Đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho dịp Tết Nguyên đán
Giá thịt lợn đang có những diễn biến giảm mạnh. Thậm chí, theo nhiều chuyên gia trong ngành, lượng lợn thịt tồn đọng đang còn nhiều để đáp ứng cho giai đoạn cuối năm 2021.
Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều khả năng đến giữa năm 2022 mới có thể phục hồi về giá.
Giá thịt lợn liên tục giảm mạnh
Ngày 14/10, giá lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục xu hướng giảm. Các tỉnh thành gồm Hưng Yên, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Hà Nội giao dịch chung mốc 38.000 đồng/kg. Trong khi đó, Phú Thọ, Bắc Giang, Lào Cai, Yên Bái giá chạm đáy, về mốc 35.000 đồng/kg – thấp nhất trên cả nước.
Nhiều doanh nghiệp đưa ra ý kiến ngành nông nghiệp cần có hệ thống thống kê sát thực tế hơn để góp phần dự báo nguồn cung – cầu của thị trường. Ảnh: TTXVN
Khu vực miền Nam cũng theo xu hướng giảm tương tự, về mức từ 41.000 – 43.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Trước đó, vào giai đoạn tháng 7, khi TP Hồ Chí Minh và Hà Nội bắt đầu thực hiện giãn cách xã hội, giá lợn dao động ở mức 55.000 – 60.000 đồng/kg. Như vậy, sau giai đoạn diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, những ngày qua, giá lợn hơi trên cả nước liên tục giảm sâu và chạm đáy 2 năm, mức giá đã giảm trên 50% so với tháng 1/2021.
Trong khi đó, giá bán thịt lợn tại các chợ và siêu thị vẫn ở mức cao ở mức 130.000 – 160.000 đồng/kg tại TP Hồ Chí Minh và 80.000 – 120.000 đồng/kg tại Hà Nội.
Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng cục Chăn nuôi ( Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – NN&PTNT) cho biết: Nhu cầu tiêu thụ thịt lợn ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đều giảm mạnh do trong những ngày giãn cách, các bếp ăn, các nhà hàng đều đóng cửa. Sau giãn cách, lượng người tại TP Hồ Chí Minh cũng giảm do người dân về các tỉnh. Những yếu tố nguồn cầu giảm ảnh hưởng đến giá nông sản.
Tuy nhiên, trong khi Hà Nội có thể tự chủ 80 – 90% thịt lợn, thì TP Hồ Chí Minh chỉ tự túc được 5 – 10%, còn lại phải nhập thịt lợn ở các tỉnh lân cận. Những khó khăn trong lưu thông hàng hóa do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp ở TP Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vì thế ảnh hưởng nhiều đến sự chênh lệch giữa giá xuất chuồng – giá bán lẻ và giá thịt lợn ở các địa phương phía Nam.
Cụ thể, theo ông Trọng, trong giai đoạn giãn cách và cả sau giãn cách, vẫn có “độ vênh” trong quy định lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành. Đơn cử như việc tỉnh Kiên Giang, An Giang không chấp nhận mẫu PCR giữa các tỉnh dù vẫn còn hiệu lực, lái xe phải test mẫu mới. Trong khi tỉnh Hậu Giang bắt hàng phải sang xe. Tất cả những yếu tố này làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thịt lợn đến tay người tiêu dùng vẫn cao.
Theo thống kê 9 tháng năm 2021 của Cục Chăn nuôi, giá thịt lợn hơi giảm liên tục từ cuối tháng 4/2021 do nhu cầu tiêu thụ thịt lợn giảm. Tổng đàn lợn tăng khoảng 3,8% so với cùng thời điểm năm 2020; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ước đạt 3.060,9 nghìn tấn, tăng 5,0%. Trong đó, ngành chăn nuôi bị ứ đọng khoảng 30% về mặt số lượng lợn thịt.
Bài toán đảm bảo nguồn cung cho dịp Tết Nguyên đán
Trước thực tế giá thịt lợn giảm, nhiều địa phương chia sẻ tình trạng nhiều người chăn nuôi “treo chuồng” do thua lỗ nặng. Việc nhiều nhà chăn nuôi tạm dừng tái đàn khiến nhiều địa phương lo ngại nguy cơ thiếu thịt trong dịp Tết Nguyên đán sắp tới.
