Đảm bảo nguồn nước sạch cho Đà Nẵng: Đừng chỉ dừng lại ở ý tưởng
Dù không thiếu những ý tưởng tốt, song việc vận dụng, biến ý tưởng thành giải pháp thực tế giải quyết một cách căn cơ, bền vững tình trạng “khủng hoảng” nguồn nước sạch cho đô thị lớn Đà Nẵng cho đến nay vẫn còn khoảng trống mà nếu không quyết tâm sẽ mất đi nhiều nguồn lực đáng để.
Phối cảnh công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân.
Nỗi lo thường trực
Thoạt nghe, có vẻ như việc đề xuất các giải pháp ứng phó tình trạng xâm nhập mặn, đảm bảo an toàn nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt cho Đà Nẵng ngay trong những ngày thiên tai bão lũ vẫn còn hoành hành cuối năm 2020 là bất cập, quá lo xa. Nhưng nếu nhìn lại câu chuyện thiếu hụt trầm trọng nguồn nước sinh hoạt khiến cuộc sống người dân rối loạn, ca thán, lãnh đạo cũng phải trực tiếp vào cuộc xử lý mỗi mùa khô trước năm 2019 mới thấy cách đặt vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước cho hơn 1 triệu dân Đà Nẵng là hoàn toàn có lý và rất cấp thiết.
Theo Quy hoạch cấp nước thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tổng nhu cầu cấp nước đô thị và nông thôn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 là 462.000m3 /ngày và đến năm 2030 là 832.000m3 /ngày. Trong khi hệ thống cấp nước thành phố Đà Nẵng hiện do Công ty Cổ phần Cấp nước Đà Nẵng (Dawaco) quản lý có tổng công suất thiết kế 280.000m/ ngày, tỷ lệ cấp nước sạch là 95,26% dân số của toàn thành phố, tiêu chuẩn cấp nước bình quân 136 lít/ người/ngày. Khoảng 97,83% dân số nội thành và 76,81% dân số khu vực ngoại thành được cấp nước sạch (chưa tính người dân sử dụng nước theo chương trình nước sạch nông thôn). Thực tế, vào những ngày cao điểm, các nhà máy nước của Dawaco phải hoạt động vượt tải và có thời điểm tổng công suất cấp nước đạt mức 320.000 m/ngày. Nghiêm trọng nhất là vào mùa khô, việc thiếu hụt nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt, nông nghiệp càng trở nên nóng bỏng. Đơn cử, Nhà máy nước Cầu Đỏ là nguồn cung cấp nước thô chính cho thành phố. Tình trạng nhiễm mặn thường xuyên xảy ra với tần suất và mức độ ngày càng tăng. Theo thống kê từ năm 2010 đến nay, trung bình số ngày nước sông Cầu Đỏ nhiễm mặn là 81 ngày, đặc biệt năm 2019, số ngày nhiễm mặn là 212 ngày chiếm gần 60% tổng số ngày trong năm và tổng chi phí vận hành gần 12 tỷ đồng. Năm 2020 có 110 ngày nhiễm mặn và tổng chi phí vận hành gần 7 tỷ đồng. Tính từ năm 2010 đến 2018, Dawaco đã phải bơm nước thô từ trạm bơm phòng mặn An Trạch cấp bổ sung cho hai Nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay bình quân khoảng 7,5 triệu m3 /năm, trong đó năm 2019 lượng nước thô lấy từ An Trạch là nhiều nhất 26 triệu m3 . Nguồn nước sông tại Cầu Đỏ bị nhiễm mặn đã làm gia tăng chi phí vận hành cấp nước và ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo cấp nước an toàn cho thành phố.
Đập tạm không giải quyết triệt để bài toán ngăn mặn, đảm bảo nguồn nước thô an toàn cho Nhà máy nước Cầu Đỏ.
