Đảm bảo nguồn cung và thực hiện các quy định về kinh doanh xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tìm kiếm, có phương án bảo đảm nguồn hàng từ nguồn trong nước và nhập khẩu.
Mua bán xăng dầu tại cửa hàng kinh doanh xăng dầu PVOIL Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường đảm bảo nguồn cung và thực hiện các quy định về kinh doanh xăng dầu.
Chỉ thị nêu rõ dịch bệnh COVID-19 trên toàn thế giới có chiều hướng giảm, các nước bắt đầu triển khai các biện pháp nhằm đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng nhiên liệu, năng lượng tăng trở lại, thị trường xăng dầu trong nước và thế giới đang có diễn biến phức tạp.
Ở trong nước, sau khi Chính phủ dỡ bỏ lệnh giãn cách xã hội, nhu cầu sử dụng xăng dầu cho hoạt động kinh doanh, sản xuất, tiêu dùng tại thị trường nội địa tăng mạnh.
Đồng thời, một số Nhà máy lọc dầu trong nước và quốc tế cắt giảm công suất, tận dụng thời gian xảy ra dịch bệnh để thực hiện việc bảo dưỡng nên nguồn cung xăng dầu thành phẩm bị sụt giảm.
Để đảm bảo nguồn cung xăng dầu liên tục cho thị trường trong nước, phục vụ đời sống, sản xuất của người dân, doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Thị trường trong nước chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu tìm kiếm, có phương án bảo đảm nguồn hàng từ nguồn trong nước và nhập khẩu.
Cùng với đó, tuân thủ nghiêm quy định về dự trữ lưu thông theo tinh thần của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 3/9/2014 về kinh doanh xăng dầu để bảo đảm nguồn cung xăng dầu đầy đủ và kịp thời, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh.
Bộ trưởng cũng đề nghị Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát tình hình thị trường, cung cầu mặt hàng xăng dầu, diễn biến giá xăng dầu trong nước và thế giới để tham mưu điều hành giá mặt hàng xăng dầu phù hợp với tình hình kinh tế-xã hội hiện tại, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát.
Cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Doanh nghiệp Quý Điều xã Ea Tóh, huyện Krông Năng ngừng bán do hết hàng. (Ảnh: Anh Dũng/TTXVN)
Video đang HOT
Đặc biệt, Vụ Thị trường trong nước phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường rà soát việc thực hiện các điều kiện về kinh doanh xăng dầu của các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu trong việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm nếu có.
Mặt khác, khẩn trương phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan hoàn tất việc xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, báo cáo Chính phủ phê duyệt ban hành để tiếp tục hoàn thiện các quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu.
Cũng tại Chỉ thị này, Bộ trưởng cũng lưu ý Tổng cục Quản lý thị trường chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại trong kinh doanh xăng dầu trên cả nước (kiểm soát chặt chẽ chất lượng, số lượng, giá bán xăng dầu kinh doanh của các thương nhân kinh doanh xăng dầu).
Bên cạnh đó, thực hiện các hoạt động kiểm tra chấp hành pháp luật tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu gồm các doanh nghiệp đầu mối, phân phối, các cửa hàng xăng dầu trong hệ thống phân phối.
Ngoài ra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm, đặc biệt là các hành vi đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá, các hành vi kinh doanh kém chất lượng và buôn lậu xăng dầu.
Hơn nữa, Tổng cục Quản lý thị trường phải chỉ đạo Cục quản lý thị trường các địa phương phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương trên địa bàn tăng cường và khẩn trương kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo các thương nhân kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thực hiện nghiêm các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Đối với Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ trưởng đề nghị rà soát các thị trường nhập khẩu xăng dầu để có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu tiếp cận nguồn hàng xăng dầu chất lượng tốt, giá hợp lý, bảo đảm thực hiện kế hoạch cung cấp xăng dầu cho thị trường trong nước.
Cùng với đó, phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, chỉ đạo, giám sát các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc hạn mức nhập khẩu và tổng nguồn xăng dầu tối thiểu đã được Bộ Công Thương giao để phục vụ nhu cầu tiêu dùng và phát triển sản xuất kinh doanh của cả nước; rà soát và điều chỉnh hạn mức nhập khẩu xăng dầu tối thiểu, tiến độ nhập khẩu của các doanh nghiệp cho phù hợp với nhu cầu và diễn biến thị trường hiện nay.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo Vụ Dầu khí và Than yêu cầu các Nhà máy lọc dầu trong nước đảm bảo hoạt động sản xuất ổn định, cung ứng đủ số lượng, chủng loại xăng dầu theo kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt.
Mặt khác, các Nhà máy sản xuất xăng dầu sớm hoàn thành việc bảo dưỡng để vận hành trở lại và cung cấp đủ lượng hàng theo tiến độ đã ký kết với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trong nước.
Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần theo dõi sát diễn biến thị trường, nhất là hoạt động bán xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, thông tin nhanh đối với các vấn đề phát sinh về Bộ Công Thương để phối hợp xử lý.
Giám sát chặt chẽ việc bán xăng dầu tại các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn, chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc việc bán hàng theo quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP quy định về việc bảo đảm bán hàng liên tục, trường hợp ngừng bán hàng phải có báo cáo giải trình và được sự chấp thuận của Sở Công Thương.
Đặc biệt, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường xăng dầu, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.
Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị chức năng báo cáo thường xuyên hoặc khi có biến động bất thường về tình hình cung cầu mặt hàng xăng dầu trên địa bàn về Bộ Công Thương theo địa chỉ Vụ Thị trường trong nước, email: cungcau@moit.gov.vn và fax gửi về số: 024 22205510 để kịp thời có phương án xử lý./.
Landmark Holding lỗ trong quý 4, lãi cả năm 2019 giảm tốc 86%
CTCP Landmark Holding (HoSE: LMH) ghi nhận lỗ 4 tỷ đồng trong quý 4/2019 khiến cho con số lợi nhuận cả năm chỉ ở mức 3 tỷ đồng, giảm 86% so cùng kỳ.
Cả năm 2019, Landmark Holding ghi nhận doanh thu thuần giảm mạnh 48% so với năm 2018, còn gần 1.564 tỷ đồng. Mặc dù giá vốn hàng bán giảm mạnh 49%, còn chiếm hơn 1.523 tỷ đồng, song Công ty vẫn báo lãi gộp giảm 20% về còn gần 41 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm mạnh 63% còn 13 tỷ đồng, chi phí tài chính cũng giảm 57% còn gần 13 tỷ đồng.
Trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 72% và 10%, chiếm gần 13 tỷ đồng và hơn 25 tỷ đồng đã kéo lãi ròng của Công ty chỉ còn gần 3 tỷ đồng, giảm 86% so với năm 2018.
Riêng trong quý 4/2019, Landmark Holding báo doanh thu thuần giảm mạnh 71% về còn 278 tỷ đồng, doanh thu tài chính cũng giảm đáng kể 92% chỉ còn hơn 1,6 tỷ đồng. Sau cùng, Công ty lỗ hơn 4 tỷ đồng trong quý 4/2019, cải thiện hơn so với con số lỗ gần 7 tỷ đồng của cùng kỳ.
Landmark Holding lỗ trong quý 4, lãi cả năm giảm tốc 86%
Theo Landmark Holding, tháng 12/2018, Công ty mới bắt đầu sở hữu công ty con, nên số liệu quý 4/2018 và lũy kế cả năm chủ yếu là số liệu báo cáo riêng của Công ty, vì vậy số liệu năm trước chỉ có tính chất tham khảo, không có giá trị so sánh.
Giải trình về kết quả kinh doanh, Landmark Holding cho biết do lợi nhuận từ công ty mẹ giảm, trong đó công ty mẹ đang giảm dần hoạt động kinh doanh xăng dầu và sẽ ngưng kinh doanh lĩnh vực này nhằm nới room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Kinh doanh dung môi nhiều biến động theo hướng không thuận lợi nên Công ty kinh doanh thận trọng, lựa chọn thời điểm chốt được giá tốt để kinh doanh nên làm cho doanh thu thuần quý 4/2019 giảm mạnh 71% so với cùng kỳ năm trước, còn hơn 278 tỷ đồng.
Đáng chú ý là trong năm 2019, Công ty không có doanh thu từ bất động sản nên đây cũng là lý do làm cho doanh thu năm nay giảm mạnh so với năm trước, không bù đắp được các chi phí cố định và lãi vay dẫn đến lỗ ròng hơn 4 tỷ đồng trong quý 4/2019.
Đồng thời Công ty cũng cho biết các công ty con hoạt động chưa hiệu quả và tình hình kinh doanh xăng dầu có nhiều biến động khó dự đoán nên làm cho lợi nhuận của cả tập đoàn giảm mạnh.
Tính đến cuối năm 2019, tổng tài sản của Landmark Holding đạt gần 576 tỷ đồng, giảm 38% so đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn lần lượt giảm 53% và 29% so với đầu năm, đạt hơn 328 tỷ đồng và 7 tỷ đồng.
Nợ phải trả của Công ty chiếm gần 300 tỷ đồng, giảm 38%, do ghi nhận giảm 39% của khoản mục vay nợ tài chính ngắn hạn, còn 171 tỷ đồng, vay nợ tài chính dài hạn của Landmark Holding không đáng kể.
Anh Nhi
Theo Vietnamdaily.net.vn
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...