Đảm bảo cung ứng thuốc phòng, điều trị bệnh sởi
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn khẩn về việc đảm bảo cung thuốc phòng, điều trị bệnh sởi.
Trong bối cảnh hiện nay số ca mắc sởi đang có xu hướng gia tăng, đặc biệt trong những tháng mùa Đông-Xuân thời tiết ẩm kéo dài, thời điểm thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát sinh và lây nhiễm. Để đảm bảo cung ứng đủ thuốc phòng và điều trị bệnh sởi, Cục Quản lý Dược đề nghị:
Sở Y tế các địa phương khẩn trương chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc đóng trên địa bàn thực hiện nghiêm túc nội dung chỉ đạo về dự trữ, cung ứng thuốc. Kịp thời báo cáo về Bộ Y tế trong trường họp có nguy cơ thiếu thuốc phục vụ công tác phòng và điều trị bệnh sởi trên địa bàn.
Trẻ mắc sởi đang điều trị tại bệnh viện. Ảnh minh họa
Video đang HOT
Các viện, bệnh viện trực thuộc Bộ chủ động lập, kế hoạch mua sắm thuốc, cập nhật số lượng và tình trạng các ca mắc sởi và kịp thời liên hệ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc để đảm bảo đủ thuốc cho công tác phòng và điều trị bệnh.
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc phải chuẩn bị sẵn sàng nguồn thuốc có chất lượng, giá cả hợp lý để ưu tiên cung ứng đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Cục Quản lý Dược sẽ xem xét giải quyết ngay các hồ sơ đề nghị nhập khẩu thuốc của các cơ sở để đảm bảo đủ thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây nên. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra vào mùa Đông – Xuân, với tốc độ lây nhiễm rất cao từ người sang người, chủ yếu qua đường hô hấp.
Hiện đang trong mùa Đông – Xuân, với sự gia tăng giao lưu, du lịch, cùng với tỉ lệ tiêm vắc xin còn chưa cao – đây là thời điểm có nhiều yếu tố thuận lợi để bệnh truyền nhiễm phát sinh phát triển.
Bộ Y tế cũng cho rằng, bệnh sởi đang nằm trong chu kỳ dịch, vì vậy dịch bệnh rất dễ bùng phát nếu không thực hiện các biện pháp đáp ứng kịp thời. Để phòng chống bệnh sởi, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện tiêm chủng vắc xin – đây là biện pháp phòng bệh đặc hiệu và tốt nhất phòng bệnh sởi.
Theo congly
Bộ Y tế huy động thuốc chống dịch chân tay miệng
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế, yêu cầu các Sở Y tế, bệnh viện đảm bảo dự trữ, đủ thuốc điều trị bệnh chân tay miệng.
Cục Quản lý Dược cũng đề nghị các địa phương báo cho Bộ Y tế nếu có nguy cơ thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng. Cục sẽ xem xét giải quyết ngay các đơn hàng nhập khẩu thuốc chữa tay chân miệng của đơn vị kinh doanh để đảm bảo đủ thuốc chống dịch.
Bệnh nhi mắc chân tay miệng được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Thành Nguyễn.
9 tháng đầu năm cả nước có gần 62.000 ca tay chân miệng. Bệnh xuất hiện tại 63 tỉnh, thành phố song chủ yếu ở các tỉnh phía Nam. 6 người tử vong đều ở miền Nam. So với cùng kỳ năm 2017, số bệnh nhân giảm 19%. Tuy nhiên, ở một số tỉnh thành tình hình dịch tăng nhanh trong các tuần gần đây.
Bệnh nhân là trẻ dưới 10 tuổi, thường gặp ở nhóm 1-5 tuổi, bé đi mẫu giáo... Các tuýp virus chủ yếu là EV71, EV, Coxsackie A10 và Coxsackie A6. Trong đó EV71 là chủng dễ gây biến chứng nặng dẫn đến tử vong. Hiện chưa có sự thay đổi về kiểu gen của virus gây bệnh tay chân miệng ở Việt Nam.
Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắcxin dự phòng. Mùa cao điểm dịch tay chân miệng là tháng 9 đến tháng 11, đặc biệt đầu năm học mới do vệ sinh cá nhân và môi trường còn kém.
Lê Nga
Theo Vnexpress
Người lớn cũng cần tiêm phòng vắc- xin phòng bệnh sởi Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, bệnh sởi có xu hướng gia tăng rải rác, cục bộ từ những tháng cuối năm 2018 đến nay. Đối tượng mắc bệnh chủ yếu chưa được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi ở trẻ em, nhưng đã ghi nhận nhiều người lớn mắc bệnh, trong đó có phụ nữ mang thai....