Đắm đuối với cây chanh leo miền biên ải
Nắm trong tay chỉ 1,5ha đất lâm nghiệp, anh Vi Văn Sơn (SN 1984), người dân tộc Mông ở bản Yên Sơn, xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (Nghệ An) miệt mài theo đuổi đam mê trồng cây chanh leo. Đến nay anh đã có hơn 1.000 gốc chanh, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng dễ như chơi.
Liều lĩnh chặt keo lai trồng chanh leo
Đường lên Quế Phong xa thăm thẳm, nơi đây lại giáp nước bạn Lào, nên người dân thường thích sang Lào làm ăn buôn bán hơn là ở nhà cặm cụi với đồi rừng. Cũng bởi vậy, tìm ra được người kiên trì bám trụ với rừng đã khó, lại là người trẻ tuổi càng khó hơn. Và ở cái tuổi 32, Vi Văn Sơn đã toàn tâm gắn bó với rừng, bởi như lời anh nói: Anh yêu rừng, yêu cây từ nhỏ…
Anh Vi Văn Sơn chăm sóc vườn chanh leo của gia đình. Ảnh: Cảnh Thắng
Anh Sơn kể: “Trước năm 2012, gia đình anh tôi gần như nghèo nhất cái bản Yên Sơn này”. Cái nghèo đói mãi đeo bám gia đình anh nếu như không có sự xuất hiện của cây chanh leo đến với địa bàn. Cây chanh leo không chỉ là cây chủ lực xóa đói giảm nghèo cho gia đình anh Sơn mà đây còn là loại cây xóa đói giảm nghèo cho bản làng Yên Sơn nơi tận cùng vùng biên ải này.
Nói về duyên đến với cây canh leo, anh Sơn tâm sự: “Trước đây, gia đình tôi được giao khoán hơn 1,5ha đất lâm nghiệp, nhưng không biết trồng cây gì để mưu sinh. Thấy nhiều người trong xóm trồng keo lai, gia đình cũng trồng cây keo lai. Khổ một nỗi, cây keo lai mãi trên 5 năm mới cho thu hoạch, trừ chi phí chăm sóc, hàng năm gia đình chỉ thu nhập xấp xỉ hơn 30 triệu. Trong khi đó, ruộng lúa gần nhà cũng không cung cấp đủ lương thực cho cả gia đình. Lúc đó, vì cuộc sống gia đình, tôi quần quật kiếm kế mưu sinh qua ngày…”.
Mãi đến cuối năm 2011, cây chanh leo được chính quyền địa phương đưa vào trồng thử nghiệm tại vùng đất của bản Yên Sơn này. Sau khi tìm hiểu, quan sát thấy cây chanh leo rất hợp thời tiết và thổ nhưỡng vùng đất mà anh đang sinh sống, nên nhiều lần anh đã bàn với vợ con chặt bán hết cây keo lai rồi cải tạo lại đất, để trồng loại cây có thu nhập cao này…
Video đang HOT
Quyết định chặt bỏ cây keo lai thời điểm đó đối với anh Sơn không dễ dàng chút nào. Thời điểm đó, vợ anh nhất quyết không đồng ý vì nếu chặt bán cây keo lai vào thời điểm còn hơn 1 năm nữa là thu hoạch thì gia đình anh sẽ trắng tay. Tuy nhiên, anh vẫn mạnh dạn động viên vợ chặt bán cây keo lai dù không có lãi là bao, để trồng mới cây chanh leo có hiệu quả kinh tế cao hơn.
“Lúc đó, vì nghèo quá, đang túng quẫn nên tôi làm liều gọi mấy người bạn lên vườn giúp tôi chặt cây bán cho thương lái… Bán xong, mấy ngày sau tôi lên UBND xã đề xuất hỗ trợ, giúp đỡ gia đình tôi giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật để tôi đầu tư trồng cây chanh leo…”- anh Sơn kể lại.
Chanh leo leo đồi làm giàu
Năm 2012, sau khi bỏ biết bao công sức cải tạo hơn 1,5ha đất trồng keo lai, anh Vi Văn Sơn và gia đình đã mạnh dạn mua giống cây chanh leo của Công ty CP Nafoods Group về trồng trên mảnh vườn của mình. “Thời điểm tôi đầu từ trồng hơn 1.000 gốc chanh leo, tôi được phía công ty cho nợ cây giống, phân bón và hướng dẫn kỹ thuật; chính quyền địa phương hỗ trợ tôi tiền làm giàn nên phần nào cũng yên tâm. Vào thời điểm đó Công ty có cam kết với tôi, khi nào đến mùa thu hoạch họ sẽ khấu trừ dần tiền đầu tư ban đầu…” – anh Vi Văn Sơn kể lại.
Đến nay, hơn 1.000 gốc chanh leo của gia đình anh Vi Văn Sơn đã cho thu hoạch mùa thứ 3, mỗi mùa như vậy đem lại thu nhập cho gia đình anh trên dưới 200 triệu đồng. Dẫn chúng tôi lên đồi thăm vườn chanh leo, anh Sơn “khoe” của: “Hai năm nay, nhờ cây chanh leo mà gia đình tôi đã dựng được ngôi nhà sàn khang trang, mua được 2 con bò, xe máy… Hiện hàng tháng, tôi phải thuê thêm 2 người địa phương chăm sóc cho cây chanh leo mới chăm kịp, tôi dự kiến đang muốn trồng thêm hàng nghìn gốc chanh leo nữa”.
