Đảm bảo an toàn tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ của khu vực miền Trung- Tây Nguyên, có vị trí trọng yếu cả về kinh tế – xã hội và quốc phòng – an ninh… nên tập trung nhiều loại hình, cơ sở nguy hiểm cháy, nổ như khu công nghiệp, khu chế xuất, sân bay, bến cảng, nhà cao tầng, siêu thị, trung tâm thương mại… và đặc biệt là các cơ sở kinh doanh xăng, dầu.
Theo thống kê của Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC và CNCH) Công an TP Đà Nẵng, hiện nay, trên địa bàn Đà Nẵng có 1.427 cơ sở nguy hiểm cháy nổ, trong đó có 110 cửa hàng xăng dầu (CHXD), 24 tàu chở dầu hoạt động trên sông Hàn và 6 kho chứa xăng dầu. Trong số này đó có 108 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn PCCC.
Cảnh sát PCCC thực tập phương án chữa cháy & CNCH tại Công ty Cổ phần Xăng dầu PV Oil Miền Trung, Q. Liên Chiểu.
Tại Đà Nẵng đã xảy ra một số sự cố về cháy, nổ tại các CHXD, như vụ nổ tại kho xăng dầu Nước Mặn (đường Lê Văn Hiến, Q. Ngũ Hành Sơn) làm chết 4 người và bị thương 4 người; cháy tại CHXD Hoàng Tiến (đường Cách Mạng Tháng 8, Q. Cẩm Lệ), làm 4 ô-tô bị phá hủy, nguyên nhân cháy do chập điện ô-tô; vụ cháy tại trạm bơm xăng dầu thuộc Cty xăng dầu khu vực 5 (đường Võ Nguyên Giáp, Q. Sơn Trà)… Chính vì tính chất nguy hiểm của loại hình kinh doanh này, để đảm bảo an toàn PCCC tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cơ sở kinh doanh xăng dầu, Cảnh sát PCCC đã tiến hành hàng chục lượt kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu, qua kiểm tra, các cơ sở đều chấp hành tốt công tác PCCC, người đứng đầu cơ sở quan tâm sâu sắc đến công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở, đã đầu tư kinh phí lớn để trang bị hệ thống phương tiện phục vụ PCCC, CNCH. Tại các cơ sở đều có lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng PCCC chuyên ngành (kho xăng dầu Khuê Mỹ, Cty Xăng dầu khu vực 5) và các lực lượng này đều được tham gia huấn luyện nghiệp vụ về PCCC…
Với nỗ lực đảm bảo tuyệt đối an toàn tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, trong thời gian qua lực lượng Cảnh sát PCCC Công an TP Đà Nẵng đã tích cực hướng dẫn các cơ sở này thực hiện tốt các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn PCCC, tổ chức thực tập phương án tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu, tàu dầu có nguy cơ cháy, nổ cao. Để phòng ngừa tình trạng cháy, nổ xảy ra trên các tàu chở dầu, chở hàng trên sông Hàn, lực lượng Cảnh sát phòng PCCC và CNCH trên sông đã tổ chức diễn tập phương án PCCC và CNCH tại tàu chở dầu ĐNa 0480 thuộc Cty TNHH TM & DVTH Lý Long Hải tại âu thuyền Thọ Quang. Buổi diễn tập PCCC và CNCH thu hút đông đảo phương tiện tàu thuyền trên sông Hàn tập trung theo dõi. Ông Phùng Văn Hùng, phụ trách tổ kỹ thuật trên tàu ĐNa 0480 cho biết: “Đây là hoạt động có ý nghĩa trong việc giúp mọi người nắm bắt các kỹ năng, quy trình phối hợp để triển khai chữa cháy. Đây cũng là dịp để các tàu chở xăng dầu, tàu hàng, tàu đánh bắt thủy sản trên sông Hàn nâng cao ý thức cảnh giác, trang bị các phương tiện chữa cháy để sẵn sàng đối phó khi có sự cố cháy nổ xảy ra”. Bên cạnh đó, Cảnh sát PCCC triển khai mô hình “Cửa hàng xăng dầu Văn minh – An toàn PCCC, xanh, sạch, đẹp” cho các CHXD trên địa bàn thành phố (kể cả tàu kinh doanh xăng, dầu trên sông). Qua đó, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức về việc chấp hành Luật PCCC, các văn bản liên quan đến công tác PCCC cho người đứng đầu cơ sở, nhân viên của các CHXD trên địa bàn thành phố. Mặt khác từng bước khắc phục những hạn chế, tồn tại về công tác PCCC tại các CHXD, kiên quyết ngăn chặn, hạn chế cháy, nổ xảy ra tại các CHXD góp phần xây dựng thành phố đáng sống và “Thành phố 4 An”. Qua một năm triển khai mô hình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, các cửa hàng đều bố trí thùng đựng chất thải nguy hiểm đúng vị trí: Dán tên, mã chất thải nguy hại, dấu hiệu cảnh báo, chất thải nguy hại, thu gom và bỏ vào thùng đựng CTNH có tên theo đúng quy định. Đa số các cửa hàng đã tự bố trí cây xanh, tiểu cảnh tạo hình ảnh cho đơn vị. Khu vực xuất hàng, bán hàng có nền bãi khu vực sạch sẽ, hàng hóa được trưng bày đẹp mắt, có bảng giá và tên sản phẩm; trang thiết bị (máy bơm, máy phát điện, các cột bơm xăng dầu, trang thiết bị bán hàng…) được lau chùi và sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, không có bụi và dầu mỡ bám dính, tạo sự thiện cảm cho khách hàng cũng như đảm bảo tốt an toàn PCCC… Đối với tàu kinh doanh mua bán xăng, dầu trên sông, đã chấp hành tốt khâu vệ sinh tàu, có dụng cụ xử lý váng xăng, dầu, không thải trực tiếp xuống nước…
Nhắc nhở cơ sở kinh doanh xăng dầu về bảo quản bình chữa cháy xách tay.
