Đầm lầy đáng sợ hút du khách bởi những câu chuyện thần bí
Khi bước vào đầm lầy này, du khách sẽ cảm nhận ngay bầu không khí u ám đáng sợ.
Đầm lầy Manchac Swamp, tọa lạc tại bang Louisiana, miền đông nam nước Mỹ, là một khu vực tự nhiên quan trọng. Nơi đây trải dài dọc theo hai hồ lớn là Maurepas và Pontchartrain, tạo thành một hệ sinh thái phong phú. Đầm lầy này được biết đến với những vũng nước đọng, những cây cối bị xoắn cong và làn sương mờ ảo, tạo nên một không gian huyền bí. Với bề dày lịch sử và những truyền thuyết mê tín, Manchac Swamp đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều câu chuyện về ma quái, lời nguyền và những linh hồn lang thang vất vưởng.
Đầm lầy Manchac nổi tiếng với những câu chuyện kỳ bí về phù thủy, ma quái và thiên tai. Một trong những nhân vật nổi bật nhất gắn liền với nơi đây là Julia Brown, một người phụ nữ được cho là theo giáo phái Voodoo. Vào đầu những năm 1900, Julia sống trong một túp lều bên rìa đầm lầy. Theo truyền thuyết, bà đã khiến người dân trong vùng sợ hãi bởi khả năng gieo rắc lời nguyền và mối liên hệ với các thế lực huyền bí. Danh tiếng của đầm lầy Manchac vì thế càng trở nên huyền ảo và bí ẩn.
Julia Brown, còn được biết đến với biệt danh “Dì Julia”, là một người chữa bệnh và trung gian nổi tiếng trong cộng đồng địa phương nhờ vào sức mạnh siêu nhiên của mình. Tuy nhiên, sự giúp đỡ của bà không hoàn toàn xuất phát từ lòng vị tha. Theo nhiều người, Dì Julia nuôi dưỡng sự oán giận sâu sắc đối với cách mà cộng đồng đã đối xử với bà. Bà thường đ.e dọ.a các ngôi làng bằng những lời tiên tri đáng sợ về sự diệt vong. Một trong những tuyên bố nổi tiếng nhất của bà, được ghi lại bởi người dân thời đó, là: “Khi tôi chế.t, tôi sẽ mang mọi người theo”.
Vào ngày 28/9/1915, ngày tang lễ của Julia Brown, một trong những cơn bão nhiệt đới mạnh nhất từng được ghi nhận đã tấ.n côn.g Louisiana, phá hủy các làng mạc và gây ra hàng trăm cái chế.t. Kể từ đó, Julia Brown được cho là linh hồn chế.t oan đang canh giữ đầm lầy.
Julia Brown không phải là nhân vật duy nhất ám ảnh vùng nước của Manchac. Người ta nói rằng, đầm lầy này cũng bị ám bởi những linh hồn của nạ.n nhâ.n từ các thảm họa đã tấ.n côn.g khu vực này trong nhiều thế kỷ.
Một trong những linh hồn đáng sợ nhất là của “Người đàn ông không mặt”, thường được nhìn thấy bởi thợ săn và ngư dân. Ông ta là một linh hồn bị nguyền rủa, lang thang trả thù.
Video đang HOT
Theo truyền thuyết địa phương, tồn tại một lời đồn về một nhà tù bí mật từ thời kỳ thuộc địa, nơi mà những tù nhân đã bị bỏ rơi và phải chịu đựng trong những điều kiện tàn khốc. Tiếng hét của họ được cho là vẫn vang vọng trong những đêm tối nhất. Những ai dám mạo hiểm đến gần những khu vực này có thể nghe thấy những âm thanh kỳ lạ, từ những tiếng thì thầm đến tiếng vỗ nước, và đôi khi là những tiếng rên rỉ đầy đau khổ.
Mỗi năm, trong dịp Halloween, nhiều người tụ tập gần Manchac để thực hiện các nghi lễ liên quan đến Voodoo, hy vọng thiết lập liên lạc với các linh hồn hoặc nhận được sự bảo vệ khỏi những thế lực đen tối cư ngụ trong khu vực.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương cảnh báo bất kỳ ai mạo hiểm vào đầm lầy sau khi mặt trời lặn. Đầm lầy là nơi sinh sống của nhiều loài động vật hoang dã, bao gồm cá sấu, chim kỳ lạ và rắn, tất cả đều góp phần vào bầu không khí kỳ dị, ma quái.
Khi bước đi giữa những cây bách, du khách sẽ cảm nhận được sự kỳ bí của những rễ cây nhô lên khỏi mặt nước, giống như những bộ xương biến dạng. Trải nghiệm này trở nên khó quên hơn khi sương mù tan dần, để lại một không gian tĩnh lặng đầy huyền ảo. Đây chính là địa điểm lý tưởng để khơi gợi những câu chuyện ma quái và bí ẩn.
