Đám cưới mùa nước nổi: Cô dâu chú rể thả dép đi chân trần lội nước
Minh Thư kể tiếp: “Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilon xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày.
Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất…”.
Cô dâu: Minh Thư – nhân viên văn phòng
Chú rể: Nhật Quang – Làm về sự kiện, quảng cáo
Cặp đôi cùng sinh năm 1997 và hiện sinh sống, làm việc tại Long Xuyên, An Giang
Đám cưới được tổ chức tại nhà riêng ở An Giang
Quy mô khách mời: Khoảng 90 mâm
Đám cưới tổ chức vào mùa mưa và cơn mưa ập tới
Có lẽ, mùa nước lũ, mùa nước nổi luôn là những ký ức khó quên đối với người miền Tây. Họ thậm chí còn sống quen, thích ứng với việc tổ chức các hoạt động trong mùa nước lũ. Cũng bởi vậy mà có những đám cưới tổ chức vào những ngày đó. Nó sẽ là một kỷ niệm khó quên trong cuộc đời của cô dâu chú rể và hai bên gia đình.
Đám cưới của cô dâu Minh Thư được tổ chức vào một trong những ngày nước lũ tháng 9 đó.
Minh Thư và chồng Nhật Quang quen biết trong một lần đi làm part-time. Nhưng khi đó, họ vẫn chưa có cảm xúc yêu đương gì. Sau 3 tháng gặp lại, Nhật Quang nhắn tin cho Thư trò chuyện theo phong cách “cục súc”. Vậy mà cô gái trẻ lại “đổ” anh chàng bằng tuổi. Chỉ sau vài ngày là họ bắt đầu yêu nhau.
“Yêu 2 năm thì hai bên gia đình ngỏ ý cưới chứ bọn mình cũng chưa tính. Ngày hai bên nói chuyện cũng lạ lắm, không có trịnh trọng hay bày vẽ gì hết. Dưới nhà phụ huynh nói chuyện, trên lầu đằng trai do nhiều công việc nên ngủ quên mất. Phụ huynh bàn việc xong mình lên thông báo ngày cưới là quyết cưới thôi”, cô dâu Minh Thư kể.
Hồi đó, hai bên chốt lịch cưới là vào tháng 9. Khi đó cũng là cuối mùa nước nổi, gia đình hi vọng trời quang mây tạnh chứ cũng không nghĩ đến việc mưa lớn gây ngập như thế.
“Bọn mình chuẩn bị cho đám cưới khoảng 4 tháng. Tháng 5 là đi chụp hình rồi bắt đầu chuẩn bị mọi thứ như thuê cổng hoa, thuê rạp cưới, làm thiệp, chuẩn bị lễ gia tiên rồi dàn bưng mâm và mâm quả. Hành trình chuẩn bị cũng giống như nhiều đám cưới miền Tây khác, đơn giản có mà cầu kỳ cũng có”, Thư kể.
Thời tiết vẫn đẹp cho đến ngày diễn ra lễ rước dâu. Khi đó, một cơn mưa bất chợt đổ xuống và bắt đầu lũ lên, gây ngập. Khu vực rạp cưới thì khô ráo song vào phía trong gần nhà cô dâu, nước mấp mé ở mép, suýt tràn vào tận nhà, gây khó khăn cho việc di chuyển.
Video đang HOT
Minh Thư kể tiếp: “Cô dâu chú rể tháo giày bỏ vào túi nilong xách đi. Ba vợ buộc bọc vào chân còn mang nguyên giày. Các cụ hai bên cũng nhón gót đi, đội bê tráp đỡ lễ tháo luôn cả giày đi chân đất…
Vợ chồng nhà hàng xóm đối diện có con nhỏ mà để con bé đó chạy ra che dù hộ tống đoàn rước dâu. Dàn bưng mâm thì có người đội mâm chạy ra, có vài người kèm cô dâu thì cầm áo mưa làm đoàn tàu đi ra. Nói chung đó là một trải nghiệm khá đặc biệt của đám cưới miền Tây, hôn lễ trong cơn mưa khá bất ngờ”.
Cưới mùa nước nổi là nét đẹp của văn hóa miền Tây
Trong những bức hình được cô dâu chia sẻ, hình ảnh chú rể, các cô các bác mặc áo dài xách giày trên tay nhưng vẫn cười tươi khiến người ta thấy đặc biệt quá.
