Đam mê làm bánh, chàng trai đút túi 60 triệu/tháng
30 tuổi vì quá đam mê làm bánh, Đạt quyết định rẽ ngang rời bỏ ngành mình đã có 12 năm thâm niên. Nỗ lực hết mình, giờ riêng làm bánh trung thu đã mang lại cho Đạt nguồn thu khoảng 60 triệu đồng.
Chàng trai trẻ 30 tuổi quê ở Sóc Sơn, Hà Nội tên Nguyễn Đình Đạt giờ đang là chủ một cửa hàng kinh doanh thực phẩm tại Láng Hạ, Hà Nội. Vì đam mê ẩm thực nói chung và bánh trái nói riêng, cậu quyết định bỏ nghề vì muốn sống hết mình với đam mê ấy.
Ngoài kinh doanh nhiều loại thực phẩm, Đạt còn làm bánh trung thu bán mỗi dịp Rằm tháng Tám. Đến nay, cậu đã làm và bán bánh trung thu được 6 năm.
“Ban đầu, mình làm chỉ vì thích để có bánh ngon và đảm bảo chất lượng cho cả nhà ăn. Sau, thấy rất nhiều người thích bánh nhà làm, sạch sẽ, không chất bảo quản nên mình quyết định làm bán. Bản thân mình cũng thích những gì cổ truyền, truyền thống nên rất mê làm bánh trung thu”, Đạt tâm sự.
Sau nhiều lần cải tiến chất lượng từng loại bánh, hiện cửa hàng của Đạt có khoảng 7-8 dòng bánh trung thu khác nhau. Tuy nhiên, bánh truyền thống vẫn bán chạy nhất, như bánh thập cẩm nướng, dẻo và một số loại bánh khác như dẻo cốm xào.
Tại cửa hàng của Đạt, bánh trung thu đồng giá 50.000 đồng cho tất cả các loại, kể cả dẻo cốm, trọng lượng mỗi chiếc là 180 gram. Ngoài ra, Đạt luôn tự mày mò và thử rất nhiều công thức khác nhau để tìm ra công thức chuẩn nhất, hợp lý nhất của chiếc bánh trung thu thơm ngon.
Đạt thường làm các loại bánh trung thu truyền thống
“Để làm bánh ngon, người làm phải chú ý đến khâu lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng, tươi ngon và tuyệt nhiên với bánh nhà làm thì không dùng phụ gia, chất bảo quản. Thường thì mỗi năm, mình sẽ luôn thử lại các công thức cũ và mới. Sau đó, cải tiến dần cả về mẫu mã, chất lượng cho sản phẩm thêm hoàn thiện”, Đạt kể.
Vì cầu kỳ với từng sản phẩm bánh trung thu từ khâu nguyên liệu, cách làm chuẩn và đặc biệt bánh không chất bảo quản nên hàng ngày, cửa hàng của Đạt rất đông khách. Thông thường, Đạt bán được khoảng 100 chiếc bánh trung thu/ngày. Vào các ngày Rằm, mùng 1, số lượng bánh bán gấp 5-6 lần ngày thường.
Mỗi mùa Rằm tháng Tám, Đạt có thể bán tới 10.000 cái.
Tính ra, thu nhập từ nghề làm bánh mùa trung thu của Đạt cao nhất lên tới 50-60 triệu đồng. “Vào những ngày cao điểm sát Rằm tháng Tám, mình phải huy động 15-20 nhân viên. Sau đó, phân công mỗi người phụ trách một khâu để kịp hoàn thành đơn hàng cho khách”.
Nhờ kinh doanh bánh mà mới đây, Đạt còn xây được nhà gần 2 tỷ báo hiếu cha mẹ ở quê. Hiện, Đạt vừa cố gắng duy trì công việc bán bánh trung thu, bán thực phẩm ăn uống hàng ngày vừa không ngừng tìm cách để công việc phát triển hơn. Cậu cũng đang tìm kiếm thêm cơ hội đầu tư, kinh doanh khác để gia tăng thu nhập.
Thử làm và nếm bánh Trung thu Đài Loan nhân sầu riêng, trứng muối
Bên cạnh bánh Trung thu vị truyền thống, bạn có thể thử sức làm món bánh Trung thu Đài Loan nhân sầu riêng trứng muối tan chảy hấp dẫn và thơm ngon.
Sài Gòn Tiếp Thị đã kết nối với bạn Eric Nguyen, người bạn chế biến thành công món bánh Trung thu Đài Loan nhân sầu riêng, trứng muối và hiện đang quản lý kênh YouTube chuyên về ẩm thực (Eric's Home).
Thông qua công thức, hình ảnh và video dưới đây, mong rằng bạn đọc Sài Gòn Tiếp Thị có thể làm thành công món bánh này cho dịp Trung thu sắp tới.
Cấu tạo bánh gồm năm phần: Lớp nhân trứng muối tan chảy - lava, nhân sầu riêng, mochi, vỏ ruột và lớp vỏ ngoài.
Nhân trứng muối tan chảy - lava
Nguyên liệu
Đường mạch nha: 58gBột mạch nha: 15gBột sữa: 9gTrứng muối đã nướng hoặc hấp chín: 30g
Cách làm
Cho tất cả hỗn hợp vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn và gói lại giữ đông ít nhất khoảng 30 phút. Sau thời gian giữ đông, chia nhỏ mỗi viên 8g.