Chia sẻ về bí quyết trồng cây chanh leo, anh Sơn cho biết: “Chanh leo là loại cây cần độ ẩm cao, lượng nước nhiều và thường xuyên. Vì vậy, thường phải tưới nước 2 ngày 1 lần, nhất là vào mùa khô cần tưới lượng nước nhiều hơn sẽ giúp cho cây ra chồi, ra hoa và đậu quả liên tục, yêu cầu nước ở nhiều giai đoạn làm trái và phát triển trái nếu thiếu nước sẽ làm rụng hoa, trái hoặc teo trái lại”. Để tưới nước cho cả 1.000 gốc chanh leo là không thể, anh Sơn đã nghĩ ra cách dòng các đường ống nhỏ đến từng gốc cây, rồi mỗi lần cần tưới, anh chỉ cần bật máy bơm là nước sẽ phun đều lên 1.000 cây. Việc bón phân cũng được anh thực hiện bằng cách tương tự. Mỗi lần cần bón phân, anh chỉ cần hòa các loại phân bón trong hầm nước, rồi bơm cho cây là xong. Cách này vừa đỡ tốn nhân công, vừa hiệu quả, nên dù trồng hơn 1.000 cây chanh leo, anh cũng không vất vả mấy.
Theo anh Sơn, cây chanh leo rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng như ở Quế Phong, thời gian trồng cây chỉ 4 tháng là cho thu hoạch. Năm đầu tiên cho 40 – 45 tấn/ha, năm thứ hai đạt 65 – 70 tấn/ha, với giá trung bình 7.000 đồng/kg, người trồng chanh leo có lãi lớn.
Cũng theo anh Sơn, trồng chanh leo khó nhất là khâu thu hoạch bởi chanh leo chín rất nhanh và phải sơ chế trước khi bán cho công ty. “Chanh leo là loại cây rất ít sâu bệnh, nhìn vườn chanh rậm rạp thế, nhưng không có con sâu nào, chủ yếu chỉ dùng thuốc kích thích đậu quả thôi, nên chất lượng quả rất tốt, sạch” – anh Sơn chia sẻ.
Trao đổi với phóng viên NTNN ông Lữ Văn Cương – Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ, huyện Quế Phong chia sẻ: “Cây chanh leo vào xã từ năm 2011. Trước đây bà con chưa tin tưởng lắm nên rất ít người đầu tư trồng. Nhưng khi biết được hiệu quả về kinh tế mà cây chanh leo mang lại thì nhà nhà, người người đua nhau trồng cây chanh leo, bởi trồng cây chanh leo cho thu nhập cao hơn hẳn so với trồng các loại cây khác…”.
“Với 1ha đất, người dân có thể trồng tới hơn 800 gốc chanh leo. Số vốn đầu tư ban đầu khoảng 100 triệu đồng/ha trong đó có chi phí giống, phân bón, làm giàn… Trong khi mỗi gốc chanh leo đến mùa thu hoạch có thể đạt được 35 đến 45kg quả. Giá cả hiện nay dao động từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg… Như vậy mới biết được hiệu quả kinh tế mà cây chanh leo đã mang lại…” – ông Cương cho biết thêm.
Theo Danviet
Chanh leo lan rộng cao nguyên Mộc Châu
Mới được đưa về trồng trên cao nguyên Mộc Châu (Mộc Châu, Sơn La) hơn 2 năm nay, nhưng cây chanh leo đã khẳng định được chỗ đứng của mình bằng chính chất lượng, hiệu quả kinh tế. Đây là một trong các nông sản sạch đang được sản xuất và tiêu thụ theo mô hình liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp.
Chanh leo từng bước thay thế cây su su
Mộc Châu được biết đến như một cao nguyên trù phú, với các sản vật nổi tiếng như mận Tam hoa, đào mỏ quạ, su su và đặc biệt là nơi có nhiều tỷ phú bò nhất cả nước. Mảnh đất màu mỡ này, được ví như là "Đà Lạt thứ 2", bởi thổ nhưỡng, khí hậu thiên nhiên ưu đãi, quanh năm mát mẻ, nên rất thích hợp cho việc trồng trọt, sản xuất theo mô hình công nghệ cao, sạch.
5 năm trước, nếu cây su su là cây trồng chủ lực ở Mộc Châu, thì nay cơ cấu đã thay đổi, thay vào đó là cây chanh leo. Ông Hà Trung Chiến - Bí thư huyện Mộc Châu cho biết, hiện Mộc Châu có 1.009ha sản xuất rau, củ, quả, đạt 17.300 tấn/năm, với 35 loại rau. Trong đó có 21.7ha đã được chứng nhận VietGAP, 22,5ha được chứng nhận sản xuất an toàn, diện tích rau chủ yếu được sản xuất ở Đông Sang, Mường Sang, Chiềng Hắc và thị trấn Mộc Châu, với 9 tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, trong đó có 7 hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp. Theo đó, giá trị sản xuất trung bình đạt từ 300 - 400 triệu đồng/ha/năm.