Cũng may, qua nhà chú rể xe hơi có thể đi nên không cần rước dâu bằng ghe xuồng làm phương tiện giao thông. Từ nhà gái, nước không quá ngập, xe chạy bon bon đến nhà trai thì trời hết mưa đầy bất ngờ.
“Nhờ trời tạnh mưa mà tiệc diễn ra vẫn bình thường. Khách về hết thì lại mưa tiếp, lại tiếp tục bì bõm. Hôm đó đúng là ai cũng bảo may, khi làm lễ chính không mưa gió gì, thuận lợi cho tất cả mọi chuyện”, Minh Thư tâm sự.
Với nhiều cô dâu chú rể, việc có đám cưới mà xảy ra mưa lũ gây ngập sẽ gây phiền phức về nhiều mặt. Tuy nhiên với Minh Thư, nó giống một trải nghiệm đáng nhớ và có chút gì đó bản sắc quê hương.
“Miền Tây gắn liền với sông nước. Từ ngày xưa mình đã được nghe kể những câu chuyện rước dâu bằng xuồng ba lá hay nhà trai nhà gái tất bật chuẩn bị đám cưới vào mùa nước nổi. Bây giờ chính mình lại được trải nghiệm chính điều đó.
Những người lớn ở đây cũng truyền tai nhau rằng có nước là có tiền. Ngày đám cưới mà nhiều nước như thế này thì cô dâu chú rể sau này sẽ làm ăn phát đạt, bởi vậy mình không coi đây là vấn đề gì cả. Trái lại, mình còn nghĩ nó sẽ là kỷ niệm đẹp khó quên suốt cuộc đời”, Minh Thư kể thêm.
Có những điều vô tình xảy đến nhưng lại là cơ hội để tạo nên sự kiện để lại dấu ấn đặc biệt. Cô dâu An Giang Minh Thư đã có một trải nghiệm rất tuyệt trong ngày lên xe hoa. Qua câu chuyện của Thư, người ta cũng hình dung được phần nào khung cảnh đám cưới mùa nước nổi đặc trưng ở miền Tây và vô cùng đặc sắc.
Nhà thiết kế đám cưới tiết lộ hôn lễ đặc biệt của bản thân
Bản thân là một nhà thiết kế đám cưới nên đương nhiên những gì mà cô dâu muốn phải đặc biệt hơn bình thường.
Câu chuyện của nhân vật
Ngay từ rất sớm, cô dâu đã tưởng tượng ra đám cưới của mình như thế nào. Bản thân cô là một nhà thiết kế đám cưới nên chuyện hình dung hôn lễ ra sao không phải chuyện khó.
Ban đầu, cô thích đám cưới ngoài trời với bãi cỏ, xung quanh là hoa. Nhưng sau đó, do đăng ký kết hôn trước, tổ chức đám cưới sau nên cô dâu muốn tổ chức theo cách thức ý nghĩa hơn.
Thiết kế đám cưới
Để phục vụ cho bối cảnh rừng xanh ngoài trời, cô dâu chọn màu chủ đạo là xanh lá cây đậm màu cà phê một chút màu vàng. Hôn lễ diễn ra tại một nhà hàng ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Ngay từ phần thiệp mời, họ đã chuẩn bị vô cùng chu đáo có màu xanh chủ đạo và in nổi bằng phương pháp in letterpress. Bên cạnh đó còn có bookmark viết cảm ơn những vị khách đã tham dự tiệc cưới. Kẹo socola của hôn lễ cũng được xé bỏ giấy gói ban đầu và thay bằng giấy gói chuẩn phong cách của hôn lễ. Bao bì kẹo cũng được cô dâu tự tay thiết kế.
Hộp đựng nhẫn khá đặc biệt, đó là một chiếc hộp nhỏ, trải cỏ xanh theo đúng phong cách mà cô dâu mong muốn.
Sơ đồ bố trí địa điểm
Cô dâu đã nắm được trong tay mặt bằng của địa điểm tổ chức và lên kế hoạch sắp xếp địa điểm. Cô tham khảo nhiều nghi lễ châu Âu để lấy cảm hứng. Ví dụ như sử dụng phần gỗ cao thấp để làm giá đỡ cho món bánh tráng miệng.
