Đảm bảo sức khỏe ‘mẹ bầu’ trong mùa nắng nóng
Mang thai vào mùa hè, ngoài những lợi ích thì cũng chứa đầy yếu tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Các bác sĩ sản khoa chia sẻ:
Dù mang thai vào thời điểm nào, “mẹ bầu” cũng cần để ý đến từng động thái nhỏ nhất của cơ thể. Trong số đó, các yếu tố về thời tiết ảnh hưởng khá nhiều, đặc biệt là vào những ngày hè nóng nực và oi bức.
Bác sĩ tư vấn sức khỏe cho “mẹ bầu”.
ThS. BSCKII Nguyễn Thị Minh Thanh ( BV Phụ sản Hà Nội) cho biết: Thời tiết nắng nóng cao điểm và kéo dài ảnh hưởng rất nhiều đến sức khoẻ của phụ nữ mang bầu. Khi các thai phụ bị mất nước, sốc nhiệt, nhiễm khuẩn, viêm da, viêm đường hô hấp… dễ gây ảnh hưởng đến bào thai.
“Khi thời tiết quá nóng, nhiệt độ tăng cao đột ngột khiến sản phụ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, tử cung co bóp nhiều hơn và có khả năng gây ra những mối nguy hại. Đơn cử như thai phụ phơi nắng, hoặc làm việc trực tiếp dưới cái nằng gay gắt thì thân nhiệt của thai phụ sẽ mất nước, sốc nhiệt dẫn đến đau đầu, hoa mắt, chóng mặt. Thai phụ sẽ bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn đồng thời thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến mất tim thai. Sốc nhiệt dẫn đến sức đề kháng giảm, cơ thể sẽ nhiễm một số loại vi rút: cúm, thủy đậu, rubella gây ra dị tật cho thai nhi”, BS Thanh nói.
Để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy đến với các bà mẹ mang thai trong mùa hè, các bác sĩ Bệnh viện Hồng Ngọc tư vấn: Trong những ngày thời tiết nóng bức thì mẹ bầu cần tránh những thực phẩm sử dụng nhiều dầu, mỡ, da động vật hay nước cốt dừa,…
Hạn chế ở mức thấp nhất những thực phẩm có khả năng gia tăng hoạt động chuyển hóa hay làm tăng hoạt động của các tuyến dưới da như các loại bánh kẹo, nước giải khát, các loại bột tinh chế như bột mì, bột nếp,… Một lưu ý nữa đó là bà bầu nên giảm tối đa việc ăn cay cũng như sử dụng các loại gia vị có đặc tính cay nóng như tỏi, ớt, riềng,..
Video đang HOT
Đối với phụ nữ mang thai việc uống nhiều nước là vô cùng cần thiết, trung bình mỗi ngày cần nạp vào cơ thể khoảng 2,5 lít nước và cần uống nhiều lần trong ngày mà không cần đợi đến khi thấy khát. Tuy nhiên vào mùa hè với tiết trời nóng bức thì các mẹ bầu thường thích uống nước lạnh để giải khát nhưng điều này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nước lạnh có thể khiến các mạch máu bị co đột ngột và dễ dẫn đến các triệu chứng như bị cảm hay viêm họng – các bác sĩ khuyên.
BS Thanh (BV Phụ sản Hà Nội) cũng lưu ý: Với bà bầu, cần tránh mất nước trong mùa hè. Khi mất nước thai phụ sẽ mệt mỏi, không muốn ăn. Đặc biệt trong thời gian mang thai thân nhiệt của thai phụ sẽ cao hơn mức bình thường vì vậy lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn.
Nếu thai phụ không bổ sung đủ số lượng nước cần thiết và mồ hôi bị tiết ra nhiều sẽ dẫn đến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến thai phụ vô cùng mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…
Vì vậy phụ nữ mang thai lưu ý bổ sung nước. Khi uống nước phải uống từng ngụm nhỏ liên tục thì mới hấp thu được nước, nếu các bà bầu uống thẳng 1 cốc nước 100 – 200ml cơ thể không hấp thu được, khi đó cơ thể sẽ đào thải rất nhiều qua đường tiểu tiện, khi tiểu tiện nhiều khiến cho cơ thể mất đi nhiều khoáng chất càng làm cho cơ thể mệt hơn.