Theo bà Hoàng Thị Tố Nga – Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Nam Định, với giá lợn hơi xuất chuồng trên địa bàn chỉ còn 35.000 – 40.000 đồng/kg, trong khi chi phí sản xuất (con giống, thức ăn chăn nuôi…) khoảng 5,5 triệu đồng/con, người dân đang lỗ 2 triệu đồng/con.
Cũng bày tỏ lo ngại khi giá lợn xuất chuồng trên địa bàn ở mức đáy trong nhiều năm qua, ông Lê Văn Dương – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Bắc Giang, kiến nghị Chính phủ cần có chính sách thu hút doanh nghiệp giết mổ chế biến, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay vốn để xây dựng các kho lạnh, dự trữ khi nguồn cung đang dư thừa nhằm góp phần bình ổn giá.
Trước thực tế này, ông Nguyễn Văn Trọng, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết thêm: Trong giai đoạn giãn cách, có thời điểm 90% lượng gia cầm bị ứ đọng trong chuồng khiến người dân e ngại tái đàn. Tuy nhiên, với trường hợp nguồn cung thịt gà không thực đáng ngại khi một chu kỳ tái đàn chỉ và khoảng 35 – 42 ngày. Trong khi với thịt lợn, muốn tái đàn cần đến chu kỳ 6 tháng. Như vậy, nếu mà tái đàn không kịp, các điều kiện không thuận lợi, lưu thông không tốt, việc cấp vốn cho người nông dân chậm trễ thì khả năng thiếu cục bộ nguồn thịt trong thời gian tới đây và đặc biệt trong dịp Tết Nhâm Dần sắp tới vẫn có khả năng xảy ra. Để khắc phục tình trạng trên và để đảm bảo nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm, bộ ngành và các địa phương cần thực hiện tốt Chỉ thị 26 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để gỡ khó cho ngành chăn nuôi. Từ đó, mới có thể đảm bảo được nguồn thực phẩm.
Trong khi đó, đại diện doanh nghiệp chăn nuôi hàng đầu là CP, Dabaco đều cho biết, hiện lượng lợn thịt tồn đọng tại doanh nghiệp còn nhiều do tiêu thụ chậm. Dự kiến, từ nay đến cuối năm, sẽ không thiếu thịt lợn để cung cấp cho chuỗi cung ứng. Đồng tình với ý kiến này, ông Phạm Công Thiếu, Viện trưởng Viện Chăn nuôi cũng đánh giá, từ nay đến cuối năm, cung vẫn lớn hơn cầu, giá các sản phẩm chăn nuôi cũng khó tăng. Còn nếu có tăng cũng phải đến giữa năm 2022.
“Thịt lợn không phải là mặt hàng bình ổn giá, nên vẫn tuân theo cung cầu của thị trường. Vì thế, trong thời gian tới, có thể sẽ có những nơi giảm sâu, nơi lại thiếu cục bộ. Để hỗ trợ người chăn nuôi, trong thời gian tới, rất cần các tỉnh phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông, áp dụng các cơ chế tạo điều kiện để người chăn nuôi tái đàn, ngân hàng cũng phải tạo điều kiện giãn nợ, khoanh nợ, cho vay để duy trì sản xuất. Tín hiệu vui là ở 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn (chiếm khoảng 24% thị phần ngành hàng) vẫn tăng trưởng tốt, nguồn hàng rất ổn định.” – đại diện của Cục Chăn nuôi phân tích.
Trong vai trò nhà quản lý, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ sẽ chỉ đạo Cục Thú y cân nhắc đề xuất hạn chế nhập khẩu thịt lợn để đảm bảo sản xuất trong nước thời gian tới.
Tuy nhiên, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến thừa nhận, ngành nông nghiệp đang thiếu kho lạnh toàn diện cho nông sản chứ không riêng thịt, tôm cá. Bộ NN&PTNT cũng khuyến khích các doanh nghiệp lớn thu mua cho người dân ở mức độ tối đa bằng việc lưu kho khi giá thấp. Điều này giúp chủ động một lượng nguồn cung, vừa giải phóng ứ đọng trong chuồng.
“Trong chiến lược sắp tới, Bộ sẽ kiến nghị với Chính phủ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng, kho bãi, công nghệ chế biến.” – đại diện ngành Nông nghiệp chia sẻ.
