên cầu. Buổi tối, do đông người đổ về địa điểm này nên người ta phải đặt biển đường một chiều (chỉ đặt vào buổi tối), có bảo vệ hướng dẫn.
Để có một bức ảnh đứng một mình trên cầu đá nhảy vào buổi tối trong ánh đèn lung linh là điều gần như không thể vì lúc nào cũng có người đi qua. Do đó, cần tranh thủ buổi sáng hoặc buổi chiều, sau khi đã chiêm ngưỡng những con ngõ nhỏ, những cây cầu đá, cầu gỗ để ra đây chụp ảnh.
Cầu đá nhảy - nơi ai cũng muốn bước lên khi đặt chân đến Phượng Hoàng cổ trấn. Ảnh: Linh Nguyên
Ngẩn ngơ trước vẻ quyến rũ của Phượng Hoàng cổ trấn Nhờ không gian cổ kính và kiến trúc độc đáo của những công trình, đền đài cách đây 1.300 năm đã tạo nên một Phượng Hoàng cổ trấn quyến rũ, luôn ghi dấu ấn trong tâm trí mỗi du khách khi đến Trung Quốc. https://dulich.petrotimes.vn/ Phượng Hoàng cổ trấn (còn gọi là Phố cổ Phượng Hoàng), được xây dựng dọc theo bờ sông...