Là địa bàn có nhiều cơ sở kinh doanh xăng dầu, các cơ sở xăng dầu trên địa bàn Q. Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn rất quan tâm, ý thức về công tác PCCC. Anh Lê Văn Hiền- cửa hàng trưởng cửa hàng xăng dầu Hòa Khánh 8 (đường Lê Văn Hiến, Q. Ngũ Hành Sơn) cho biết: “Chúng tôi ý thức được tầm quan trọng của công tác PCCC, cơ sở đã phối hợp với cán bộ kiểm tra Cảnh sát PCCC thường xuyên tự kiểm tra an toàn PCCC, nhắc nhở nhân viên việc chấp hành quy định về Luật PCCC. Bên cạnh đó trang bị thêm, thay mới phương tiện chữa cháy bị hư hỏng, duy trì hoạt động bảo trì, bảo dưỡng, hướng dẫn cách sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ cho nhân viên. Chủ động phân lực lượng túc trực 24/24, đảm bảo công tác chữa cháy tại cơ sở không để xảy ra cháy, nổ”.
Để thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn PCCC tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu trên địa bàn TP Đà Nẵng nhất là mùa nắng nóng, lực lượng Cảnh sát PCCC sẽ tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ mô hình “Cửa hàng xăng dầu Văn minh – An toàn PCCC, xanh, sạch, đẹp” đến tất cả các CHXD trên địa bàn thành phố; tiếp tục hướng dẫn cho người đứng đầu cơ sở thực hiện tốt công tác PCCC; công tác thẩm duyệt thiết kế, nghiệm thu về PCCC đối với các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm chỉnh các quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan đến PCCC, chế độ bảo hiểm và các điều kiện đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở; đẩy mạnh xây dựng phương án chữa cháy, diễn tập phương án chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh xăng dầu nhằm nâng cao khả năng ứng phó khi có cháy nổ xảy ra…
Video đang HOT
T.H
Theo cadn.com.vn
Cảnh báo: 3 điều phải nhớ khi chung cư xảy ra cháy nổ
3 nguyên tắc thoát hiểm quan trọng bạn cần nhớ nếu không may chung cư, nhà cao tầng xảy ra hỏa hoạn.
Thời gian gần đây, nhiều vụ cháy chung cư, nhà cao tầng xảy ra khiến người dân bất an lo lắng: cháy tại tòa nhà Landmark 81 (11-8), hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Center trên đường Đồng Khởi (27-8)...
Tại tòa nhà Landmark 81, khói đen phát ra từ tầng 64. Ảnh: Zing
Vậy nếu chung cư mình đang sinh sống xảy ra cháy nổ, người dân cần làm gì? Một cán bộ Cảnh sát PC&CC TP.HCM đưa ra các lời khuyên.
"Xem cháy ở đâu mới chạy!"
"Không phải cứ nghe tri hô cháy là chạy băng băng ra cầu thang bộ! Phải xem cháy ở đâu, cháy hướng nào để tìm hướng thoát nạn. Vụ cháy Carina chính là một bài học đau lòng", vị cán bộ này chia sẻ.
Thoát hiểm hiểu đơn giản là thoát về hướng an toàn, nôm na là hướng ít khói, ít nóng hơn. Càng gần ngọn lửa thì không chết vì ngạt cũng chết vì bỏng. Chỉ cần hít phải vài ngụm khói độc thôi đủ khiến một người bình thường choáng váng ngất xỉu rồi. Mà đã ngất xỉu sao kêu cứu, chạy được nữa, chỉ có chết.
Vụ cháy Carina và câu chuyện của ông Nguyễn Hữu Nghị (68 tuổi) ở A07-08 Blog A là một ví dụ. Quyết định ở lại trong nhà, không ra ngoài, không chỉ cứu được gia đình ông mà còn giúp được 8 người hàng xóm khác khi họ bị ngạt khói. "Lúc hỏa hoạn tôi chạy ra ban công quan sát thì lấy khói đang còn xa, khả năng không có lửa cháy lan. Trong khi đó, hành lang tối om, mù khói. Tôi mới đóng hết cửa sổ lại, tôi dặn vợ con mặc quần áo cẩn thận, chuẩn bị đồ đạc giấy tờ quý giá quan trọng cho vào hành lý để có thể di tản bất cứ khi nào đến lúc" - ông Nghị nhớ lại.
