Đám cưới đặc biệt của chàng trai bay từ Nhật về để trao nhẫn lên bàn thờ vợ: “Anh muốn làm cho em nhiều hơn thế”
Có người bảo anh điên, người lại nói anh hành động cảm tính nhưng đám cưới đặc biệt này là điều anh mong muốn bấy lâu, là giây phút thiêng liêng anh chính thức được gọi cô 1 tiếng vợ.
Chút gió đầu thu man mát buồn vương vấn làm người ta nhớ đến những góc phố quen, những kí ức cũ hay hoài niệm về 1 bóng hình đã xa. Có đau, có xót bởi lỡ dở 1 chữ tình, nghẹn ngào 1 chữ duyên nhưng cái kỉ niệm ngày xưa cũ ấy có thấu gì bởi chia tay là do mình lựa chọn.
Sẽ có những thời điểm, mỗi người trong chúng ta nhận ra rằng, cuộc sống này đáng sợ đến mức ta có thể mất người mình yêu thương chỉ trong tích tắc. Những hẹn ước dang dở, sự ân hận muộn màng và cả hàng ngàn nỗi đau không biết ngày sau còn nhói. Đáng sợ vô cùng!
Đã có biết bao cuộc tình âm dương cách biệt, biết bao vụ tai nạn tàn khốc biến đám cưới thành đám ma, người ở vẫn đau, người sau vẫn khóc nhưng thời gian lại nhẹ nhàng xoa dịu cho đến khi 1 ai đó lại ra đi. Đó là bức hình cưới chưa treo, lời hẹn thề chưa nói, đôi nhẫn cưới chưa kịp lồng tay và tiếng vợ gọi chồng chưa vẹn tròn, thắm thiết.
Toàn cảnh facebook với vô số hỗn loạn bỗng lặng đọng sau 1 dòng thông báo: “Hôn lễ được tổ chức 10h tối nay. Mong mọi người bớt chút thời gian đến tiễn vợ em”. Một chú rể đang rạng ngời trong tấm ảnh cưới khiến ai nấy đều rờn rợn. Phải, vợ anh ấy mới mất cách đây mấy tiếng và anh ấy đang ở 1 nơi rất xa. Ngày hôm nay, sự ra đi đột ngột của cô gái tên N. Diệp đã lấy đi nước mắt của những người không quen biết như chúng ta.
Chẳng còn màu khăn tang phủ kín căn nhà lẽ ra 32 ngày nữa sẽ rộn ràng tiệc cưới. Cũng chẳng có âm thanh réo rắt của nhạc hiếu và những tiếng khóc ai oán bi thương. Bởi ngày lìa xa thế giới của cô gái ấy sẽ là ngày cô lên thiên đường sớm hơn một chút trong tình yêu thương của gia đình và người đàn ông cô đã chọn.
Đám cưới với người đã khuất khiến bao người xúc động.
Có người bảo anh điên, người lại nói anh hành động cảm tính nhưng đám cưới đặc biệt này là điều anh mong muốn bấy lâu, là giây phút thiêng liêng anh chính thức được gọi cô 1 tiếng vợ.
Bạn đã bao giờ tới dự 1 đám tang nào mà nghe giai điệu: Tong hua, Ánh nắng của anh… hay rất nhiều ca khúc tình yêu khác được cất lên bằng nỗi đau kìm nén trong tiếng nấc nghẹn và khao khát về “một ngôi nhà cùng những đứa trẻ”? Có lẽ chính là khi bạn được chứng kiến những hình ảnh đau đến nghẹt thở trong đám cưới đặc biệt này.
Khi tình yêu của N. Diệp và T. Ân đến 1 giai đoạn đẹp nhất, muốn xây đắp gia đình nhỏ thì tai nạn đã cướp cô khỏi tay anh mãi mãi. Có ai mà ngờ được rằng, ngày anh vội vã đáp máy bay về Việt Nam không phải là ngày anh được làm chú rể mà ôm trên tay… xác cô dâu đã chẳng còn nguyên vẹn. Mất mát này có ai thấu khi anh nén lại tất cả niềm đau, cho cô 1 ngày được chính thức làm vợ anh trọn vẹn.