Ngày đầu nghỉ lễ, cả làng cùng du khách nhảy xuống đầm lầy chụp cá, tôm
Mỗi năm chỉ duy nhất một lần, hôm nay (31/8), cả làng và du khách nhảy xuống đầm lầy chụp bắt cá, tôm thòa thích.
Lễ hội "phá Trằm" Trà Lộc năm 2024 do Ban điều hành Làng Văn hóa Trà Lộc, Quảng Trị tổ chức. Ngày từ sáng, du khách từ khắp nơi đổ về Trà Lộc càng lúc càng đông, lên đến hàng nghìn người.
Sau tiếng trống khai hội của người đứng đầu làng Trà Lộc, hàng trăm người dân mang theo các ngư cụ như: nơm, rớ, lưới, vợt, rổ, rá, oi... lội xuống bùn ra giữa hồ để bắt cá. Hoạt động này không chỉ thu hút thanh niên mà người già, tr.ẻ e.m và phụ nữ cũng hào hứng tham gia.
Người tham gia lễ hội "Phá trằm" không quan trọng việc bắt được cá hay không, mà chủ yếu tham gia để lấy hên, cầu may mắn.
"Phá trằm" là lễ hội có lịch sử khoảng hơn 300 năm trước. Đây được xem là ngày hội thuần nông của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn. Đây là ngày hội diễn ra một lần duy nhất trong năm và trước khi tổ chức, nước ở trong trằm sẽ được xả cạn. Đồng thời, thông tin "phá trằm" sẽ được thông báo rộng rãi cho mọi người được biết để tham gia.
Trước đây, sau mỗi đợt thu hoạch lúa vụ hè thu, bà con thường xả hết nước trong trằm để bắt cá làm thực phẩm. Đồng thời, việc xả nước bắt cá nhằm giúp làm sạch lòng hồ, thay thế nguồn nước mới, cải tạo cảnh quan.
Về sau, việc làm này trở thành thông lệ truyền thống và được địa phương quan tâm tổ chức thành lễ hội. Nét độc đáo của lễ hội "Phá trằm" là người tham gia chỉ được phép bắt cá bằng các ngư cụ với phương pháp thủ công, không được sử dụng điện hoặc các phương pháp đán.h bắt tận diệt. Quá trình "phá trằm" nếu ai bắt được cá lớn, phải hô lên thật to để động viên và tạo phong trào cho những người khác.
Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy ngập nước rộng khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha. Theo cách gọi của người dân địa phương, "trằm" là bàu nước, hay còn có tên là bàu Giàng. Trằm tọa lạc giữa vùng tiếp giáp đồi cát và vùng đồng bằng ruộng trũng.
Đây là nơi hội tụ các mạch luồng, mạch nước từ trong những cồn cát tiết ra, dẫn về theo vô số các lạch nhỏ, nhiều cá, đặc biệt cá lóc, rô, diếc... Lễ hội "Phá trằm" là hoạt động truyền thống của làng Trà Lộc đã có từ hàng trăm năm trước. Lễ hội được tổ chức vào trung tuần tháng 8 âm lịch hằng năm nhằm xả nước trong hồ để bắt cá sau khi dân làng đã thu hoạch vụ lúa hè thu.
Ai cũng có thể tham gia, không kể người già, trẻ nhỏ, phụ nữ. Người tham gia chỉ được bắt cá bằng tay với dụng cụ thô sơ, gặp cá to thì có thể mang về, còn cá nhỏ thì phải thả lại trằm.
Dù người dân, du khách tham gia ngày hội rất đông nhưng công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông trong khu vực được đảm bảo tốt.
Người tham gia chỉ được phép bắt cá bằng các ngư cụ với phương pháp thủ công, không được sử dụng điện hoặc các phương pháp đán.h bắt tận diệt.
Mỗi năm hoạt động này chỉ diễn ra đúng một lần sau khi thu hoạch xong vụ lúa Hè thu. Đây không chỉ là dịp tạo không khí phấn khởi, vui tươi, gắn kết tình làng nghĩa xóm, cố kết cộng đồng mà còn là dịp để người dân kết hợp làm vệ sinh lòng hồ, thay thế nguồn nước mới sạch sẽ hơn, làm cho môi trường được cải thiện, đồng thời thu hút du khách gần xa đến tham quan.
Trằm Trà Lộc là một khu đầm lầy ngập nước rộng khoảng 10 ha, xung quanh là rừng nguyên sinh và thảm thực vật rộng chừng 100 ha.
Quá trình "phá trằm" nếu ai bắt được cá lớn, phải hô lên thật to để động viên và tạo phong trào cho những người khác
Phát hiện thêm một "thiên đường mây" thơ mộng chẳng kém Tà Xùa: Cách Hà Nội 4 tiếng đi xe, có loài hoa đặc trưng mỗi năm chỉ nở một lần Không chỉ được săn mây, du khách đến với Tà Chì Nhù còn được chiêm ngưỡng một loài hoa có cái tên vô cùng đặc biệt, không phải ở đâu cũng có. Vài năm trở lại đây, Tà Chì Nhù trở thành điểm du lịch được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Thậm chí, vùng đất này còn được ví như "thiên...