Bên cạnh đó là đề phòng cảm nắng. Vì cảm nắng cũng sẽ mang đến những hậu quả nghiêm trọng. Thai phụ sẽ có cảm giác đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng sẽ đột quỵ, ngất xỉu… gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi. Vì vậy thai phụ không nên đi, đứng dưới trời nắng quá lâu nhất là vào những buổi trưa nắng, nhiệt độ tăng cao. Tránh ra đường vào thời điểm từ 10h đến 16h lúc này tia UV đạt đỉnh gây nguy hại cho sức khỏe thai phụ.
Khi ra đường các bà bầu nên mặc quần áo dài, dễ thấm hút mồ hôi, đội mũ rộng vành. Khi đi đường xa thai phụ lưu ý mang thêm nhiều nước uống. Khi có dấu hiệu bất thường thai phụ cần tìm nơi thoáng mát để nghỉ ngơi. Lưu ý không vào phòng máy lạnh ngay sau khi vừa từ ngoài trời nắng nóng về để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ bị cảm nắng hoặc nặng hơn là đột quỵ.
Hạn chế ăn những loại thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ. Bởi những loại thực phẩm này có chứa một lượng phèn chua nhất định có tác dụng không tốt đến thai nhi đồng thời làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể gây nên những bệnh lý không tốt cho thai phụ. Thai phụ nên ăn những món ăn thanh mát có khả năng giải nhiệt, ăn nhiều hoa quả, uống nhiều nước và uống oresol bù điện giải khi cần.
Khi thai phụ nhận thấy những dấu hiệu bất thường như cơ thể mệt mỏi quá sức, xuất hiện cơn gò tử cung hoặc đau bụng, buồn nôn, ra máu… thai phụ cần nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám kịp thời.
Bác sĩ Sản khoa với tâm niệm "cho đi là còn mãi"
Luôn tâm niệm "cho đi là còn mãi" và khi cho đi đủ nhiều sẽ nhận lại được nhiều thứ, nên những năm công tác tại Khoa Sản, Bệnh viện (BV) Phụ sản Hà Nội, bác sĩ Trần Anh Đức (sinh năm 1989) đã có những sáng kiến hữu ích được áp dụng ngay tại BV.
Với những nỗ lực, cống hiến hết mình để làm những điều có ích cho cộng đồng, bác sĩ Đức vinh dự là một trong 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2020.
Bác sĩ Trần Anh Đức, khoa Sản, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội thăm khám cho một sản phụ. Ảnh: NVCC
Quyết tâm gắn bó với nghề vì mẹ
Vốn sinh ra trong hoàn cảnh không được may mắn như những người bạn đồng trang lứa khi vắng bóng người cha, bác sĩ Đức lớn lên trong vòng tay yêu thương của người mẹ hiền và ông ngoại. Chính nhân cách của ông ngoại và mẹ, những người luôn sống công bằng với con cái, hay giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đã có sức ảnh hưởng rất lớn với anh.
Cũng từ đây, bác sĩ Đức quyết tâm theo đuổi, gắn bó với Khoa Sản - nghề "chăm sóc một nửa thế giới" chỉ với mong muốn duy nhất mang kiến thức đã học để chăm sóc tốt hơn cho những người phụ nữ. Hiểu được việc mang thai, sinh nở, gồng gánh chuyện gia đình đã bào mòn tuổi thanh xuân, sức khỏe của người phụ nữ, vị bác sĩ 8X luôn mong muốn bằng mọi cách giúp phụ nữ có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Tuy mới bước chân vào BV Phụ sản Hà Nội năm 2017 nhưng nhờ phát huy được thế mạnh của mình, đến năm 2018, bác sĩ Đức và nhóm nghiên cứu của BV đã có sáng kiến cải tiến "Sử dụng Logo nhận diện nhân viên đón bé tại khoa A3 BV Phụ sản Hà Nội năm 2018".
Sáng kiến này được hội đồng BV đánh giá rất cao về tính thực tiễn và được áp dụng thường quy tại khoa Sản thường A3 giúp các sản phụ, gia đình nhận diện nhân viên đón bé, tăng cường tính an toàn cho trẻ sơ sinh trong quá trình nằm viện, tạo niềm tin cho người bệnh.