Vượt gần 5000 cây số, anh quỳ xuống di ảnh cô, rút ra hộp nhẫn cưới cùng bó hoa tươi thắm. Anh cẩn trọng hôn lên nhẫn rồi 1 chiếc đặt trên bàn thờ, chiếc còn lại tự đeo vào tay mình. Và giờ 2 người đã chính thức trở thành vợ chồng dù thuộc về 2 thế giới. Chỉ còn 32 ngày nữa thôi mà cô cũng không chờ được thì anh sẽ thực hiện nguyện ước tình yêu này.
Những giai điệu ngân vang cất lên đâu khác gì những cặp đôi cô dâu chú rể hát tặng nhau trong tiệc cưới. Chỉ khác là, trong không gian lạnh lẽo kia chẳng biết cô có thấu lòng anh, cảm nhận được trái tim anh đang thắt lại, dõi theo cô về nơi thiên đường xa xôi ấy.
Anh nói: “Cô ấy thích 1 sợi dây chuyền, nhưng phải thật mỏng… Anh muốn làm cho em nhiều hơn thế. Anh không biết tình yêu anh dành cho em to tới mức nào… Em là điều tuyệt vời nhất, hãy lên thiên đường còn anh ở lại, anh sẽ sống thật tốt…”.
Từng lời từng chữ không một chút bi thương nhưng lại làm người xa lạ như chúng ta mắt phải nhòe nước, thậm chí tay run lên và lòng thì nghẹn chặt. Cái cách người đàn ông ấy đeo sợi dây chuyền lên di ảnh, miết từng ngón tay lên gương mặt vợ chưa cưới, cách anh cứng rắn ôm 2 người phụ nữ là mẹ đẻ và mẹ vợ rồi cẩn thận chu đáo cám ơn mọi người đến chia buồn mới hiểu, có những nỗi đau đã vượt qua sự sợ hãi để trở nên kiên cường hơn bao giờ hết.
Vậy đấy, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào cũng có thể sẽ là giây phút cuối cùng bạn được gặp người mình yêu thương. Hai chữ “cuối cùng” nặng nề như một dấu chấm hết tất cả mọi thứ trên cuộc đời. Và rồi, ta nhận ra, điều đáng sợ hơn cả cái chết là không còn được gọi tên nhau, chưa kịp nói với nhau những lời yêu thương nhất. Là 1 ngày người mình yêu chỉ còn là kí ức – kí ức ấy sẽ trở thành kho báu vô giá và động lực sống tiếp tháng ngày không còn đứng bên nhau.
Lời cuối cho những người đàn ông đang vững chãi như cây xương rồng xanh mát giữa vụn nát cuộc đời: “Nếu như kiếp này em có được 99 lần may mắn, em chỉ trao cho anh 97 lần thôi, còn em giữ lại cho mình 2 lần: 1 lần để gặp anh, 1 lần để dõi theo anh tới trọn cuộc đời”.
Theo helino
Video đang HOT
Trẻ phá phách tại đám cưới: 'Cha mẹ không dạy được đừng đổ thừa con'
Nhiều người cho rằng phụ huynh phải biết hành xử lịch sự, dạy dỗ con thay vì bao biện "con nít mà" khi chúng nghịch ngợm, phá phách ở đám cưới, nhà hàng.
Từ đi chơi, gặp gỡ bạn bè đến ăn cỗ cưới, chị Kim Oanh (30 tuổi, Bắc Ninh) đều đưa con gái 7 tuổi đi cùng.
Trong một lần tụ tập ở quán cà phê với 3 người bạn, chuyện không có gì đáng nói nếu con gái chị không chạy nhảy và va vào nhân viên phục vụ.
Ba cốc nước rơi xuống sàn, vỡ tan sau cú va chạm. Tức thì, nữ nhân viên quát lớn: "Con nhà ai chạy linh tinh thế, mù à?".
Vẫn biết lỗi do con gái mình gây ra, câu nói "mù à" của nhân viên làm chị Oanh không thể kiềm chế.
"Nó là trẻ con, chẳng may thôi, em có cần lớn giọng vậy không?", người mẹ nói.
Nữ nhân viên đáp lại: "Trẻ con không có nghĩa là được phá phách chị ạ".
Sau một hồi tranh cãi gay gắt, chị Oanh cùng 3 người bạn di chuyển sang quán khác ngồi vì quá bực tức.
"Việc con nít hiếu động, không may đụng chạm làm hỏng đồ đạc là điều quá bình thường và xảy ra như cơm bữa. Bạn nữ kia rồi cũng sẽ có con và sẽ hiểu được điều này. Nhắc nhở nhẹ là được rồi, đâu cần thiết phải dùng từ ngữ nặng nề như thế để mắng nhiếc tụi nhỏ", chị Oanh phàn nàn với Zing.vn.