Cây chanh leo đang được thay thế dần cây su su và nó đang trở thành cây "vàng" trên cao nguyên Mộc Châu. Ảnh: V.T
Hơn 2 năm nay, huyện đã đưa vào trồng thử nghiệm giống chanh leo Đài Loan, theo mô hình liên kết và đang phát huy hiệu quả. Ông Nguyễn Minh Thái - Chủ nhiệm HTX Chanh leo Mộc Châu cho biết, HTX được thành 11.2015, ban đầu có 28 thành viên và hiện là 78 thành viên, với 86ha, tập trung ở xã Tân Lập, Chiềng Hắc, Phiêng Luông và thị trấn Nông trường Mộc Châu. HTX đang liên kết với Công ty CP Nafoods Tây Bắc để sản xuất và bao tiêu 100% sản phẩm cho bà con.
"Cây chanh leo rất thích hợp với khí hậu thổ nhưỡng Mộc Châu, chỉ sau 4 tháng là cho thu hoạch. Năm đầu tiên cho 40 - 45 tấn/ha, năm thứ hai đạt 65 - 70 tấn/ha, với giá trung bình 7.000 đồng/kg (đạt 12 - 13 quả/kg). Để quả chanh đạt chất lượng, chúng tôi thường xuyên tập huấn cho các xã về cách ghi chép hàng ngày, sử sử dụng thuốc BVTV, lịch phun thuốc, bón phân, thu hái, đánh giá sản phẩm của từng diện tích của các xã viên. Mỗi một tiểu khu HTX bầu ra một tổ trưởng để lên lịch phun thuốc, bón phân, hái quả... nhờ đó có thể truy xuất được nguồn gốc sản phẩm là của xã viên nào" - ông Thái cho biết.
Bà Đặng Thị Vui - xã viên trồng chanh leo với diện tích 1ha, ở Tiểu khu 84 - 85, thị trấn Nông trường Mộc Châu vui vẻ nói: "Trước đây nhà mình trồng su su, ngô, sắn và cây nậm, thu nhập chẳng đáng là bao. Hai năm nay được công ty đưa giống chanh leo về trồng rất hiệu quả, cho thu nhập gấp 2 - 3 lần trước đây, nhờ đó mà đời sống gia đình mình cũng tăng lên".
Liên kết bền vững
Ông Nguyễn Văn Sáng - Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Nafoods Tây Bắc cho biết, công ty đã ký hợp đồng liên kết với HTX và người dân trong việc sản xuất và tiêu thụ chanh leo. "Chúng tôi cung cấp giống, kỹ thuật, phân bón cho bà con. Khi chanh chín chúng tôi cam kết bao tiêu 100% sản phẩm. Hiện công ty đang mở rộng thị trường ra các nước Đông Nam Á và chấu Á... nên lượng cầu rất lớn. Chúng tôi đang tiếp tục mở rộng diện tích chanh leo ra một số tỉnh phía Bắc, nhằm đáp ứng nhu cầu chế biến của nhà máy và xuất khẩu" - ông Sáng cho hay.
Ông Nguyễn Viết Chữ - Phó Chủ nhiệm HTX Chanh leo Tây Bắc cho biết thêm, do chanh leo chín rất nhanh, nên khi chanh vào độ chín cứ 2 ngày, hoặc thậm chí ngày thu hoạch một lần. Lịch thu hoạch, do HTX quyết định. Bà con thu hoạch chanh tập hợp tại HTX, sơ chế, rồi giao lại cho công ty.
"Chanh leo là loại cây rất ít sau bệnh, nhìn vườn chanh rậm rạp thế, nhưng không có con sâu nào, chủ yếu chỉ dùng thuốc kích thích đậu quả thôi, nên chất lượng quả rất tốt, sạch" - ông Chữ chia sẻ.
Ông Tạ Đồng Bảy - xã viên, ở Tiểu khu 84 - 85, thị trấn Nông trường Mộc Châu cho biết, trước đây ông trồng hơn 1ha su su. Tuy nhiên, gần đây giá su su liên tục sụt giảm, năng suất thấp, nên anh đã quyết định bỏ su su sang trồng chanh. "Với năng suất 60 - 70 tấn/ha, chỉ cần giá trung bình đạt 5.000 - 6.000 đồng/kg, đầu ra ổn định, trồng chanh leo đã có lãi hơn rất nhiều cây trồng khác ở Mộc Châu hiện nay" - ông Bảy nhận định.
Theo Danviet
Thu nhập gần 300 triệu đồng/năm nhờ cây chanh leo Sau hơn 1 năm đưa vào sản xuất ở 2 xã Đức Hương và Hương Quang (huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh), cây chanh leo đang khẳng định giá trị kinh tế vượt trội so với nhiều loại cây trồng khác với mức thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/ha/năm. Những ngày này, nông dân thuộc hai xã Đức Hương, Hương Quang,...