Đám cưới tiền tỷ của con gái quan chức Ấn Độ gây phẫn nộ
Đám cưới dài 5 ngày của con gái một quan chức Ấn Độ làm dấy lên làn sóng phẫn nộ khi hàng triệu người khắp đất nước đang chìm trong cuộc khủng hoảng tiền mặt.
Ông Reddy cùng con gái và các thành viên khác trong gia đình. Ảnh: Janardhana Reddy
Hôn lễ giữa một doanh nhân và con gái của ông G. Janardhana Reddy được cử hành tại cung điện Bangalore, bang Karnataka, với sự góp sức của 8 vị đạo diễn Bollywood từ cả tháng trời trước đó nhằm biến nơi đây thành một ngôi đền Hindu cổ.
Theo BBC, các vị khách nhận được thiệp mời mạ vàng và được những chiếc xe bò kéo sang trọng đưa đón từ cổng vào. Hôn lễ cũng có sự góp mặt của các ngôi sao Bollywood.
Cô dâu mặc chiếc sari trị giá tới 170 triệu rupee, đeo trang sức 900 triệu rupee. 300 cảnh sát được bố trí cùng chó nghiệp vụ và đội phá bom để đảm bảo an ninh cho đám cưới, theo báo chí Ấn Độ.
Những người chỉ trích đã mô tả đám cưới trị giá tới 5 tỷ rupee (74 triệu USD) này là “màn phô trương bẩn thỉu của sự giàu có”.
Video đang HOT
Đám cưới diễn ra chỉ vài ngày sau khi chính phủ Ấn Độ tuyên bố thu hồi tất cả tiền giấy mệnh giá 500 rupee (khoảng 7,4 USD) và 1.000 rupee để truy quét nạn trốn thuế và tham nhũng do hàng tỉ USD tiền thuế đã bị thất thoát. Tuy nhiên, thay đổi bất ngờ này khiến hàng triệu người Ấn Độ lâm vài cảnh thiếu tiền mặt và phải chầu chực bên ngoài các ngân hàng để đổi tiền.
Địa điểm tổ chức đám cưới được trang hoàng như một ngôi đền Hindu cổ. Ảnh:Janardhana Reddy
Các hôn lễ ở Ấn Độ cũng không nằm ngoài cuộc khủng hoảng khi nhiều khoản thanh toán cho các dịch vụ thường được giao dịch bằng tiền mặt.
Ông Reddy cho biết đã thế chấp bất động sản tại thành phố Bangalore và Singapore để có tiền làm đám cưới cho con và tất cả các khoản thanh toán đã được thực hiện 6 tháng trước đó.
Tuy nhiên điều này vẫn không ngăn được người dân Ấn Độ tiếp tục chế giễu đám cưới xa xỉ trên mạng xã hội. Các đối thủ chính trị của ông Reddy cũng nêu nghi ngờ liệu chính sách chống “tiền đen” bất hợp pháp của Thủ tướng Narendra Modi có bao gồm tầng lớp thượng lưu.
Ông Reddy là cựu thành viên đảng Bharatiya Janata của Thủ tướng Modi tại bang Karnataka, mới được tại ngoại hồi năm ngoái sau 3 năm ngồi tù vì tội tham nhũng.
Thảo Phan
Theo VNE
Hai thiếu nữ làm nô lệ suốt 5 năm gây phẫn nộ ở Myanmar
Hai thiếu nữ Myanmar tố cáo bị chủ một cửa hàng may ở Yangon bắt giữ và tra tấn, ép làm việc như nô lệ hơn 5 năm.
Đôi tay bị biến dạng do tra tấn của một trong hai thiếu nữ Myanmar. Ảnh: AFP.
Hai thiếu nữ được trả tự do vào tuần trước nhờ sự giúp đỡ của một nhà báo. Gia đình các nạn nhân cho biết cảnh sát từ chối can thiệp dù họ đã cầu xin, theo BBC.
Hôm 21/9, cảnh sát đã bắt giữ người thợ may và hai thành viên trong gia đình bị tố cáo giam cầm, đối xử như nô lệ với hai thiếu nữ 11 tuổi và 12 tuổi.
Hai em được bố mẹ gửi tới thủ phủ thương mại Yangon để làm người giúp việc trong cửa hàng may. Hai em sống cuộc sống như nô lệ, không được tiếp xúc với cha mẹ, không được rời đi, không được trả tiền công.
Sau khi được giải cứu, một trong hai em nói đã bị đóng dấu bằng sắt nung đỏ ở chân và ở đầu, bị rạch dao ở mũi chỉ vì nấu ăn không ngon. Bé gái lớn hơn cho biết các ngón tay bị đốt cháy, xoắn lại sau một lần bị trừng phạt.
Trong 5 năm hai em bị bắt làm nô lệ, gia đình nhiều lần đề nghị cảnh sát giúp đỡ nhưng bị từ chối. Mọi chuyện chỉ thay đổi khi một nhà báo tên Swe Win vào cuộc. Sau khi tiếp cận cảnh sát và cũng bị từ chối, Swe Win mang sự việc đến Ủy ban Nhân quyền quốc gia. Cơ quan này đàm phán với cửa hàng may để hai em được tự do và nhận khoản lương hơn 4.000 USD.
Tuy nhiên, dư luận Myanmar giận dữ bởi các hành vi tra tấn hai cô gái không được đem ra xét xử. Câu chuyện của hai nữ nô lệ thời hiện đại được nhiều tờ báo và mạng xã hội đăng tải, gây sức ép khiến cảnh sát phải vào cuộc và bắt giữ chủ cửa hàng may cùng hai người con đã trưởng thành. Ba người này phải đối mặt với cáo buộc buôn người.
Tổng thống Myanmar Htin Kyaw cũng bày tỏ bất bình trước việc chính quyền mất nhiều thời gian giải quyết vụ việc. Ông Htin Kyaw chỉ đạo các cơ quan liên quan bảo vệ gia đình hai cô gái và nhà báo Swe Win để tránh việc họ bị trả thù.
Nhiều người Myanmar coi sự việc là bằng chứng cho hệ thống tư pháp chồng chéo, chống lại những người nghèo, dễ bị tổn thương. Theo Liên Hợp Quốc, ít nhất một triệu trẻ em Myanmar phải bỏ học đi làm.
Văn Việt
Theo VNE
Vạn Lý Trường Thành bị san phẳng lì bằng xi măng Một chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới đây đã hứng chỉ trích kịch liệt từ người dân khi trùng tu một đoạn Vạn Lý Trường Thành bằng cách phủ xi măng phẳng lì. CNN cho biết đoạn Vạn Lý Trường Thành được tu sửa nằm ở khu vực giáp ranh giữa tỉnh Liêu Ninh và Hà Bắc. Công tác tôn tạo...