Nhiều phụ huynh cho rằng trẻ em nghịch ngợm là chuyện đương nhiên. Ảnh: sevendaysvt.
"Con nít mà, có gì đâu" cũng là lời giải thích Minh Ngọc (23 tuổi, TP.HCM) nhận được từ bố đứa trẻ 5 tuổi ngồi ghế sau cô trên chuyến bay vào Đà Nẵng.
"Bé trai ấy liên tục đạp vào ghế mình trong chuyến bay. Ban đầu, mình cũng nghĩ con nít nên chắc không ngồi yên nhưng sự việc cứ liên tục diễn ra khiến mình khá khó chịu", Ngọc chia sẻ.
Lần đầu, Ngọc quay lại và ra hiệu cho đứa trẻ ngồi yên. Cha mẹ em nhỏ này trông thấy, song không phản ứng gì.
Đến lần thứ 2, Ngọc góp ý với gia đình thì người bố bảo "Con nít lỡ đạp trúng thôi, có gì đâu" rồi thản nhiên quay sang nói chuyện với vợ.
"Lúc này, mình cũng chỉ phải 'chịu trận' thôi. Nói ra thì nhiều người bảo mình chấp chuyện nhỏ với con nít. Nhưng ban đầu, do muốn thoải mái nên gia đình mới đi máy bay, ấy thế mà hóa ra lại phiền toái", Ngọc bức xúc.
"Con nít mà, biết gì đâu" là lời giải thích của một số huynh cho hành động nghịch ngợm, gây ảnh hưởng đến người khác của con em mình. Ảnh: qz.
Vì sao "cấm trẻ em"?
Dưới bài đăng về quy định "cấm trẻ em vào đám cưới" trên Zing.vn, hanh nguyen kể lại trải nghiệm kém vui khi tham dự lễ cưới một người bạn.
"Nhiều em nhỏ hết chạy loanh quanh khắp hôn trường lại leo trèo lên sân khấu làm đủ trò, còn ngồi chung trong bàn là mất một chỗ của người lớn... Thế nhưng cha mẹ của những bé không ngoan đó rất dửng dưng để con mình tự tác", tài khoản này kể.
hanh nguyen nói thêm khi được nhắc nhở trông con, mẹ một cậu bé trong đám trẻ nghịch ngợm cau mày, tỏ vẻ bực tức bảo mọi người chấp trẻ em.
"Chỉ những người dạy con không nghiêm mới nói người lớn khắt khe. Trẻ ngoan thì ai chẳng yêu mến", người này khẳng định.
Cũng vì e ngại những đám trẻ nghịch ngợm và thái độ bênh vực con của phụ huynh như thế, hanh nguyen cho biết khi kết hôn, cô sẽ chủ động đề nghị khách mời không đem theo con nhỏ tới lễ cưới của mình.
Jiro Tong đồng tình rằng nhiều người lớn có tư tưởng đổ thừa cho trẻ con.
"Thời đại nào rồi mà suy nghĩ ấu trĩ. Các bạn không dạy được con lịch sự thì đừng đổ lỗi tại chúng là con nít. Giữ trật tự, không làm phiền người khác đó là phép lịch sự tối thiểu. Nếu không bảo được con thì cha mẹ nên đi học lại", người này viết.
Thực tế, quy định "hạn chế trẻ em" không chỉ được đưa ra trong không gian đám cưới, mà còn xuất hiện trong nhiều sự kiện như lễ tốt nghiệp, sinh nhật hay bất cứ đâu.
"Để chuẩn bị tốt nhất cho lễ trưởng thành, mọi người nên dẫn tối đa 2 người thân vào khu vực làm lễ. Đặc biệt, các phụ huynh nên để trẻ em ở nhà để buổi lễ diễn ra suôn sẻ".
Hoàng Quỳnh (23 tuổi, cựu sinh viên khoa Báo chí, ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM) nhớ lại lời dặn của lớp trưởng về buổi lễ Tốt nghiệp và Trưởng thành được gửi đến toàn bộ sinh viên.
Hoàng Quỳnh nói khi nhận được thông tin này, nhiều bạn trong lớp truyền tai nhau rằng "quá vô lý". Tuy nhiên, khi nhận được lời giải thích từ ban tổ chức, phần lớn đồng ý với việc không để trẻ em xuất hiện tại buổi lễ.
