Đảm bảo an toàn tính mạng người dân vùng lũ tại Hà Tĩnh
Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng đang nỗ lực hỗ trợ, di dời đảm bảo an toàn người dân.
Trong vòng 1 tháng, người dân Hà Tĩnh liên tiếp phải hứng chịu 2 đợt mưa lũ lớn. Tình hình mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn đang diễn biến phức tạp. Chính quyền các cấp, lực lượng chức năng đang nỗ lực hỗ trợ, di dời đảm bảo an toàn người dân. Trong đó, huyện Cẩm Xuyên đang thực hiện sơ tán 1.462 hộ/4.386 người dân vùng nguy hiểm, huyện Can Lộc di dời gần 300 người ra khỏi vùng ngập lụt.
Mưa lớn khiến nhiều nơi tại Hà Tĩnh có nguy cơ xảy ra sạt lở đất nguy hiểm cho người dân.
Mưa lớn liên tiếp trút xuống Hà Tĩnh những ngày qua gây ngập lụt trên diện rộng, hàng nghìn người dân Hà Tĩnh một lần nữa tức tốc thu dọn đồ đạc gác lên cao tránh lũ và tạm rời xa ngôi nhà của mình trong nỗi niềm lo lắng.
“Nước lên nhanh lắm, vì cả ngày mưa mà nên dân sao kịp trở tay được”. “ Mưa to nên sáng nay tình trạng sạt lở lại tiếp diễn, vết nứt nằm ngang lưng chừng, trên địa bàn 19 hộ ở khu vực sạt lở nên rất nguy hiểm”. “Sau khi mưa, nước dâng thì có đội cứu hộ cứu được người nhưng của cải thỉ mất trắng” -
Lũ chồng lũ. Trận lũ trước nước còn chưa kịp rút, đồ dùng sinh hoạt trong nhà còn chưa kịp khô, thì mưa tiếp tục xối xả cả ngày lẫn đêm, người dân không kịp trở tay. Thế nhưng, lần này tránh lũ nhiều hộ “nhàn” hơn vì bao nhiêu tài sản đã bị trận lũ trước xoá xổ, chỉ còn 2 bàn tay trắng.
Nước ở thượng nguồn dồn về, đất đá trên núi sạt xuống ở Đức Thọ, Nghi Xuân, gần hơn là Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Hương Sơn… ở đâu có mưa, ở đó có sạt đất. Những ngôi nhà nhỏ bé nằm khuất dưới những dãy núi cao, nước trong chân núi liên tiếp ùa ra, màu đục ngầu, như muốn sạt xuống bất cứ lúc nào.
Những ngày qua, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên có mặt tại các điểm xung yếu, kiểm tra, chỉ đạo địa phương khẩn trương khắc phục tình hình mưa lũ, với phương châm đảm bảo an toàn tính mạng người dân.
“Tất cả tình huống sạt lở đã đưa vào phương án phòng chống thiên tai, gắn với trách nhiệm cộng đồng, cán bộ cụ thể, chứ cán bộ không thể lơ là được. Mấy hôm nay tình trạng sạt lở lớn như vậy, diễn biến còn phức tạp, bà con mình không được chủ quan và cán bộ phải thường xuyên nhắc nhở”, ông Sơn cho biết.
Video đang HOT
Mưa lớn sẽ còn tiếp diễn, cùng với nước ở thượng nguồn đổ về, kết hợp với xả lũ của các hồ đập khiến nhiều vùng ngập lụt, hàng nghìn hộ dân đối mặt cảnh lũ chồng lũ, chia cắt, cô lập. Hà Tĩnh đã di dời và lên phương án sẵn sàng di dời hàng nghìn hộ dân đến nơi an toàn. Thế nhưng, mưa lớn, địa bàn ảnh hưởng rộng, trong khi đó mất mát trong trận lũ trước chưa kịp khắc phục thì người dân lại phải gồng mình vượt qua mưa lũ.
Người miền Trung gượng dậy sau lũ
Nước lũ rút, người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị tất bật dọn dẹp, sửa chữa nhà cửa, đồ đạc còn sót lại.
Xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh là một trong 6 xã chịu thiệt hại nặng trong lũ với 11/12 thôn bị lụt, hơn 2.000 hộ dân bị ảnh hưởng, nhiều ngôi nhà nằm bên đường liên xã bị xói lở.
Các công nhân Cục quản lý dường bộ II thay nhau đi đóng cọc, chăng dây để cảnh báo người dân không nên lại gần khu vực bị lở đường.
Tại chợ xã Cẩm Duệ, bùn đất đọng lớp dày trong khuôn viên, các tiểu thương mang xẻng và xe đẩy ra dọn dẹp để chợ sớm hoạt động.
