Đảm bảo ATM không hết tiền dịp Tết
NHNN vừa ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng, tổ chức thanh toán thực hiện các biện pháp đảm bảo hoạt động thanh toán, rút tiền mặt của người dân diễn ra thông suốt.
Trong văn bản mới, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, NHNN chi nhánh tỉnh, thành phố, sở giao dịch… thực hiện các biện pháp đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt trong thời gian quyết toán năm 2019 và dịp Tết Nguyên đán 2020.
Theo đó, các ngân hàng phải có kế hoạch cụ thể về hoạt động ATM dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Đồng thời, phải giám sát hoạt động của hệ thống ATM, đảm bảo mạng lưới diễn ra an toàn và thông suốt.
Với các địa bàn thường xuyên xảy ra hiện tượng ATM quá tải như các khu công nghiệp, chế xuất, ngân hàng phải có biện pháp phù hợp để giảm tải. Chủ động làm việc với các doanh nghiệp để điều chỉnh thời gian trả lương, xây dựng phương án dự phòng chi trả lương, thưởng Tết bằng tiền mặt.
Ngoài ra, các ngân hàng và tổ chức thanh toán cũng cần khuyến khích người dân sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt để giảm phụ thuộc vào việc rút tiền mặt tại các điểm ATM.
Tết Nguyên đán là thời điểm nhu cầu rút tiền mặt của người dân tăng mạnh. Ảnh minh họa: T.L.
Video đang HOT
Cơ quan quản lý cũng yêu cầu các ngân hàng, tổ chức nói trên tăng cường phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bất hợp pháp liên quan tới các giao dịch thanh toán trong dịp cuối năm. Trong đó, kiểm soát chặt các giao dịch thanh toán, ngăn chặn và xử lý giao dịch gian lận, giả mạo, trái pháp luật…
Các ngân hàng cũng được yêu cầu phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán để xử lý các khiếu nại, khiếu kiện của người dân trong dịp này. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính để hạn chế các sự cố kỹ thuật, đường truyền, đảm bảo các giao dịch liên ngân hàng ổn định.
Mặt khác, ngân hàng phải theo dõi phản ánh những vấn đề phát sinh về hoạt động thanh toán, giao dịch ATM liên quan đến đơn vị mình để có biện pháp xử lý hoặc phản hồi thỏa đáng, kịp thời cho người dân.
Với các ví điện tử, NHNN yêu cầu phối hợp với các ngân hàng thương mại thực hiện theo dõi, đối chiếu hàng ngày. Trong đó, phải đảm bảo số dư trên tài khoản thanh toán được duy trì không thấp hơn tổng số dư của tất cả các ví điện tử tại cùng thời điểm.
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) tập trung nguồn lực để thực hiện kiểm tra, bảo trì hệ thống, hạ tầng kỹ thuật và theo dõi đảm bảo hoạt động chuyển mạch tài chính an toàn, thông suốt và ổn định.
Đặc biệt, các ngân hàng, tổ chức này phải quán triệt cán bộ thực hiện nghiêm chế độ trực vận hành hệ thống kỹ thuật, phối hợp với các đơn vị thành viên theo dõi, phát hiện, xử lý các sai sót, sự cố phát sinh và cung cấp thông tin cho NHNN.
Theo Zing.vn
Nộp thuế qua mạng cần được xây dựng đơn giản, dễ sử dụng
Mặc dù luật pháp liên quan đến quản lý thuế đối với lĩnh vực thương mại điện tử (TMĐT) đã được quy định khá đầy đủ, nhưng thực tế hoạt động của những mô hình kinh doanh mới đã phát sinh vướng mắc khi phần lớn các tổ chức, cá nhân kinh doanh TMĐT tại Việt Nam không đăng ký kinh doanh, khiến cơ quan quản lý gặp khó khi xác định chủ thể cũng như doanh thu hoạt động.
Cùng với đó, pháp luật cũng chưa có quy định về trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc phối hợp với cơ quan thuế quản lý giao dịch TMĐT nên hiệu quả còn thấp.