Theo lời cựu sinh viên báo chí, buổi lễ sẽ kéo dài vài giờ đồng hồ, việc để một đứa trẻ ngồi yên và không quấy phá là điều khó khăn.
"Việc những đứa trẻ chạy loạn trên sân khấu rất có thể sẽ xảy ra. Vì vậy, suy đi nghĩ lại thì không để con nít xuất hiện trong buổi lễ vẫn tốt hơn", Hoàng Quỳnh nói với Zing.vn.
Ngoài ra, 9X cũng nói thêm buổi lễ có phần tri ân thầy cô và phụ huynh khá xúc động, những đứa trẻ rất có thể sẽ phá đi không khí này.
"Mình rất quý trẻ con nhưng để chúng xuất hiện tại nơi đông người, cần sự long trọng như tiệc cưới, lễ tốt nghiệp, chùa chiền hoặc nhà thờ thì nên hạn chế", 9X nói.
Những "khu vực cấm trẻ em" xuất hiện ngày càng nhiều. Ảnh: Mike Ellis.
Trên thế giới, những "khu vực hạn chế trẻ em" (no kids zone) xuất hiện ngày càng nhiều, từ quán cà phê, cửa hàng đồ gia dụng đến các chuyến bay. Những "lệnh cấm" này thường gây phản ứng giận dữ, chế giễu và tẩy chay từ đám đông, trong đó chủ yếu là các bậc cha mẹ.
Dù vậy, để tránh nhiều rủi ro, các chủ doanh nghiệp, cửa hàng kiên định rằng "khu vực hạn chế trẻ em" là cần thiết.
Năm 2017, Bob Higginson - chủ tiệm cà phê ở thị trấn Brixham, hạt Devon, phía tây nam nước Anh - bị kêu gọi tẩy chay vì đưa ra quy định không tiếp trẻ em dưới 12 tuổi.
"Tôi chỉ muốn tạo ra một không gian yên tĩnh, nơi mà những khách hàng trưởng thành có thể ngồi xuống, thư giãn và tận hưởng không khí yên ắng", chủ cửa hàng nói.
Bên cạnh đó, tiệm cà phê được Higginson trang trí theo phong cách cổ điển với bộ sưu tập đồ cổ phong phú. Bởi vậy, ông Higginson lo lắng khi trẻ con chạy nhảy trong quán.
Sau khi đưa ra quy định cấm trẻ em dưới 5 tuổi vào quán trà của mình, Eileen Potter - ở đồi Winchmore, phía bắc London, Anh - cũng từng trở thành tâm điểm gây tranh cãi.
Trước phản ứng giận dữ của nhiều phụ huynh, cô giải thích: "Chúng tôi không có đủ khả năng thay thế quá nhiều đồ sành sứ. Quán chúng tôi không phải là nơi dành cho các cuộc họp mặt gia đình".
Tháng 6/2016, một nam nhân viên cửa hàng John Lewis ở Greater Manchester, Anh yêu cầu bà mẹ trẻ cùng con gái 16 tháng tuổi đang khóc lớn rời khỏi cửa vì thái độ khó chịu, phàn nàn của những khách hàng khác.
Hành động này nhanh chóng vấp phải phản ứng gay gắt từ cộng đồng. Sau đó, đại diện cửa hàng đã gửi hoa kèm lời xin lỗi tới bà mẹ này.
"Tôi cảm thấy mình như một bà mẹ rác rưởi. Thật xấu hổ. Mọi người đều nhìn tôi. Tôi đã cố dỗ con bé nín khóc nhưng không được", người mẹ trẻ bức xúc nói.
Tuy nhiên, trước phản ứng quá gay gắt từ dư luận, một số nơi từng ban "lệnh cấm" tìm cách điều chỉnh quy định để xoa dịu đám đông.
Năm 2011, Hãng hàng không quốc gia Malaysia - Malaysia Airlines - hứng nhiều chỉ trích khi ban hành quyết định cấm trẻ sơ sinh có mặt trong khoang thương gia trên 2 máy bay mới của họ.
Tới tháng 7/2012, chính hãng này lại tuyên bố nâng cấp 350 ghế hạng phổ thông của chiếc máy bay mới A380 thành khu vực dành riêng cho những gia đình có trẻ em dưới 12 tuổi. Bởi vậy, các khoang khác trên chuyến bay này có thể hiểu là "khu vực cấm trẻ em".
