Đâm máy bay xuống phố đông tự sát vì bị gia đình ép làm phi công
Một học viên phi công cố tình lao máy bay xuống một con phố đông đúc ở Connecticut (Mỹ) để tự sát vì quá áp lực khi bị gia đình ép buộc về nghề nghiệp.
Theo CNN, chiều ngày 11.10, một chiếc máy bay hạng nhẹ Piper PA 34 đã lao xuống con phố đông đúc ở Đông Hartford (Connecticut, Mỹ). Vụ việc khiến một học viên phi công tên là Feras M. Freitekh (28 tuổi) tử vong và một giảng viên có tên Arian Prevalla bị thương nặng.
Một người phụ nữ và 3 em bé ngồi trong chiếc xe ô tô suýt bị máy bay đâm phải. Những người này được đưa đến cấp cứu ở bệnh viện trong tình trạng chấn thương nhẹ.
Xác máy bay bốc cháy sau sự cố.
Vào thời điểm xảy ra sự việc, chiếc máy bay đang hướng đến sân bay Hartford Brainard để chuẩn bị hạ cánh.
Được biết, đây là chiếc máy bay được sử dụng cho cả mục đích quân sự và dân dụng. Và người hướng dẫn – Arian Prevalla – là chủ nhân của Học viện Đào tạo bay Mỹ. Học viện này chuyên đào tạo các sinh viên nước ngoài để lái máy bay dân dụng.
Arian Prevalla – người sống sót sau vụ tai nạn.
Trả lời cảnh sát, giảng viên của học viên Feras đã kể lại giây phút kinh hoàng trong buồng lái. Arian cho biết anh đã tấn công Feras để giành quyền điều khiển máy bay sau khi biết anh này có tâm trạng không ổn định. Trước đó, Feras chia sẻ rằng anh ta cảm thấy vô cùng mệt mỏi và chán nản khi bị gia đình ép trở thành một phi công.
Tuy nhiên, Peter Goelz – một chuyên gia về đào tạo bay cho biết trong trường hợp này, người giảng viên không thể vô hiệu hóa sự điều khiển của học viên phi công. “Chiếc máy bay Piper 34 chỉ đơn giản là một chiếc máy bay điều khiển kép và không thể nào tắt quyền điều khiển của một trong hai người lái.
Video đang HOT
Cho đến hôm qua, các mảnh vỡ của chiếc máy bay vẫn nằm trên phố ở East Hartford.
Hiện trường vụ việc.
Trên máy bay không có thiết bị ghi âm nên hiện vẫn chưa thể chứng thực lời khai của giảng viên nói trên. Tuy nhiên, dựa vào một số thông tin điều tra ban đầu, cơ quan chức năng tin rằng lời khai của giảng viên là đúng sự thật. Với những vết thương nặng, giảng viên Arian Prevalla đã rơi vào tình trạng nguy kịch, theo thông tin được cung cấp bởi bệnh viện John Brridgeport Cappiello.
Chiều 12/10, cảnh sát East Hartford đã mở một cuộc họp báo công bố thông tin về vụ tai nạn. Cảnh sát Josh Litwin nói: “Các kết quả điều tra cho thấy đây là một vụ việc cố ý. Tuy nhiên, hiện chúng tôi vẫn đang tìm hiểu lý do vì sao học viên phi công này lại cố tình làm vậy.”
Hiện, cảnh sát đang tiến hành khám máy tính của học viên phi công và phỏng vấn người thân anh này.
Theo Minh Hạnh (Tiền Phong)
Chiến dịch giải cứu phi công trên sa mạc của quân đội Mỹ
Khi phi công bị bắn rơi trong các cuộc xung đột trên toàn cầu hiện nay, quân đội Mỹ phải thực hiện các phương án giải cứu được lên kế hoạch từ trước.
Sứ mệnh giải cứu phi công được tiến hành ngay sau khi chỉ huy quân đội Mỹ xác nhận có máy bay bị rơi trong lãnh thổ địch và phi công cần được giải cứu. Ảnh : USMC.
Nhiều quân chủng được huy động và đề xuất các phương án giải cứu, mỗi phương án đều được lên kế hoạch đến từng chi tiết.
Trong khi đó, đội giải cứu cũng được thành lập, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ. Trong ảnh, một đội lính dù tham gia giải cứu chuẩn bị cho một nhiệm vụ mô phỏng. Ảnh: USAF.
Trong trường hợp không biết chính xác vị trí phi công gặp nạn, một đội máy bay trinh sát sẽ được triển khai để tìm kiếm, thường là bay đến khu vực và sử dụng các thiết bị cảm biến đề rà soát các dấu hiệu. Ảnh: USAF.
Nếu máy bay trinh sát không thể hoạt động vì yếu tố thời tiết, hoạt động của địch và các yếu tố khác, bộ binh được triển khai trên thực địa để tìm kiếm. Ảnh: USMC.
Đội cứu hộ tiếp cận khu vực tìm kiếm bằng nhiều cách, kể cả nhảy dù. Ảnh: USAF.
Sử dụng trực thăng thả quân cứu hộ là phương án phổ biến nhất. Trong ảnh, các quân nhân trong đội giải cứu đang đu dây tiếp đất. Ảnh: US Air National Guard.
Gần đây, trực thăng lai V-22 Osprey được sử dụng ngày càng nhiều trong sứ mệnh tìm kiếm cứu nạn nhờ ưu thế tốc độ nhanh và dễ hạ cánh trong các không gian chật hẹp. Trong ảnh, một lính Mỹ cảnh giới khi trực thăng V-22 Osprey hạ cánh. Ảnh: USMC.
Khi phát hiện đội cứu hộ ở gần, phi công gặp nạn sẽ ra hiệu bằng cách sử dụng các phương thức liên lạc theo hiệp đồng trước đó. Trong ảnh, một quân nhân bị thương sử dụng đèn hiệu chemlight để ra hiệu cho các lính thủy quân lục chiến đang hạ cánh trong bụi mờ. Ảnh: USMC.
Đội cứu hộ triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh và cảnh giới địch trong quá trình giải cứu.
Đội ngũ quân y tham gia sứ mệnh giải cứu sẽ chẩn đoán thương tích và sơ cứu khẩn cấp cho các phi công gặp nạn. Ảnh: USMC.
Sau đó, các thành viên nhanh chóng lên máy bay để di tản trước khi địch xuất hiện. Ảnh: USAF.
Khi phi công gặp nạn ở những khu vực trực thăng không thể hạ cánh, đội cứu hộ sẽ mang theo tời và các trang bị khác để sơ tán. Ảnh: USAF.
Trực thăng quay trở về căn cứ để quân nhân gặp nạn được chữa trị và quay lại đơn vị hoặc được đưa về nước để chữa trị thêm. Ảnh : US Air National Guard.
Duy Sơn
Theo: WRTM/Vnexpress
Điểm yếu chết người của không quân Trung Quốc Mặc dù không quân Trung Quốc có quy mô lớn thứ 3 thế giới và có thể vượt Mỹ về quy mô trong thời gian không xa, nhưng lực lượng này có một điểm yếu lớn, không dễ khắc phục ngay. Phi công lái J-15 trên tàu sân bay Trung Quốc. Theo National Interest, Trung Quốc hiện sở hữu lực lượng không quân...