Ngoài ra, còn có thêm một mảng tường xanh để làm nền chụp ảnh cho du khách. Để có cảm giác tiệc cưới châu Âu, cô dâu lựa chọn một nhà hàng ở Thượng Hải có mái kính trên sân thượng và rèm vải thưa.
Cô cũng bố trí các hạt bóng đèn trong sảnh tiệc để tạo không khí ấm áp.
Trang trí cho lễ đường
Cô dâu lựa chọn làm lễ ngoài trời và dùng bữa trong nhà hàng.
Lễ đường được trang trí khá đặc biệt. Cổng chào tạo cảm giác như đang bước vào khu rừng với hai vòng hoa lớn ở cửa bên ngoài.
Cổng hoa lớn nơi tổ chức hôn lễ được tạo nên bằng những chuỗi hoa dài theo đúng phong cách cô dâu muốn.
Ghế ngồi cho các vị khách cũng được kết những cành hoa dài đồng nhất.
Thậm chí khu vực đón khách đã khiến chính cô dâu bị sốc bởi trình bày ý tưởng cho bên thiết kế và kết quả nhận lại ngoài sức tưởng tượng. Cô dâu đã ngỡ ngàng, thậm chí rớm nước mắt khi các cộng sự đã biến giấc mơ của mình thành hiện thực.
Theo đó, bộ phận thiết kế quyết định biến "cánh cửa rừng" trở nên đặc biệt tột độ với đủ loại hoa tươi.
Vẫn như cảm hứng cô dâu mong muốn, đa số các loại hoa có chùm, chuỗi dài. Sử dụng các thân gỗ để làm đế cắm tạo cảm giác rất vintage, núi rừng.
Khu vực check in càng đặc biệt hơn nữa với tạo hình giống như trong những truyện cổ tích. Cô dâu đam mê lễ đường theo phong cách châu Âu và sự cổ kính của những đồ vật bằng gỗ, vali, những chiếc cốc nhỏ hay đồ trang trí đã làm nổi bật được điều đó.
Điều diễn ra trong hôn lễ
Cô dâu không muốn có nghi thức đón người thân như những đám cưới truyền thống. Họ cắt bỏ phần đó và thay vào đấy bằng việc trò chuyện, chụp ảnh trong phòng riêng vào buổi sáng. Phần tiếp đón sẽ có bố mẹ hai bên đảm nhận để giữ cảm xúc của mình được trọn vẹn nhất.
Sau đó, cô dâu chú rể quay trở lại khuôn viên nhà hàng chụp ảnh lưu niệm.
Hôm đó thời tiết không quá đẹp song điều đó không ảnh hưởng đến tâm trạng của cô dâu chú rể.
Buổi lễ diễn ra, thay vì làm lễ, họ đã chuẩn bị những đoạn lời muốn nói để tâm tình với đối phương.
Hôm đó khách khứa chỉ toàn là bạn bè thân thiết, người thân nên cả cô dâu chú rể đều có thể thoải mái tỏ rõ lòng mình. Một hôn lễ hoàn hảo từ phần trang trí đến phần tổ chức đã diễn ra nhẹ nhàng và gọn gàng như vậy.
Theo cô dâu, đám cưới là một bước ngoặt để hai vợ chồng chính thức bước vào cuộc sống hôn nhân. Nó có thể diễn ra theo bất cứ hình thức nào mà hai vợ chồng muốn. Tuy nhiên, nó vẫn phải được tổ chức một cách lịch sự, có văn hóa, mang bản sắc riêng mà cô dâu chú rể mong muốn. Hi vọng rằng, ai cũng có thể có cho mình một đám cưới trong mơ dù bằng hình thức nào đi chăng nữa.
Đám cưới chỉ có cô dâu chú rể, không hề khách mời vẫn chỉn chu tinh tế Mặc dù hôn lễ chỉ có 2 người song phần trang trí cũng rất được chú trọng! Địa điểm: Một cánh rừng ngoại ô Bắc Kinh (Trung Quốc). Quy mô: 2 người Chủ đề: Anh muốn có em cả đời Phong cách: Retro Câu chuyện của nhân vật chính "Đó là một đám cưới không giống đám cưới như nó lại mang phong...