Trời hửng nắng, bà Nguyễn Thị Liệu, 60 tuổi, trú xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên đem tivi, tủ lạnh, quạt hơi nước... đưa ra ngoài sân phơi. "Toàn đồ đắt tiền, nhưng giờ không biết lấy đâu chi phí để sửa, vì còn phải lo nhiều việc khác", bà nói.
Căn nhà vách đất của bà Liệu trống hơ trống hoác khi lũ quét qua. Bà kể, chồng mất sớm, con trai đi làm xa, hôm lũ về bà và con dâu chỉ kịp bưng vội ba bao lúa đưa lên cao rồi sang nhà hàng xóm trú, còn lại 5 tạ lúa vừa thu hoạch bị nước nhấn chìm.
Chị Nguyễn Thị Tình, 36 tuổi, trú xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà đứng trong phòng khách, xung quanh ngổn ngang nhiều bì lúa và thùng sắt. Trước lũ, chị kịp di dời 3 tấn lúa lên chạn, khi lũ rút, do nhà chật, chị đành phải để lúa ở giữa phòng để chờ nắng lên phơi, đề phòng nước mưa dột bị mốc.
Nước lũ vừa rút, ông Nguyễn Trí Năm (57 tuổi), ngụ xã Lam Thuỷ, huyện Hải Lăng, Quảng Trị tranh thủ phơi lúa trong nhà. "Đợt lũ rồi, nước ngập sâu nhất 1,5 m, gia đình tôi thiệt hại gần 400 kg lúa vừa gặt được ba tuần. Lúa bị ngâm nước 12 ngày đã mọc mầm, dài 2 cm", ông Năm nói, trong lúc cào thóc ẩm. Toàn bộ số thóc cũng là nguồn lương thực nuôi cả gia đình ông Năm tới tháng 4 năm sau.
Tại "rốn lũ" Lệ Thuỷ, Quảng Bình, dọc đường dẫn vào thị trấn Kiến Giang có hàng chục cửa hàng sửa chữa xe máy làm việc suốt đêm hai ngày nay. Chủ một tiệm xe cho biết mỗi ngày thợ sửa gần 50 chiếc, chủ yếu là "thay dầu, lọc gió, đường ống dẫn xăng và bugi" do xe bị ngâm nước lâu ngày.
Chiều 24/10, trong khuôn viên trường mầm non Hoa hồng, hơn chục cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 và hơn 20 giáo viên trường tất bật dọn rửa đồ dùng vui chơi, học tập và các lớp học.
Cô Nguyễn Thị Thanh Tú, Hiệu trưởng nhà trường cho biết những ngày qua trường bị ngập nước hơn 2 m, toàn bộ đồ dùng của trường bị phủ bùn đặc. "Dự kiến một tuần nữa, trường mới có thể ổn định để đón học sinh", cô Tú nói.
Giáo viên và cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324 cùng hợp sức đẩy bùn đất bám trên sân trường.
Ngồi trước nhà, bà Cúc (áo kẻ), chủ một tiệm tạp hoá ở thị trấn Kiến Giang cùng người thân, hàng xóm dọn rửa từng đồ đạc bám bùn sau lũ. "Cửa hàng nhiều đồ quá, tôi phải nhờ anh em và hàng xóm dọn nhưng cả ngày vẫn chưa xong", bà Cúc nói.
Chiều tối, ông Lã Văn Thoảng (70 tuổi), chủ đại lý phân phối chăn nệm và đồ gia dụng ở thị trấn Kiến Giang đứng ngồi không yên bên đống hàng hoá bị hư hỏng sau lũ. Ông Thoảng cho biết mưa lũ khiến gia đình thiệt hại gần 2 tỷ đồng. "Phải mất hơn 1 tháng nữa mới ổn định được công việc vì nhiều mặt hàng bị ngâm bùn nước lâu, cần thời gian lọc hoặc rửa nếu còn dùng được. Trước tới giờ, chưa bao giờ tôi thấy trận lụt nào ngập sâu đến vậy. Giờ còn lo cơn bão mới đang vào", chủ cửa hàng nói. Thống kê của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, từ ngày 6/10 đến sáng 24/10, mưa lũ đã làm 123 người chết, tăng 4 người so với hôm qua; 19 người mất tích trong đó bao gồm 13 người bị sạt lở đất vui lấp ở thủy điện Rào Trăng 3.
Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN&PTNT hỗ trợ 18.000 lít hóa chất Iodine, 50.000kg hóa chất Chlorine Đây là 2 loại hóa chất cơ bản phục vụ tiêu độc khử trừng môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản sau khi lũ rút ở Hà Tĩnh. Việc khử trùng môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản sau mưa lũ nhằm hạn chế lây lan các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do chịu ảnh hưởng của mưa lớn...