Những năm qua, ngoài Malaysia Airlines, một số hãng hàng không quốc tế như AirAsia, Scoot Airlines, China Airlines, Air New Zealand đã tạo ra các "khu vực hạn chế trẻ em" - nơi khách hàng có thể mua chỗ ngồi mà không sợ phải ngồi gần "những em nhỏ hiếu động".
"Cha mẹ mới cần đi học lại phép lịch sự cơ bản"
Tại châu Á, Hàn Quốc là đất nước quyết liệt nhất trong việc đưa ra quy định về "khu vực cấm trẻ em" tại quán cà phê, cửa hàng hay địa điểm du lịch.
Sự "nở rộ" của các tấm biển này khiến nhiều người hài lòng, nhưng cũng làm dấy lên mối lo ngại về việc người lớn đang phân biệt đối xử với trẻ em.
Bày tỏ quan điểm phản đối các "khu vực hạn chế trẻ em" trên Sookmyung Times, bà Yu Hwakyung - làm việc trong lĩnh vực thực phẩm và đinh dưỡng - cho rằng trẻ em và trẻ sơ sinh chưa có đủ nhận thức để biết những việc mình làm.
"Chúng thường hành động mà không nhận thức được hậu quả. Vì vậy, trẻ em không thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Những vấn đề trẻ em gây ra tại các cửa hàng như nô đùa, la hét, chạy lung tung là trách nhiệm của cha mẹ. Họ cần thay đổi hành vi con em mình", bà Yu nói.
Theo người này, việc ban hành "lệnh cấm" không giải quyết được các "vấn đề do trẻ em gây ra ở nơi công cộng", bởi giải pháp thực sự nằm ở việc nâng cao ý thức của phụ huynh.
"Cha mẹ ngó lơ, bỏ mặc con em mình quậy phá ở không gian chung mới chính là người cần đi học lại phép lịch sự cơ bản. Chính phủ cũng cần tổ chức các chiến dịch để nâng cao nhận thức hoặc sắp xếp những 'khu vực dành riêng cho trẻ em' để chúng có thể vui đùa đúng với lứa tuổi", Yu nói.
Theo nhiều người, "no kids zone" là lời nhắc nhở cha mẹ phải biết cách dạy con không quậy phá ở nơi công cộng. Ảnh: Han Chang-duk.
Trái với quan điểm trên, Oh Eunkyun - làm công việc liên quan tới thư viện và khoa học thông tin - cho rằng sự tồn tại của các "khu vực hạn chế trẻ em" là cần thiết và mang lại lợi ích cho cả chủ cửa hàng, khách hàng, phụ huynh.
Trong đó, chủ cửa hàng có thể ngăn ngừa những rủi ro tiềm ẩn. Ví như họ thường phải chịu trách nhiệm khi một đứa trẻ nghịch ngợm, va vào nhân viên phục vụ rồi bị thương, trong khi cha mẹ chúng ngó lơ và chỉ "ăn vạ" khi con mình có chuyện.
Nhìn từ góc độ cha mẹ, Oh cho rằng các "khu vực cấm trẻ con" sẽ giúp giáo dục trẻ em rằng việc chạy lung tung và làm phiền người khác là sai. Các doanh nghiệp ban hành "lệnh cấm" chỉ nhằm cố gắng hạn chế các phụ huynh có cách hành xử không phù hợp ở nơi công cộng.
Người phản đối, kẻ đồng tình với sự tồn tại của những "khu vực hạn chế trẻ em", song cả Yu Hwakyung và Oh Eunkyung có chung quan điểm: Cha mẹ phải để mắt tới con cái và dạy chúng giữ trật tự, không làm phiền người khác ở nơi công cộng.
"Không khó thấy cảnh các bậc cha mẹ thiếu ý thức và phép lịch sự khi thản nhiên thay bỉm cho con hoặc để chúng tiểu vào cốc một cách công khai trong nhà hàng. Rõ ràng, các khách hàng khác sẽ cảm thấy khó chịu trong tình cảnh này", bà Oh nói.
Theo Zing
Ông bố giám đốc nhắn con trai trước ngày cưới: 'Vợ không phải là người thân' "Vợ không phải người thân. Con có thể la bố mẹ, nhưng với vợ thì không vì đây là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi", người cha nói. Bức thư được giám đốc một công ty niêm yết gửi cho con trai vào đám cưới, sau đó đã được đăng tải trên rất nhiều các trang mạng của Trung Quốc. Con...