Chỉ sau quyết định sáng suốt đó vài phút, khói bùng lên dữ dội. "Lúc đó tôi ở trong nhà nghe ngoài hành lang người dân hoảng loạn chạy rầm rầm. Sau nhiều phút thì có tiếng gõ cửa kêu cứu rất gấp. Tôi hé ra thì thấy có 8 người đứng trước ho sặc sụa. Trong đó có 6 người lớn và 2 trẻ em, 2 cháu bé rất tội lúc này đã ngạt khói và lả đi" - người đàn ông 68 tuổi sau đó mở toang cánh cửa để 8 người bên ngoài ào vào.
Di chuyển
"Không sử dụng thang máy khi có cháy. Nơi nguy hiểm thì không xông vào. Di chuyển tuyệt đối không được máy móc, không phải cứ cháy là chạy vào cầu thang bộ vì nếu cầu thang bộ như ống khói, chui vào đó là chết", vị cán bộ này khẳng định.
hỏa hoạn tại trung tâm thương mại Vincom Centertrên trên đường Đồng Khởi. Ảnh: NGUYỄN TÂN.
Khi cháy, khói bốc lên cao, buồng thang máy dễ bị nhiễm khói độc. Không gian nhỏ hẹp trong thang máy cùng việc bị nhiễm độc khói dễ khiến người ta bị ngạt thở, ngất xỉu, mất ý thức nhanh hơn. Thứ hai khi cháy thường bị mất điện, thang máy không hoạt động, rất nguy hiểm.
Hướng di chuyển phải là hướng có nồng độ khói lửa ít hơn. Khi di chuyển nên cúi thấp người, bò để thoát ra ngoài vì khói, khí cháy sẽ tụ ở phía trên. Dưỡng khí tập trung phía dưới. Việc cúi thấp người giúp tranh thủ dưỡng khí, hạn chế tối đa việc hít phải khí độc, khói độc. Trên thực tế, trong một đám cháy, khói và khí độc làm nhiều người bị hại hơn là lửa.
Không phải cứ thấy cửa là mở. Trước khi mở dùng mu bàn tay sờ vào khóa. Nếu thấy nóng, đừng mở, bên kia cánh cửa đang cháy.
Đồng thời với việc di chuyển là báo động cho mọi người bằng cách bấm chuông báo cháy và đập mạnh cửa đồng thời la lớn: "Cháy! Cháy!". Nên đập cửa tri hô lớn bởi một số trường hợp chuông hỏng, hoặc phòng kín, không nghe thấy.
Làm mặt nạ phòng độc
Đa phần nạn nhân của các vụ hỏa hoạn thường không chết vì cháy mà họ chết vì bị ngạt khí. Xảy ra hỏa hoạn, nếu có mặt nạ chống độc khói, người dân có thể đeo vào và tháo chạy mà không sợ bị ngạt khí trong khoảng thời gian nhất định.
Cô gái thoát chết nhờ chiếc mặt nạ phòng độc từ áo ngực. Nguồn: Internet.
Nếu trang bị mặt nạn phòng độc trong nhà thì phải biết sử dụng, thi thoảng đưa ra dùng kiểm tra. Trang bị mà không biết sử dụng thì cũng bằng thừa.
Nhưng thực tế có rất ít người mua vật dụng này. Vậy có thể tự tạo ra mặt nạ chống độc khói bằng cách nào. Bạn có thể dùng chăn, khăn mặt, khẩu trang, áo, mền,... (thậm chí là cả áo lót nhúng nước để tự tạo ra mặt nạ chống độc cho mình. Những vật dụng dùng để phòng độc nên nhúng nước vì nước giúp lọc độc hiệu quả hơn và khói khó xuyên qua được.
Không lao vào đám cháy lấy tài sản, giấy tờ
"Đầu năm 2013, có một nữ Việt kiều về nước ăn tết, ở nhà người thân. Vụ cháy xảy ra trên tầng lầu, cả nhà đang ăn cơm ở tầng trệt. Lúc đó cả nhà đã thoát ra được rồi nhưng bà ấy chợt nhớ còn giấy tờ, hộ chiếu trong nhà nên lại lao vào đám cháy mong lấy lại. Cuối cùng, bà bị ngạt khói và thiệt mạng.
Nên nhớ còn người là còn tài sản. Con người có thể làm ra tài sản nhưng bao nhiêu tài sản cũng không thể lấy lại mạng sống con người".
NGUYỄN TRÀ
Theo PLO
Cháy căn tin Trường đại học Cửu Long Trong lúc nhân viên căn tin đang chuẩn bị nấu cơm trưa thì bất ngờ nhà bếp bốc cháy. Hiện trường vụ cháy ẢNH: XUÂN PHÚC Khoảng 9 giờ 30 ngày 25.8, khi nhân viên căn tin Trường đại học Cửu Long (xã Phú Quới, H.Long Hồ, Vĩnh Long) chuẩn bị nấu cơm trưa thì phát hiện mùi khí gas bốc lên nồng...