Bảo đảm nguồn cung thịt lợn dịp Tết Nguyên đán
Tết Nguyên đán Tân Sửu đã đến gần, các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ chăn nuôi lợn vẫn đang đẩy mạnh sản xuất, tăng đàn để kịp thời cung cấp đủ nguồn thịt lợn phục vụ nhu cầu tăng cao của thị trường trong dịp này.
Người dân huyện Thống Nhất (Đồng Nai) kiểm tra đàn lợn trước khi xuất chuồng.
Tại Đồng Nai, địa phương được xem là "thủ phủ" chăn nuôi lợn của cả nước, hiện tổng đàn lợn là hơn 2,2 triệu con, tăng hơn 25% so với cùng kỳ năm ngoái. Những ngày này, hộ gia đình anh Phạm Minh Khoa, chủ trang trại nuôi lợn ở huyện Vĩnh Cửu đang tiến hành xuất bán lứa lợn hơn 2.500 con. Để có số lượng lợn lớn, xuất bán đúng thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021, từ nhiều tháng qua, gia đình anh đã thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn bảo đảm an toàn dịch bệnh, như: tiêm phòng vắc-xin, sát trùng chuồng trại ba lần/ngày, từ đó lợn phát triển khỏe mạnh, tăng trọng đều. Với mức giá bán lợn hơi tại chuồng ở mức từ 80.000 đến 83.000 đồng/kg, sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu được hàng trăm triệu đồng.
Thế nhưng, thực tế những hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô lớn như anh Khoa ở Đồng Nai không nhiều, bởi thiệt hại nặng nề từ dịch tả lợn châu Phi năm 2019 đã khiến nhiều hộ chăn nuôi gặp khó khăn, buộc phải ngưng chuồng đến nay. Do vậy, nguồn cung cấp lợn ra thị trường của các hộ dân chỉ chiếm khoảng 30%, còn lại là từ trang trại của các doanh nghiệp chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Theo Giám đốc phụ trách kinh doanh Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam Nguyễn Trọng Trí, hiện số lượng lợn của công ty khá ổn định, doanh nghiệp đã có phương án ổn định giá lợn hơi cung ứng cho thị trường một cách phù hợp nhất vào dịp Tết Nguyên đán. Đồng thời, tiến hành mở rộng hơn 40 điểm bán bình ổn giá thịt lợn trên địa bàn Đồng Nai. Tương tự, nhiều công ty chăn nuôi lợn quy mô lớn cũng cho biết, nguồn lợn hiện khá dồi dào, tăng khoảng 20% so với thời điểm này năm ngoái. Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Nai Cao Tiến Sỹ nhận định: Với nguồn cung cấp lợn dồi dào, nhất là ở các trang trại quy mô lớn trên địa bàn sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt lợn của người dân trong tỉnh, cũng như một phần của TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh ở phía nam. Chỉ riêng địa bàn TP Hồ Chí Minh, bình quân mỗi ngày lượng lợn từ Đồng Nai cung cấp hơn 7.000 con, chiếm khoảng 75% lượng lợn xuất chuồng trong ngày.
Còn tại Hà Nội, một trong những địa phương có số dân đông, lượng hàng hóa thiết yếu phục vụ Tết khá lớn, riêng mặt hàng thịt lợn là 56.700 tấn. Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, hiện tổng đàn lợn của thành phố đạt 1,4 triệu con. Với tình hình tái đàn lợn đạt kết quả tốt, cơ bản thị trường sẽ ổn định, không bị thiếu hụt thực phẩm. Trao đổi thêm về vấn đề này, ông Nguyễn Hưng Thỉnh (chủ trang trại nuôi lợn ở xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ) chia sẻ, từ nay đến những ngày áp Tết, giá lợn hơi có thể sẽ tăng, nhưng không cao như Tết năm 2020, khoảng hơn 80.000 đồng/kg.
