Đảm bảo nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa bão lũ
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của bão, tại các tỉnh từ Bình Định đến Bà Rịa – Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh có mưa lớn kéo dài gây sạt lở đất, ngập lụt nghiêm trọng.
Tại nhiều tỉnh, huyện, đặc biệt là nhiều vùng núi, nông thôn mưa lớn kết hợp gây nên tình trạng ngập cục bộ kéo dài tại một số khu dân cư khiến tồn đọng rác thải, chất thải của người và gia súc…
Các chuyên gia y tế khuyến cáo cộng đồng cần thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường, bảo vệ sức khỏe trước nguy cơ các loại dịch bệnh tiêu chảy, tay chân miệng, bệnh ngoài da… có nguy cơ bùng phát do nguồn nước sau ngập không đảm bảo vệ sinh.
Vừa qua, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo Trung tâm Y tế các quận, huyện về việc tăng cường giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước và phòng chống dịch bệnh sau cơn bão. Mặc dù bão đã qua nhưng lượng mưa lớn kết hợp với triều cường gây ra tình trạng ngập úng cục bộ tại một số khu vực dân cư, có nơi kéo dài từ 2 đến 3 ngày.
Tăng cường giám sát vệ sinh môi trường, vệ sinh nguồn nước và phòng chống dịch bệnh sau bão lũ. (Ảnh minh họa. Ảnh: Minh Khuê)
Việc phát sinh các loại rác thải, chất thải của con người, gia súc, nguồn nước sinh hoạt bị ảnh hưởng sẽ gây nguy cơ bùng phát các loại dịch bệnh tiêu chảy, sốt xuất huyết, tay chân miệng và các bệnh ngoài da…
Để chủ động phòng chống dịch bệnh sau mưa bão và ngập nước, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị các Trung tâm Y tế quận, huyện tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, môi trường, an toàn thực phẩm và xử lý xác súc vật chết theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Các trạm y tế phường, xã tăng cường giám sát vệ sinh môi trường tại các trạm trung chuyển rác, bô rác, nhà vệ sinh công cộng, chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, các cơ sở cung cấp nước, chung cư, nước sinh hoạt của các hộ dân.
Các đơn vị có liên quan cần tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các bệnh có thể xảy ra sau mưa bão, triều cường như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm.
Video đang HOT
Đặc biệt, đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…, tổ chức các đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn người dân về vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm khi cần thiết.
Khi có sự cố liên quan đến chất lượng nguồn nước ăn uống, sinh hoạt, Trung tâm Y tế quận, huyện cần chủ động cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai vệ sinh và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Cloramin B.
Về nguồn nước, các đơn vị có liên quan cần tăng cường giám sát chất lượng nước dùng trong ăn uống, sinh hoạt tại các trạm cấp nước tập trung, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng.
Về nước sạch, tại các điểm cung cấp nước sạch cho người dân cần đảm bảo nồng độ Clo dư luôn đạt từ 0,3-0,5 mg/l tại vòi sử dụng, đảm bảo người dân có nước sạch an toàn để sử dụng và tuyệt đối thực hiện việc ăn chín uống sôi.
Trong việc sử dụng thực phẩm, Trung tâm Y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh khuyến cáo, người dân cần lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.
Để phòng chống dịch bệnh, các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt cần thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; vệ sinh cá nhân hằng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.
Cùng với đó, thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác súc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế; khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh truyền nhiễm, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất.
Cũng liên quan đến việc đảm bảo nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão lũ, Bộ Y tế vừa có công văn khẩn gửi các Sở Y tế 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà Rịa – Vũng Tàu khẩn trương thực hiện nhiều hoạt động liên quan tới công tác nước sạch, vệ sinh.
Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Sở Y tế các địa phương trên chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai một số nội dung: Thường xuyên các hoạt động kiểm tra, theo dõi tình hình ngập lụt, tình hình vệ sinh môi trường và quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.