Nộp thuế qua mạng cần được xây dựng đơn giản, dễ sử dụng.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh doanh TMĐT khá phát triển, đòi hỏi phải có thêm những chế tài quản lý phù hợp với thực tiễn. Theo hướng này, Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung quy định đối với nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dựa trên nền tảng số, được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
Hiện có nhiều doanh nghiệp (DN) TMĐT có tên tuổi trên thế giới như Google, Facebook, Yahoo đã có mặt tại Việt Nam, đồng thời xuất hiện một số mô hình kinh doanh mới cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải (Uber, Grab), đặt phòng trực tuyến khách sạn (Agoda, Traveloka, Booking) và các hoạt động kinh tế chia sẻ trên nền tảng số.
Do đó, để hoàn thiện các quy định liên quan đến quản lý thuế đối với TMĐT, Điều 27 Luật Quản lý thuế số 38 quy định, ngân hàng thương mại có nhiệm vụ, quyền hạn khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế theo quy định pháp luật về thuế của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoạt động kinh doanh TMĐT có phát sinh thu nhập từ Việt Nam. Điều 42 quy định, đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác được thực hiện bởi nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, thì nhà cung cấp ở nước ngoài có nghĩa vụ trực tiếp, hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ Tài chính.
Theo ông Lưu Đức Huy, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Tổng cục Thuế) cho biết, trên cơ sở quy định tại Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đã dự thảo nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14. Liên quan đến nội dung quản lý thuế đối với kinh doanh TMĐT, dự thảo đã quy định cụ thể các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp theo yêu cầu của cơ quan thuế.
Theo đó, Bộ Công Thương và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại có trách nhiệm cung cấp thông tin, giấy phép hoạt động TMĐT, nhượng quyền thương mại; thông tin liên quan trong quản lý thuế đối với tổ chức, cá nhân có hoạt động TMĐT, nhượng quyền thương mại. Ngân hàng Nhà nước phối hợp Bộ Tài chính chỉ đạo, hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán kết nối, cung cấp thông tin với cơ quan thuế liên quan đến giao dịch qua ngân hàng của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, phối hợp với cơ quan thuế trong thực hiện biện pháp cưỡng chế thuế; thiết lập cơ chế quản lý, giám sát các giao dịch thanh toán xuyên biên giới. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp cung cấp hoạt động mua bán sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin trên môi trường mạng, kinh doanh dựa trên nền tảng số; cung cấp thông tin thông qua kết nối mạng trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử hàng ngày qua hệ thống thông tin người nộp thuế, hoặc thông qua cổng thông tin một cửa quốc gia.
Cùng với xây dựng dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế, Bộ Tài chính đang triển khai xây dựng thông tư hướng dẫn về quản lý thuế. Trong đó có nội dung hướng dẫn cụ thể thủ tục đăng ký, khai, nộp thuế của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân ở Việt Nam có liên quan trong trường hợp nhà cung cấp ở nước ngoài không thực hiện đăng ký, khai, nộp thuế trên Cổng thông tin quản lý của Tổng cục Thuế. Dự kiến nghị định hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế sẽ trình Chính phủ trong tháng 1/2020 và thông tư hướng dẫn sẽ trình Bộ Tài chính trong tháng 2/2020.
Để đáp ứng mục tiêu mới về quản lý thuế đối với TMĐT, theo khuyến nghị của ông Nguyễn Tử Quảng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty CP BKAV, ngành Thuế cần sớm ứng dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin như AI, Big data. Đồng thời, xây dựng các hệ thống kết nối liên ngành giữa thuế, hải quan, ngân hàng và các công ty cung cấp dịch vụ thanh toán, từ đó có được cơ sở dữ liệu chung của những người tham gia giao dịch TMĐT, giúp xây dựng hệ thống phân tích, dự báo cho cơ quan thuế.
Ngoài ra, các ứng dụng của ngành Thuế về cấp mã số thuế và kê khai, nộp thuế qua mạng cần được xây dựng một cách đơn giản, dễ sử dụng và thực hiện được trên nhiều môi trường khác nhau, cả trên máy tính và các thiết bị di động.
D.Bùi (T/h)
Theo tapchitaichinh.vn
Cửa hàng Bách hóa Xanh giảm doanh thu vì thiếu hàng Trong tháng 10, doanh thu bình quân mỗi cửa hàng Bách hóa Xanh là 1,3 tỷ đồng, bằng với tháng 9. Trong khi đó, chỉ tiêu này trong 3 tháng 6, 7, 8 đều đạt 1,5 tỷ đồng/cửa hàng. Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động vừa cập nhật kết quả kinh doanh 10 tháng đầu năm 2019 với doanh...