Liên tiếp sau đó, nhóm nghiên cứu cùng bác sĩ Đức đã có sáng kiến trong hỗ trợ sinh sản về việc ứng dụng sử dụng mống mắt nhận diện các phôi (giúp ích cho việc trữ phôi thai tại khoa), tránh nhầm lẫn phôi của người này với người kia.
Đam mê hoạt động thiện nguyện
Đặc biệt, trước tình trạng tỷ lệ sản phụ đẻ mổ ngày càng nhiều khiến gia tăng khuyết sẹo mổ lấy thai ở cơ tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh, ra máu rong huyết giữa chu kỳ kinh, bác sĩ Đức cùng nhóm nghiên cứu áp dụng giải pháp soi buồng tử cung để điều trị khuyết sẹo mổ lấy thai. Kỹ thuật này giúp người bệnh giảm triệu chứng, có thai tự nhiên, ra viện trong ngày. Kết quả của đề tài đã được báo cáo tại nhiều hội nghị về sản phụ khoa lớn trên thế giới.
Không chỉ vậy, nhiều năm qua, bác sĩ Đức đã chinh phục được nhiều ca bệnh khó trong lĩnh vực sản bệnh như cùng ê-kíp mổ lấy thai cho sản phụ có rau cài răng lược, có nguy cơ tử vong cho mẹ cao. Trước đây các trường hợp này mổ đều phải cắt tử cung nhưng giờ tiến tới bảo tồn tử cung sản phụ. Bác sĩ Đức cũng đã kết hợp với Trung tâm chẩn đoán trước sinh điều trị cho những trường hợp hết ối, sau can thiệp bào thai, truyền ối...
"Tôi từng trực tiếp giữ thai và đỡ đẻ cho một trường hợp một em bé song thai chào đời rất non tháng, sinh ra chỉ 600 gram ở tuần thai thứ 25. Sau 4 tháng nằm viện, em bé nặng 3kg và đã được trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình. Đọc những dòng tin nhắn hạnh phúc của người mẹ hiếm muộn sau bao năm mong ngóng có con, tôi càng thêm yêu nghề, yêu cuộc sống hơn" - bác sĩ Đức tâm sự.
Dù khá bận rộn với công việc chuyên môn, nhưng vị bác sĩ trẻ luôn dành thời gian cho các hoạt động xã hội, thiện nguyện. Hầu hết các chương trình thiện nguyện do BV phát động anh đều là người xung phong đi đầu. Đó là "Chương trình giáo dục sức khỏe sinh sản cho các em học sinh trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận" thông qua chuỗi chương trình "BV Phụ sản Hà Nội cùng bé lớn khôn". Đặc biệt là các hoạt động từ thiện, đỡ đầu làng trẻ mồ côi SOS, lồng ghép giáo dục giới tính cho trẻ em đường phố của tổ chức Rồng Xanh...
Trong năm 2019 và 2020, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid-19 phức tạp nhưng bác sĩ Đức đã thực hiện 11 chương trình cho các em học sinh tiểu học, THCS và THPT và trẻ em khó khăn trong cộng đồng. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên, liên tục, bền bỉ, thể hiện được sự quan tâm đến trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và lan tỏa lòng yêu thương trong cộng đồng. Không chỉ vậy, vị bác sĩ 8X còn xây dựng, tham gia truyền thông sức khỏe và khám phụ khoa miễn phí cho phụ nữ ở các nhà máy, khu công nghiệp lớn, từ đó giúp chị em có sức khỏe, nâng cao hiểu biết về sinh sản để có thai kỳ khỏe mạnh, có ý nghĩa lâu dài.
Mang thai nên ăn gì để con tăng cân đều và phát triển khỏe mạnh Mang thai mẹ bầu nên ăn gì để vào con, tăng cân đều, nhanh và phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là chế độ ăn và dinh dưỡng hợp lý nhất dành cho mẹ bầu. Nguyên tắc ăn uống vàng cho mẹ bầu Nguyên tắc ăn uống "vàng" giúp con tăng cân đều, nhanh, phát triển khỏe mạnh (Ảnh minh họa) Cung cấp...