Đắm mình trong cảnh hoang sơ của “Hạ Long trên cạn”
Khu du lịch Hồ Núi Cốc, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) từ lâu đã được ví như “Vịnh Hạ Long cạn” trên mảnh đất Thái Nguyên với hơn 89 hòn đảo, đón hàng trăm nghìn lượt khách trong và ngoài nước mỗi năm.
TheoVietnam
Trung Quốc 'đảo hóa' ở Biển Đông tạo tiền lệ vô cùng nguy hiểm
Đó là ý kiến của nhiều học giả, chuyên gia trong và ngoài nước dự Hội thảo quốc tế 'Xây dựng công trình nhân tạo trên Biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực' tổ chức ngày 25-7 tại TP. HCM.
Theo các chuyên gia, học giả, quan điểm chính trị và phản ứng của các quốc gia trong khu vực và trên thế giới đối với việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo trên Biển Đông có thể vẫn còn khác biệt, nhưng tác động tiêu cực của hành vi này đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại, tự do hàng hải, tự do hàng không và môi trường biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mọi quốc gia trên thế giới.
Trung Quốc đang xây dựng trái phép đá Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam
Thảo luận về khía cạnh pháp lý liên quan đến đảo và công trình, thiết bị nhân tạo theo quy định của Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), các chuyên gia, học giả đã nêu rõ các căn cứ, vấn đề pháp lý liên quan như khái niệm, phân loại, quy chế pháp lý, quyền tài phán quốc gia đối với đảo và công trình, thiết bị nhân tạo; vai trò của đảo nhân tạo trong việc hoạch định và phân định biển; lịch sử hình thành, phát triển và cơ sở pháp lý của vùng nước an toàn xung quanh các đảo và công trình, thiết bị nhân tạo cũng như thực tiễn xây dựng đảo nhân tạo của một số quốc gia trên thế giới.
Trình bày tham luận với nội dung "Vùng an toàn xung quanh đảo nhân tạo: Tình trạng pháp lý", giáo sư, tiến sỹ Erik Franckx, Trưởng khoa Luật Quốc tế và Luật châu Âu, Đại học Vrije Universiteit Brussels (Vương quốc Bỉ), Trọng tài viên của Tòa trọng tài thường trực quốc tế La Haye - Hà Lan, chỉ rõ các đảo nhân tạo chỉ được hưởng một "vùng an toàn hợp lý" xung quanh chúng, được quy định bởi UNCLOS 1982, vốn thông thường không được vượt quá 500m. Mặt khác, thẩm quyền của quốc gia ven biển trong vùng an toàn theo đó không phải tùy nghi, mà vì lợi ích được bảo vệ không chỉ đối với bản thân các đảo nhân tạo mà còn đối với hoạt động hàng hải.
Giáo sư, Tiến sỹ Jay L.Batongbaca, Khoa Luật Đại học Philippines, Giám đốc Viện Quan hệ Hàng hải và Luật Biển cho rằng, việc xây dựng các đảo nhân tạo thông qua việc cải tạo đất, dẫn đến việc hủy hoại hoàn toàn nơi cư ngụ của các rạn san hô, gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với môi trường biển và hành động có chủ ý của Trung Quốc trong việc thực hiện những hành động cải tạo đất ồ ạt là trái với nghĩa vụ của nước này trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển được quy định rõ trong UNCLOS. Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Bá Diến, Chủ tịch Hội đồng Viện nghiên cứu Khoa học Biển và Hải đảo khẳng định, việc "đảo hóa" của Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam và các quốc gia khác; vi phạm các chuẩn tắc của pháp luật quốc tế , tạo ra tiền lệ vô cùng nguy hại trong việc một quốc gia ngang nhiên "chà đạp" lên các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và sẵn sàng vi phạm luật pháp quốc tế, trực tiếp ảnh hưởng đến an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông; đe dọa an ninh, hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới; hủy hoại môi trường và hệ sinh thái biển, gây ra tác hại lâu dài đối với ngư dân trong vùng Biển Đông - những người phải dựa vào biển để mưu sinh qua nhiều thế hệ.
Theo Giáo sư, Tiến sỹ Jay L.Batongbaca, các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc trong vùng Biển Đông được thực hiện với tốc độ đáng báo động cùng với tác động to lớn đến môi trường biển, tạo ra thách thức trực tiếp đối với việc giải quyết công bằng và khách quan các tranh chấp trên biển Đông.
Để ngăn chặn âm mưu và các hành động "đảo hóa" của Trung Quốc, ông Anup Singh, Phó Đô đốc, nguyên Tổng tư lệnh lực lượng hải quân miền Đông Ấn Độ cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cách duy nhất để mang lại hòa bình và ổn định đó là các bên tranh chấp cần tìm kiếm công lý thông qua các thiết chế tài phán quốc tế. Mặt khác, các nước ASEAN cần có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn nữa về vấn đề này, vì lợi ích chung của khu vực.
Theo_An ninh thủ đô
Những địa điểm tránh nóng gần Hà Nội Thung lũng Mai Châu, hồ Núi Cốc, Thung Nai, Ba Vì... là những nơi được thiên nhiên ưu ái với khí hậu mát mẻ, phù hợp với nghỉ dưỡng ngắn ngày. 1. Vườn quốc gia Ba Vì: Chỉ cách Hà Nội 50 km về phía tây, Vườn quốc gia Ba Vì thuộc xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây. Phong cảnh...