Đặc biệt, các đơn vị trên cần bố trí và cung cấp đủ hóa chất, phương tiện, trang thiết bị để xử lý nước, xử lý môi trường như cloramin B, aquatabs, máy phun hóa chất diệt khuẩn…
Bên cạnh đó, Sở Y tế các tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn các đơn vị y tế cơ sở và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; thu gom, xử lý xác súc vật chết; xử lý các giếng khoan, giếng đào, bể nước bị ngập lụt theo hướng dẫn của Bộ Y tế…
Theo thống kê của ngành y tế, hiện nay, các bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ mắc cao nhất là những bệnh liên quan tới nước sạch, vệ sinh môi trường.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), nước sạch, nhà vệ sinh cơ bản và thực hành vệ sinh tốt là rất cần thiết cho sự sống còn và phát triển của trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người ở Việt Nam vẫn có nguy cơ mắc bệnh liên quan đến nước và vệ sinh. Nguyên nhân là bởi việc thiếu tiếp cận với nước sạch và vệ sinh vẫn là một thách thức lớn ảnh hưởng đến trẻ em ở nông thôn./.
Ngọc Huyền
Theo ANTD
Sẽ sớm có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng do virus Ev71
Hiện nay đã có 2 loại vắc xin phòng bệnh tay chân miệng do EV71 đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc.
Theo thông tin từ Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM, từ đầu tháng 9 đến nay số lượng bệnh nhân mắc bệnh tay chân miệng gia tăng đáng kể. Trong đó, nhiều trường hợp dương tính với Enterovirus 71 (virus EV71). Đây là tác nhân gây nhiều biến chứng nặng và tỉ lệ tử vong cao nhưng, các triệu chứng thường không điển hình, dễ bỏ sót.
Bệnh tay chân miệng gây nguy hiểm cho trẻ em
Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu EV71. Vì vậy nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển vắc xin chống lại EV71 sẽ là phương pháp hiệu quả nhất để ngăn chặn sự bùng nổ của EV71 và giảm tử vong.
Theo Sở Y tế TP HCM, tháng 12/2015, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Trung Quốc (CFDA) đã phê duyệt vắc xin 1st chống lại EV71, đây là một vắc xin bất hoạt của Viện Sinh học Y tế tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc. Thuốc chủng ngừa được phát triển bởi Viện cho thấy hiệu quả của vaccin là 97,4% (khoảng tin cậy 95%, 92,9% - 99,0%). Vắc xin này dành cho trẻ em từ 6 - 71 tháng, hai liều một tháng.
Một vắc xin thứ 2, cũng là một vắc xin bất hoạt, phát triển bởi Sinovac Biotech Ltd. CFDA đã cấp giấy phép chứng nhận và sản xuất thuốc mới cho vắc xin EV71 Sinovac ngày 30/12/2015. Vắc xin phát triển bởi Sinovac cho hiệu quả là 97,5% (trong 6 tháng) và đạt 94,8% (trong 12 tháng) phòng bệnh tay chân miệng do EV71. Vắc xin dành cho trẻ em từ 6-35 tháng, với hai liều một tháng.
Sẽ sớm có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng do EV71 cho trẻ em
Như vậy, hiện nay đã có 2 loại vắc xin EV71 đang được sản xuất thương mại và bắt đầu sử dụng cho trẻ em Trung Quốc. Sự ra đời của 2 loại vắc xin Sinovac EV71 mang tới cho người dân những hy vọng về việc kiểm soát được căn bệnh tay chân miệng và ngăn nó tiến triển thành dịch bệnh, gây nguy hại tới sức khỏe trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, để cho phép sử dụng vắc xin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Và điều này, cần phải có thêm thời gian nghiên cứu, kiểm chứng sau khi các loại vắc xin EV71 gia nhập thị trường.
Mặt khác, vắc xin EV71 bất hoạt hiện tại có thể chống lại EV71 nhưng không chống lại chủng CVA16, nguyên nhân phổ biến nhất của tay chân miệng. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vắc xin đa kháng hoặc vắc xin EV71/CVA16 bao gồm cả các enterovirus gây bệnh phổ biến khác nên là bước nghiên cứu tiếp theo.
Chính vì vậy, biện pháp tốt nhất để phòng bệnh tay chân miệng nói chung và tay chân miệng do EV71 gây ra hiện nay là phải vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống, thường xuyên vệ sinh đồ chơi, nơi sinh hoạt và thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác.
Ngọc Châu
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Vì sao bệnh tay chân miệng bùng phát dữ dội tại TP.HCM? Kể từ sau trận "đại dịch" bệnh tay chân miệng vào năm 2011, chưa khi nào các bệnh viện nhi ở TP.HCM lại phải quay cuồng đến mức tả tơi như những ngày qua để tiếp nhận, điều trị những bệnh nhi mắc tay chân miệng, nhất là những bệnh nhi bị bệnh rất nặng ở độ 3, độ 4 trong tình trạng...