Ở Nghệ An, Phó Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y tỉnh Ngô Đức Quỳnh cho biết, tính đến hết tháng 12-2020, Nghệ An đã tăng đàn được hơn 87.000 con lợn. Trong đó, tái đàn, tăng đàn ở các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn là hơn 55.000 con và tại các hộ chăn nuôi nông hộ và gia trại được gần 32.000 con. Tổng đàn lợn của tỉnh đạt khoảng một triệu con, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2020 đạt gần 261.000 tấn, tăng hơn 5% so cùng kỳ năm 2019. Có được kết quả đáng mừng này là do các trang trại đã làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh. Đơn cử như cụm trang trại chăn nuôi lợn ở xã Hạ Sơn (huyện Quỳ Hợp) của Tập đoàn Masan hiện có tổng đàn lợn là 125.000 con. Kế đến là các trang trại nuôi lợn của các công ty C.P, Tiến Thành khoảng 25.000 con/đơn vị... Không chỉ có vậy, nhiều nơi ở Nghệ An khuyến khích người dân đầu tư trang trại chăn nuôi lợn thay cho việc nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình, nhất là sau khi xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Điển hình như huyện Thanh Chương hiện có 300 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn; trong đó có nhiều điểm có quy mô hơn 1.000 con. Hiện tổng đàn lợn ở Thanh Chương là hơn 97.000 con. Yên Thành là huyện đứng thứ 2 với gần 87.000 con, trong đó 23.000 con lợn nái cùng 58 trang trại chăn nuôi lợn. Tiếp đó là các huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Nam Đàn... Nhờ tái đàn, tăng đàn kịp thời, nên Nghệ An đã chuẩn bị được hơn 250.000 con lợn thịt với sản lượng khoảng 20.000 tấn thịt lợn hơi cung cấp cho thị trường trong dịp này. Cùng với đó, trang trại chăn nuôi lợn của Tập đoàn Masan ở Quỳ Hợp cũng dự kiến xuất chuồng hơn 17.000 con lợn thịt để cung cấp cho nhà máy chế biến thịt lợn Meat Hà Nam ở tỉnh Hà Nam đáp ứng nhu cầu thực phẩm của người dân.
Còn tại Hà Nam, một trọng điểm chăn nuôi ở miền bắc, đến nay tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh đạt 355.000 con, tăng 8,4% so với cùng kỳ năm 2019, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 67.700 tấn. Để đáp ứng nhu cầu về thịt lợn tăng vào dịp Tết, cách đây hai, ba tháng, các hộ chăn nuôi trong tỉnh đã chủ động tăng khoảng 20% tổng đàn so với các thời điểm trước đó. Hiện nhà máy chế biến thịt lợn Meat Hà Nam của Tập đoàn Masan (đóng trên địa bàn tỉnh) đã tăng cường công suất hai tổ hợp chế biến thịt lợn các loại để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng với sản lượng tăng gấp 10 lần so với ngày thường. Ngoài sản phẩm thịt mát chủ lực, nhà máy còn đưa ra thị trường thêm nhiều loại sản phẩm thịt chế biến khác như giò chả, xúc xích... Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nguyễn Mạnh Hùng: Giữ được tổng đàn lợn và có đủ nguồn cung lợn thịt trong dịp này là nhờ sự chủ động từ các hộ chăn nuôi và trang trại. Theo đó, người dân tiếp tục duy trì được số lượng đàn lợn nuôi trong chuồng; giữ được đàn lợn nái hiện có, tạo nguồn con giống bảo đảm, đẩy mạnh các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; góp phần bình ổn giá cho địa phương, khu vực và cả nước trong dịp Tết Tân Sửu cũng như thời gian tới.
Theo Cục Chăn nuôi, năm 2020, nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và 16 doanh nghiệp chăn nuôi lớn đã tổ chức tái đàn, tăng đàn đạt hiệu quả cao. Đến nay tổng đàn lợn cả nước đạt hơn 27 triệu con. Từ thực tế nêu trên, Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, với tốc độ tái đàn, tăng đàn của các địa phương như hiện nay thì nguồn cung thịt lợn cho Tết Tân Sửu sẽ bảo đảm dồi dào, giá cả ở mức hợp lý cho cả người chăn nuôi và tiêu dùng, không có sự tăng giá đột biến.
TP Hồ Chí Minh đề nghị xây dựng quy trình đảm bảo nguồn cung và chất lượng oxy điều trị F0 Ngày 8/9, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã có tờ trình gửi UBND TP Hồ Chí Minh về việc đề nghị xây dựng, đảm bảo nguồn cung và chất lượng oxy phục vụ điều trị cho người bệnh mắc COVID-19 trên địa bàn. Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, một số bệnh viện, điểm tập kết oxy và Trạm...