Đấm lưng khi “đèn đỏ” – coi chừng xung huyết nặng
Chỉ nên xoa nhẹ vùng lưng, vùng bụng hoặc chườm nước ấm là sẽ thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đau nhiều, không thể chịu được thì nên đi khám.
Khi có kinh cháu thường bị đau bụng, các bạn cháu bảo nên nằm sấp rồi nhờ ai đấm lưng cho thì sẽ khỏi. Cháu chưa thực hiện vì nghĩ: đã đau sao lại còn đấm thêm? Xin hỏi ý kiến bác sĩ về việc này? – Nguyệt Mai (ĐH Quốc gia Hà Nội)
Chỉ nên xoa nhẹ vùng lưng, vùng bụng.
Trả lời:
Hiện tượng đau bụng và đau lưng khi đèn đỏ là do máu dồn về vùng tiểu khung nhiều gây xung huyết ở khoang chậu. Có thể chỉ là đau mỏi lưng hoặc đau bụng nhưng cũng có thể đau nhức cả vùng cẳng chân nữa.
Theo quan niệm của một số bạn người thì đấm lưng sẽ khỏi nhưng thực ra hành động này không có lợi mà còn có hại. Bởi đấm lưng sẽ làm khoang chậu bị xung huyết nặng thêm đồng thời việc tác động một lực lớn vào vùng tiểu khung sẽ làm kích thích hiện tượng bong niêm mạc tử cung khiến máu ra nhiều hơn và thời gian kinh nguyệt kéo dài.
Đã có trường hợp đấm vào vùng lưng và thắt lưng quá mạnh khi hành kinh mà phải đi cấp cứu. Vì thế, cháu chưa thực hiện là tốt và hãy nhớ là đừng bao giờ làm như vậy.
Khi kinh nguyệt kết thúc thì dấu hiệu đau mỏi và các dấu hiệu khó chịu khác cũng hết theo. Chỉ nên xoa nhẹ vùng lưng, vùng bụng hoặc chườm nước ấm là sẽ thấy dễ chịu hơn. Trường hợp đau nhiều, không thể chịu được thì nên đi khám, bác sĩ sẽ hướng dẫn dùng thuốc giảm đau.
Theo alo
Huyết trắng nhiều, nên đi khám phụ khoa
Tôi bị huyết trắng khá nhiều, không ngứa, không có mùi, màu hơi vàng và dai. Tôi đi khám bác sĩ đã cho thuốc uống và đặt âm đạo nhưng vẫn không hết. Tôi bị bệnh gì và phải điều trị ra sao? Hiện tôi đã có gia đình, có con. (minhtruc123)
Trả lời:
Huyết trắng có 2 loại: huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.
Với huyết trắng bệnh lý thường do một hoặc nhiều tác nhân gây ra: nấm, trùng roi, lậu cầu, vi khuẩn gardnerella vaginalis... gây các triệu chứng khó chịu như: nóng rát, ngứa, có mùi hôi, có thể kèm tiểu gắt, giao hợp đau...
Riêng huyết trắng sinh lý thường liên quan đến chu kỳ kinh. Vào ngày rụng trứng, thường là giữa kỳ kinh với chu kỳ 28 ngày, dịch âm đạo nhiều, trong và dai, không gây triệu chứng khó chịu gì.
Có những trường hợp như polype cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thư cổ tử cung cũng gây ra huyết trắng nhiều và không ngứa.
Với huyết trắng bệnh lý cần điều trị đúng tác nhân gây bệnh: nấm, trùng roi, lậu... bằng các loại thuốc đặc trị. Những viêm nhiễm do lây truyền qua đường tình dục cần điều trị cho cả bạn tình.
Nếu bị huyết trắng sinh lý chỉ cần giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh bội nhiễm.
Với polype, viêm lộ tuyến, ung thư cần điều trị tùy vào nguyên nhân.
Bạn đã điều trị bằng thuốc uống và đặt nhưng không khỏi, cần phải khám lại để xác định nguyên nhân, từ đó việc điều trị có hiệu quả hơn.
Theo Alo
Coi chừng gặp họa vì "yêu" trong bếp Bếp là không gian lí tưởng cho "chuyện ấy" nhưng cần cẩn thận để tránh nguy hiểm. Nếu bạn biết cách làm tình trong căn bếp mà không tự gây tổn thương cho bản thân, đời sống tình dục của bạn sẽ không bao giờ buồn chán nữa. Bạn và cô ấy có thể trải nghiệm một cảm giác thăng hoa mới tại...