Đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại trong Tết Kỷ Hợi
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2018, trong đó, phải đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Kỷ Hợi…
Ngày 28-11, Bộ trưởng Giao thông Vận tải (GT-VT) Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai nhiều nhiệm vụ quan trọng từ nay đến cuối năm 2018, trong đó, phải đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Kỷ Hợi và sửa gấp những bất cập về cơ chế chính sách trong thu phí BOT.
Tăng năng lực vận tải dịp cao điểm
Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) Đinh Việt Thắng cho biết, từ nay đến Tết Kỷ Hợi, các hãng sẽ đưa thêm 32 máy bay mới vào hoạt động, nâng từ 158 máy bay lên hơn 180 máy bay để phục vụ nhân dân đi lại. Số lượng máy bay này sẽ tăng thêm 20% năng lực vận chuyển hàng không trong dịp tết.
Hiện các hãng hàng không đã đăng ký tăng thêm 5.800 chuyến, trong đó Vietnam Airlines tăng 2.000 chuyến, Vietjet thêm 3.500 chuyến… tương đương với tăng trên 1,1 triệu ghế trong dịp cao điểm.
Về đường bộ, Bộ GT-VT đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp tết. Bộ GT-VT yêu cầu các đơn vị công bố số điện thoại đường dây nóng và thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận xử lý thông tin liên quan.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) cũng đã công bố tăng thêm 15 đôi tàu trên tuyến Bắc – Nam và hàng chục đôi tàu trên các tuyến khác để phục vụ nhu cầu người dân.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể yêu cầu các đơn vị tính toán phương án tăng chuyến, xe dự phòng đảm bảo tinh thần không để hành khách nào không có xe về quê ăn tết. Trước việc ở miền Bắc vào dịp tết thường không tăng giá vé xe khách, nhưng miền Nam lại tăng đến 30% – 40%, các cơ quan liên quan xem xét việc tăng này có chính đáng hay không, có gây thiệt thòi cho hành khách hay không?
Video đang HOT
Đối với hàng không, cần phải chuẩn bị thật tốt để tránh tình trạng ùn ứ hành khách tại các sân bay như tết năm 2018; phải có giải pháp chống chậm, hủy chuyến theo hướng chuyến nào chậm phải xử phạt nặng các hãng để đảm bảo tính răn đe, tránh tình trạng có hàng triệu hành khách bị chậm chuyến. Bên cạnh đó, có thể tăng cường một số chuyến đến sân bay Cần Thơ, Cam Ranh để người dân lân cận không phải qua TPHCM, giảm ùn tắc.
Sẽ bỏ giá trần đối với các dự án BOT
Cũng tại cuộc họp ngày 28-11, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đã chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương sửa đổi Thông tư 35/2016/TT-BGTVT về mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ và Nghị định 149/2017/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá.
Theo Bộ GT-VT, Thông tư 35 có những bất cập do quy định đồng mức giá dịch vụ sử dụng đối với các công trình giao thông, bao gồm cả hầm đường bộ và đường bộ, trong khi suất đầu tư của hầm lớn hơn rất nhiều so với đường. Từ năm 2017, Bộ GT-VT đã chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu điều chỉnh trên cơ sở ban hành khung mức giá dịch vụ mới phù hợp với tính chất đặc thù của công trình hầm. Tuy nhiên, việc sửa đổi chưa kịp hoàn thành khiến một số dự án hầm đường bộ rơi vào khó khăn, doanh thu thấp hơn nhiều so với phương án tài chính.
Dự kiến, Thông tư 35 sửa đổi sẽ được ban hành trong tháng 12 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án BOT Đèo Cả. Cùng với việc sửa đổi Thông tư 35, Bộ GT-VT cũng yêu cầu các đơn vị khẩn trương báo cáo Chính phủ những nội dung liên quan đến tháo gỡ khó khăn và thu hút đầu tư để sửa đổi Nghị định 149.
Theo đó, đối với những dự án thu phí có đường song song, người dân có sự lựa chọn, sẽ không quy định giá trần mà để doanh nghiệp tự cân đối quyết định mức giá, trên cơ sở chi phí đầu tư và khả năng thu hút khách hàng.
Ông Nguyễn Văn Thể cũng khẳng định, nhiều công trình hầm, đường bộ có suất đầu tư lớn, nếu vẫn quản lý theo mức giá hiện hành là không ổn.
BÍCH QUYÊN
Theo PLO
Bộ trưởng GTVT: Các tổ chức gây rối thường tập trung vào BOT
"Các dự án BOT được triển khai trong nhiều giai đoạn khác nhau. một trong những trọng điểm mà các tổ chức gây rối tập trung cũng hướng vào các dự án BOT. Mấy chục dự án đã triển khai đề nghị cố gắng giảm chi phí một cách tốt nhất tại các trạm..." - Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu tại phiên họp trực tuyến Chính phủ với các địa phương chiều 2/7.
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phát biểu chiều 2/7
Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể nhận định, 6 tháng qua, cả nước đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, song trong 6 tháng cuối năm cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nên thời gian tới, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương cần thống nhất phải tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ của năm 2018.
Riêng về lĩnh vực GTVT, Bộ trưởng đề cập trước hết vấn đề liên quan đến các dự án BOT.
Bộ trưởng nhấn mạnh, BOT là chủ trương đúng, trong thời gian hiện nay, nếu không huy động vốn xã hội thì chúng ta không thể nào hoàn thiện được hệ thống hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, các dự án BOT được triển khai trong nhiều giai đoạn khác nhau.