Video đang HOT
Thực tế hiển hiện đó tác động tiêu cực, là lực cản mục tiêu phát triển bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân Đà Nẵng. Không riêng TP Đà Nẵng, ngay cả tỉnh Quảng Nam cũng vướng trong chiến lược phát triển theo quy hoạch bởi chính câu chuyện nhiễm mặn Nhà máy nước Cầu Đỏ. Cụ thể là dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò còn tồn tại ba đập ngăn mặn chưa được phá dỡ do chưa giải quyết được quá trình xâm nhập mặn nhà máy nước Cầu Đỏ. Tại hội nghị đẩy mạnh liên kết hợp tác, phát triển giữa hai địa phương diễn ra ngày 30-11-2020, lãnh đạo 2 địa phương cùng thống nhất khẩn trương tháo gỡ “nút thắt” này bằng việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đập ngăn mặn kiên cố trên sông Cầu Đỏ nhằm sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Vu Gia. Đặc biệt, ngay cả Thủ tướng Chính phủ cũng trực tiếp chỉ đạo, lưu ý đến công tác đảm bảo an ninh nguồn nước ngay trong mùa khô hạn đối với các đô thị, vùng dân cư lớn ở hạ lưu các sông miền Trung. Thủ tướng yêu cầu phải tính đến sự cần thiết như thế nào của đập ngăn mặn trong quy hoạch chung TP Đà Nẵng những năm đến để giải quyết triệt để tình trạng nhiễm mặn đáng báo động tại khu vực Nhà máy nước Cầu Đỏ…
Đập ngăn mặn Thảo Long kết hợp cầu giao thông giải quyết hiệu quả bài toán nước sạch và mục tiêu phát triển kinh tế của TT-Huế.
Đập ngăn mặn vĩnh cửu – tại sao không?
Là đơn vị chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn cấp nước thô an toàn & bền vững cho thành phố, những năm qua, Dawaco đã cùng đơn vị tư vấn nghiên cứu nhiều giải pháp và trình UBND TP các phương án công trình đáp ứng công suất cấp nước 352.000m3 /ngày năm 2020 và 560.000m3 /ngày vào năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. UBND thành phố đã giao các sở ngành liên quan xem xét, góp ý nhiều lần các phương án này. Mới đây nhất, ngày 11-11, Phó Tổng Giám đốc Dawaco Hồ Minh Nam đã ký Công văn số 877/CTCN-KHĐT trình Chủ tịch HĐND và Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng về việc đề xuất phương án xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân, ở hạ lưu, cách cửa thu nước Cầu Đỏ 4.500m. Tổng vốn đầu tư xây dựng dự kiến khoảng 410 tỷ đồng. Các hạng mục đầu tư chính bao gồm: Công trình ngăn mặn kết hợp cầu giao thông rộng 12,75 m với 7 nhịp, mỗi nhịp dài 42m, tải trọng HL 93 và làm âu thuyền bên bờ phải để đảm bảo giao thông đường thủy. Theo phương án này, sẽ không phải đầu tư tuyến ống chuyển dẫn nước thô từ công trình ngăn mặn về Nhà máy nước Cầu Đỏ. Trên cơ sở tính tổng chi phí đầu tư và chi phí vận hành bảo dưỡng theo vòng đời dự án 20 năm thì chi phí tăng thêm cho 1m3 nước khoảng 213 đồng/m3 . Việc vận hành bảo dưỡng thuận lợi, chi phí ước tính hàng năm dưới 10 tỷ đồng, mang lại hiệu quả đầu tư cao, tiết kiệm hàng chục tỷ đồng chi phí đầu tư cho Nhà nước
Theo lãnh đạo Dawaco khẳng định: Đập ngăn mặn vĩnh cửu là một trong những giải pháp tối ưu cấp nước thô an toàn bền vững và đem lại hiệu quả kinh tế cao mà các địa phương ven biển miền Trung đã và đang triển khai như: Đập Sông Dinh (Ninh Thuận), sông Cái (Nha Trang), Thạch Nham… “Đối với đập ngăn trên sông Cẩm Lệ, các cánh cửa điều tiết có thể mở hoàn toàn khi nguồn nước tại cửa thu Cầu Đỏ đảm bảo chất lượng và đủ mực nước khai thác. Vào thời điểm mặn xâm nhập vào sông, sẽ vận hành khép dần các cửa van điều tiết đảm bảo độ mặn tại cửa thu nước luôn đạt yêu cầu hoặc đóng hẳn các cửa van điều tiết để ngăn mặn hoàn toàn. Dòng chảy dư thừa sẽ được xả xuống hạ du qua khoang tràn tự do. Trong mùa mưa, các cửa van điều tiết sẽ luôn ở chế độ mở trong suốt quá trình vận hành, đảm bảo dòng chảy thông suốt, không làm mực nước dâng cao lũ”- ông Nam khẳng định.