Nhân sầu riêng
Nguyên liệu
Trứng gà: 60gĐường cát: 35gWhipping cream: 25gSầu riêng xay nhuyễn: 55gBột khoai tây hoặc bột bắp: 40gBột sữa: 48gTrứng muối đã nướng chín: 40gMuối: 0.5gDầu ăn: 5g
Cách làm
Trứng muối sau khi nướng chín, cho vào máy xay sinh tố cùng các nguyên liệu khác. Xay nhuyễn và đem sên nhân trên lửa nhỏ. Lưu ý: để phần nhân bánh ngon và không bị khét, các bạn không nên sên trực tiếp trên lửa. Hãy nấu một nồi nước sôi, cho nhân ra thau inox và để lên nồi nước sôi để sên nhân. Khi sên nhân bằng hơi nước, nhân sẽ không bị khô do háp lửa và cũng không bị cháy xén.Sau khi sên nhân, để nguội và chia thành từng viên nhỏ 22g/viên để gói lava vào trong.
Mochi
Nguyên liệu
Bột nếp (dùng loại thường, không dùng bột nếp bánh in): 135gSữa tươi không đường: 120gĐường cát: 25gMạch nha: 55gDầu ăn: 10g
Cách làm
Cho sữa vào bột nếp trộn đều, mịn và vo thành viên. Dùng tay ép nhẹ viên bột để luộc nhanh chín hơn. Lưu ý: chỉ cho bột vào luộc khi nước đã sôi. Khi phần bột nổi lên mặt nước là bột đã chín.Vớt bột ra cho vào âu. Thêm vào đường mạch nha, đường cát và dầu ăn. Dùng máy đánh trứng, đánh mịn hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp thành một khối, không dính thành âu nữa là đạt.Cho bột ra thau, bọc kín lại và để nghỉ từ 10 đến 20 phút. Chia bột thành các viên nhỏ 20g để bọc phần nhân sầu riêng và lava tan chảy.
Vỏ bánh
Vỏ ruột
Bột mì số 8: 180gBơ lạt: 96g
Cách làm:
Dùng máy đánh trứng đánh tan bơ. Trước khi làm bánh, bạn có thể để bơ bên ngoài để bo mềm, lúc đánh sẽ dễ hơn.Ray bột mì cho vào âu. Dùng tay hoặc máy đánh trứng đánh hoặc nhồi cho đến khi bột dẻo mịn. Bọc kín, để nghỉ 20 phút. Chia thành các viên nhỏ 12g.
Vỏ ngoài
Bột mì số 8: 40gBột mì số 11: 170gĐường cát: 30gBơ lạt: 85gNước 70-90g tùy theo bột cũ hay mới
Cách làm:
Cho bơ vào âu, đánh cho bơ mịn. Tiếp tục cho đường vào đánh mịn.Ray bột mì số 8 và 11 như định lượng bên trên vào âu. Dùng tay hoặc máy đánh trứng để đánh hoặc nhồi phần bột hòa quyện vào bơ. Cho nước từ từ vào, tiếp tục nhồi cho đến khi bột dẻo mịn. Lưu ý: không cho nước vào hết một lúc. Tùy theo bột cũ hay mới mà độ hút ẩm khác nhau. Vì vậy cho nước vào cùng một lúc rất dễ bị nhão bột. Bọc kín và để nghỉ 20 phút sau đó chia thành các viên nhỏ 35g/viên.
Tạo hình và nướng bánh
Chi tiết định lượng bánh
Nhân lava: 8gLớp nhân sâu riêng: 22gLớp mochi: 20gLớp vỏ ruột: 12gLớp vỏ ngoài: 35g
Sau khi chia nhỏ theo định lượng các thành phần của bánh như bên trên. Tiến hành bọc nhân trước. Các viên nhân sầu riêng, vo tròn, ép nhẹ và cho lava vào giữa. Dùng tay bọc nhân sầu riêng và lava lại cẩn thận tránh để nhân lộ ra ngoài sẽ rất dễ bị chảy.
Lưu ý: khi chia nhân, lava chia sau cùng nhưng phải làm đầu tiên để tránh lava bị chảy ra.
Mochi sau khi chia thành các viên nhỏ, vo tròn thành các viên 20g, cán tròn và bọc phần nhân sầu riêng đã bọc lava.Vỏ ruột và vỏ ngoài sau khi chia nhỏ và vo tròn, dùng tay ép nhẹ phần vỏ ngoài, cho vỏ ruột vào giữa bọc kín. Để nghỉ 5 phút sau đó cán dọc bột và cuộn lại.Tiếp tục để bột nghỉ 5 phút và tiếp tục cán dài (cán dọc) bột sau đó cuộn lại. Gấp hai phần đầu của bột và vo tròn. Cán tròn bột và bọc kín phần nhân. Định hình lại bánh cho thật tròn trước khi nướng.
Nướng bánh
Bật lò ở nhiệt độ 180 độ, 2 thanh nhiệt, không quạt đối lưu trước từ 10 đến 15 phút. Cho bánh vào nướng lần 1 khoảng 12-15 phút hoặc cho đến khi bánh chuyển sang màu vàng nhạt. Lấy bánh ra để nguội từ 10 đến 15 phút.Dùng hỗn hợp hai lòng đỏ trứng gà và một muỗng cafe nước lọc trộn đều để quét mặt bánh. Sau khi quét mặt bánh, rắc ít mè (vừng) đen lên mặt. Lưu ý: quét bánh nào là phải rãi mè liền bánh đó do phần mặt bánh rất mau khô. Nướng lần 2: 180 độ từ 7 đến 10 phút là hoàn thành.
"Cuộc đua" của các loại bánh Trung thu bổ dưỡng Được xếp vào hàng bánh cao cấp, với các nguyên liệu bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, bánh trung thu dinh dưỡng đang bước vào "cuộc đua" đón mùa trăng tháng 8 với đa dạng chủng loại, mẫu mã. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, thị trường bánh trung thu năm nay dường như kém sôi động hơn những năm trước. Song, sự...