"Sắp tới, chúng ta sẽ triển khai theo Nghị quyết của Quốc hội. Những dự án mới sẽ không tạo bức xúc. Riêng mấy chục dự án đã triển khai, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện nên đề nghị các địa phương, các Bộ ngành cùng với Bộ GTVT cố gắng thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, cố gắng giảm chi phí một cách tốt nhất cho các trạm" - ông Thể nói.
Để đảm bảo an ninh trật tự, Bộ trưởng GTVT mong Bộ Công an, các Bộ, ngành và chính quyền địa phương cũng như các nhà đầu tư hỗ trợ trong việc giữ gìn an ninh trật tự. Theo Bộ trưởng, một trong những trọng điểm mà các tổ chức gây rối thường tập trung vào các dự án BOT.
Đề cập nội dung khác về an toàn giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể thông tin khái quát, 6 tháng vừa qua, tình hình tai nạn giao thông diễn biến rất phức tạp. Có 3 chỉ tiêu cần phấn đấu giảm từ 5-10% là về số vụ tai nạn, số người chết và số người bị thương vì tai nạn giao thông nhưng sau 6 tháng đầu năm, ngành giao thông chỉ đạt 2 chỉ tiêu là kéo giảm số vụ tai nạn hơn 6% và số người bị thương giảm hơn 11%, nhưng số người chết chỉ giảm 0,75%. Bộ trưởng nhận định kết quả này còn quá thấp.
Ông Thể phân tích, đảm bảo an toàn giao thông là việc của cả hệ thống chính trị chứ không riêng của lực lượng công an giao thông hay của Ban chỉ đạo về an toàn giao thông. Do đó, ông Thể kiến nghị chính quyền địa phương, UBND các tỉnh, Trưởng ban An toàn giao thông các tỉnh đặc biệt chú ý việc này, cố gắng cuối năm đảm bảo 3 chỉ tiêu như Nghị quyết của Chính phủ.
Về an ninh hàng không, Bộ trưởng Thể đề cập, cả nước có 21 sân bay. Trong thời gian qua, các sân bay của Việt Nam đều có nguy cơ về an ninh hàng không rất lớn. Các phần tử gây rối cũng tập trung vào các sân bay.
Theo đó, Bộ trưởng tiếp tục kêu gọi Chủ tịch UBND các tỉnh thành hỗ trợ, huy động lực lượng công an phối hợp với lực lượng an ninh hàng không để tiếp tục đảm bảo vấn đề an ninh hàng không.
Bộ trưởng nhấn mạnh, sắp tới Việt Nam sẽ triển khai các dự án rất lớn như xây dựng tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông với 11 dự án thành phần. Trong tháng 7 này, Bộ GTVT sẽ phê duyệt 10 dự án. Dự án cuối cùng là cầu Mỹ Thuận 2 cũng sẽ được phê duyệt vào tháng 9/2018.
Sau khi phê duyệt, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các địa phương để cắm mốc GPMB để có căn cứ tiến hành GPMB. Vệc này, ông Thể cho rằng, đòi hỏi nhiều công sức và phải làm hết sức thận trọng, nếu không người dân sẽ khiếu nại. Bộ trưởng Giao thông đề nghị UBND các tỉnh những nơi có dự án đi qua phối hợp chặt chẽ để giúp Bộ GTVT về công tác GPMB này.
Ngoài ra, Bộ GTVT cũng đang triển khai xây dựng đề án đường sắt Bắc Nam tốc độ cao. Dự án này thời gian qua các đơn vị trực thuộc Bộ và các Thứ trưởng đã làm việc với các địa phương để cố gắng báo cáo Quốc hội dự án này vào năm 2019. Để đảm bảo chất lượng của dự án, công tác xác định tuyến với địa phương là rất quan trọng, các Chủ tịch tỉnh cần đặc biệt quan tâm dự án này, vì một lần nữa chuẩn bị không thành công dự án sẽ rất đáng tiếc.
Về những góp ý của 7 tỉnh, thành có kiến nghị về 14 vấn đề liên quan đến Bộ GTVT, ông Thể khẳng định sẽ tiếp thu toàn bộ, giao cho các cơ quan trực thuộc Bộ nghiên cứu để có văn bản trả lời.
"Chúng tôi biết rằng nhu cầu phát triển giao thông ở các địa phương là rất quan trọng, nhất là các cảng biển làm sao khai thác tốt, cảng đường thuỷ, cảng Cái Mép - Thị Vải hay các cảng lớn ở khu vực miền Trung, Cần Thơ. Hay lĩnh vực hàng không, các địa phương rất mong muốn nâng cấp sân bay Chu Lai, Cát Bi... vì nhu cầu phục vụ phát triển du lịch, ngành kinh tế được xác định là trọng điểm. Tuy nhiên, việc giải quyết cần thời gian, kinh phí cũng cần sự phối hợp chặt chẽ của địa phương để tìm hướng tháo gỡ" - Bộ trưởng Thể chốt lại.
P.Thảo
Theo Dantri
Tranh luận nóng về BOT: Nói giảm giá vì dân "như ban phát, xin cho" Tranh luận với Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể về các vấn đề thu phí BOT, đại biểu Mai Sỹ Diễn (Thanh Hóa ) nói "Bộ trưởng nói vì lợi ích hài hòa và vì người dân mà giảm giá, nếu nói thế giống như ban phát, xin cho". Sáng nay (4.6), đăng đàn đầu tiên với nhóm nội dung về giải pháp...