Phân tích cơ sở khoa học và những vấn đề đặt ra cho công trình đập ngăn mặn này, Tiến sỹ Đỗ Ngọc Ánh – Phó Viện trưởng Viện Thủy điện và Năng lượng tái tạo thuộc Viện Khoa học Thủy lợi- Bộ NN&PTNT – nhìn nhận: “Đối với phương án kết hợp như trên, vẫn đảm bảo phù hợp theo quy hoạch, kết hợp tốt giao thông, về thủy lực nằm ở đoạn sông thẳng, mở rộng dần, chế độ thủy lực ổn định, dòng chảy thuận lợi, về địa hình: Bề rộng lòng sông khoảng 300m, lòng sông chỗ sâu nhất -7,0m sẽ ngăn triệt để được mặn xâm nhập, khu vực được bảo vệ lớn do gần cửa biển hơn, đập ngăn mặn vẫn tạo dòng chảy thuận lợi, không ảnh hưởng giao thông thủy do đoạn sông Cẩm Lệ tại Cầu Đỏ có lưu lượng tàu, thuyền qua lại thấp”. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng việc ngăn mặn sẽ ảnh hưởng đến yếu tố môi trường, nguồn nước sẽ bị ảnh hưởng của việc xả thải của các KCN. Song nghị quyết Đại hội Đảng bộ TP Đà Nẵng lần thứ XXII đã chỉ rõ: Đến năm 2025 100% khu, cụm công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chuẩn. Trên 90% nước thải sinh hoạt đô thị, 100% nước thải công nghiệp, chất thải rắn sinh hoạt được thu gom và xử lý tập trung đạt chuẩn. Như vậy, việc quản lý các nguồn xả thải sẽ được cụ thể hóa thông qua Nghị quyết chắc chắn sẽ đảm bảo tốt vấn đề môi trường trong tương lai. Hiện Dawaco trình đề xuất đầu tư xây dựng công trình để ngành chức năng Đà Nẵng xem xét, bổ sung vào Quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và triển khai khi có quyết định đồng ý của thành phố.
Rõ ràng, ý tưởng đầu tư xây dựng công trình ngăn mặn trên sông Cẩm Lệ kết hợp mở rộng cầu Hòa Xuân xuất phát từ thực tiễn tìm lời giải cho bài toán ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Cầu Đỏ, đảm bảo nguồn nước thô phục vụ các nhà máy cấp nước trên địa bàn thành phố. Ý tưởng đặt vấn đề rất cụ thể, có sự đầu tư nghiên cứu chiều sâu có số liệu, cứ liệu gợi mở giải pháp trực tiếp cần thiết được cơ quan có thẩm quyền thành phố xem xét, đánh giá, nếu khả thi có thể cụ thể hóa thành chủ trương, giải pháp triển khai, góp phần đắc lực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.
Cột xích sắt cả chục kg vào người rồi lao xuống đáy ngã ba sông săn con đen sì kiếm tiền triệu
Cứ vào dịp tháng 3 cho đến tháng 10 hàng năm, tại ngã ba sông ở địa bàn quận Ngũ Hành Sơn, nơi con sông Vĩnh Điện, sông Cẩm Lệ, sông Hàn (Đà Nẵng) hợp chung làm một lại có những chiếc ghe nhỏ tập trung để lặn bắt vẹm tù.
Từ tháng 2 cho đến tháng 10 tại ngã ba sông Cẩm Lệ (Đà Nẵng) sẽ thường xuyên có hàng chục ghe nhỏ hành nghề lặn bắt vẹm tù.
Giữa cái nóng như muốn "nướng chín" từng thớ thịt của con người, hàng chục thợ lặn đến từ Quảng Nam ngâm mình trong dòng chảy của ngã ba sông Cẩm Lệ (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)...
Trước khi bắt đầu một ngày lặn bắt vẹm, những thợ lặn sẽ quấn vào mình những vòng xích sắt nặng hàng chục kg. Việc quấn xích sắt vào người để thợ lặn lặn được sâu xuống đáy sông, tránh bị áp lực nước đẩy nổi lên trên. Tuy nhiên, việc quấn xích sắt vào người sẽ khiến cho thợ lặn gặp khó khăn.
Đây là một loại thủy hải sản đặc trưng của dòng sông này. Theo nghề này chủ yếu là người dân thuộc huyện Duy Xuyên, Đại Lộc...của tỉnh Quảng Nam.
Mỗi thợ lặn sẽ được trang bị một ống nhựa dài nối vào máy oxy đặt trên ghe. Khi lặn xuống, thợ sẽ ngậm vào ống thở này để duy trì nhịp đập. Trường hợp thợ lặn lặn sâu mà dây ôxy bị đứt hoặc bị chèn, tính mạng của thợ lặn đang ở đáy sông sẽ gặp nguy hiểm.
Loại vẹm tù này nằm sinh trưởng trong bùn nên có màu đen như than. Nghề lặn vẹm rất ít người theo bởi rất vất vả. Mỗi ngày, một chiếc ghe nhỏ sẽ chở theo 3 đến 4 thợ lặn. Họ phải ngâm mình trong nước hàng giờ đồng hồ liền để kiếm sống. Bởi vậy, nghề này chỉ dành cho những người đàn ông thật khỏe mạnh và chịu được sự cực khổ hơn người.
Những người hành nghề lặn vẹm ở sông Cẩm Lệ có màu da nâu đen bóng đặc trưng. Màu da chỉ có ở những người đàn ông cực khỏe và chịu được cực khổ. Đổi lại, nghề lặn vẹm giúp họ nuôi sống gia đình, thậm chí có thu nhập để tích trữ nếu kiên trì, chịu khó.
Vẹm tù sẽ được thương lái đưa ghe ra thu mua ngay giữa ngã ba sông. Những ngày thời tiết đẹp, ở địa điểm này không khác gì một phiên chợ nổi.
"Tôi theo nghề lặn vẹm hơn 10 năm nay. Nếu ngày nào khỏe thì mỗi ghe bắt được khoảng 200-300kg, còn ít cũng được 100kg. Thương lái sẽ mua với giá từ 8.000-12.000 đồng/kg tùy theo chất lượng và độ sạch của vẹm. Tính ra, người chịu khó sẽ kiếm được 500.000- 1 triệu đồng mỗi ngày", anh Nguyễn Cường đến từ Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết.
Theo anh Cường, nghề lặn vẹm đen rất vất vả nên ít người dân Đà Nẵng tham gia. Chủ yếu những người dân sống quen sông nước của Quảng Nam mới am hiểu và theo nghề này.
Niềm vui của một phụ nữ sau một ngày bội thu của chồng trên sông Cẩm Lệ. Những phụ nữ này sẽ giúp chồng và bạn thuyền gom thành quả là những bao vẹm hàng chục kg đã được rửa sạch rồi bán cho thương lái.
Quán cà phê "mọc" trong khuôn viên VTV8: Phạt 40 triệu đồng UBND quận Hải Châu (TP.Đà Nẵng) ra quyết định xử phạt hành chính 40 triệu đồng với chủ công trình quán cà phê trong khuôn viên VTV8 tại Đà Nẵng, buộc khắc phục hậu quả trong 60 ngày. Ngày 8/7, UBND quận Hải Châu (Đà Nẵng) cho biết đơn vị vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty cổ...