Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế – xã hội
Sáng 8/12, Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị “Tập huấn kỹ thuật hộ đê, phòng chống lụt bão cho lực lượng chuyên trách quản lý đê điều các tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt năm 2021″.
Dự án “Kè Đông Ngàn” được đầu tư hơn 36 tỷ đồng xây dựng từ k2 700 đến k3 600 thuộc tuyến đê tả sông Đuống, địa bàn thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 114 điểm cầu với 600 cán bộ kỹ thuật, cán bộ chuyên trách quản lý đê điều trực thuộc 21 tỉnh, thành phố có đê từ cấp III đến cấp đặc biệt tham gia.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng, chống thiên tai, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận cho biết, mặc dù năm 2021 không có lũ lớn trên các tuyến sông có đê, nhưng hệ thống đê điều cũng đã xảy ra trên 70 sự cố, trong đó có những sự cố nghiêm trọng uy hiếp đến an toàn đê như: sự cố sạt lở đê tả Thao, tỉnh Phú Thọ; sạt lở kè Nghi Xuyên, đê tả Hồng, tỉnh Hưng Yên; nứt đê nghiêm trọng tại tuyến đê tả Đáy, thành phố Hà Nội; sụt lún đê hữu Đáy, tỉnh Ninh Bình…
Thực tế, công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống lụt, bão và khắc phục hậu quả lụt, bão gây ra nhiều năm qua cho thấy, nhiệm vụ của lực lượng quản lý đê có vai trò rất quan trọng, là lực lượng trực tiếp chỉ đạo triển khai xử lý sự cố đê ngay từ giờ đầu, hạn chế được thiệt hại do lũ, bão gây ra; kiểm tra ngăn chặn xử lý vi phạm pháp luật về đê điều gây ảnh hưởng đến thoát lũ, đảm bảo an toàn đê điều. Do vậy, công tác tập huấn kỹ thuật hộ đê để chủ động, sẵn sàng ứng phó với thiên tai, lũ bão, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều là rất cần thiết… nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu giữ đê an toàn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhà nước và nhân dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội.
Theo Vụ trưởng Vụ Quản lý Đê điều Trần Công Tuyên, trước những sự cố nghiêm trọng uy hiếp đến an toàn đê trong những năm qua, đặc biệt năm 2021, Trung ương đã bố trí 432 tỷ đồng cho các địa phương thực hiện việc gia cố mặt đê, làm đường hành lang chân đê, từ sửa kè, khoan phụt vữa gia cố thân đê… Một trong những thách đối với công tác đảm bảo an toàn đê điều là tình hình vi phạm pháp luật về đê điều diễn ra phức tạp, việc ngăn chặn, xử lý còn hạn chế, đặc biệt là tình trạng lấn chiếm, sử dụng trái phép bãi sông để xây nhà ở, nhà xưởng. Nhiều địa phương triển khai các dự án xây dựng công trình nhà ở phục vụ phát triển kinh tế – xã hội ở bãi sông trong khi Quốc hội, tỉnh chưa phê duyệt. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chưa thẩm định nội dung thoát lũ, an toàn đê điều, dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trước thực trạng trên, Tổng cục phòng, chống thiên tai và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành trên 40 văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, đôn đốc các địa phương xử lý các vụ vi phạm.
Đề cập đến công tác quản lý đê điều trong bối cảnh dịch COVID-19, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi Bắc Giang Khổng Minh Nguyên cho rằng, trong năm 2021, Chi cục đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Bắc Giang xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm theo Công văn số 855/UBND ngày 9/3/2021 về việc xây dựng kế hoạch xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, phòng, chống thiên tai năm 2021, đồng thời Chi cục phối hợp với các lực lượng chức năng tuần tra, canh gác, phát hiện vi phạm, lập biên bản vi phạm đê điều nhiều trường hợp. Tính đến ngày 30/11/2021, tỉnh đã xử lý được 327 trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến đê điều.
Tỉnh chỉ đạo các địa phương thay đổi phương thức tổ chức các hội nghị như công tác phòng chống thiên tai; phê duyệt phương án và tập huấn kỹ thuật hộ đê, đập, công trình phòng chống thiên tai…từ phương thức tập trung sang trực tuyến để đảm bảo các nguyên tắc về phòng, chống dịch COVID-19.
Thông tin về phòng trào thi đua xây dựng đê kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Thủy lợi tỉnh Trần Đức Thịnh cho biết, thực hiện phòng trào xây dựng đê kiểu mẫu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động, Chi cục Thủy lợi đã tham mưu cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện phòng trào thi đua “xây dựng đê kiểu mẫu”.
Video đang HOT
Theo đó, tỉnh đã chọn tuyến đê La Giang để xây dựng tuyến đê kiểu mẫu, đến nay, tuyến đê này đã đảm bảo được việc an toàn chống lũ theo thiết kế như: giao thông trên tuyến đê đảm bảo phục vụ phòng chống lụt bão, kết hợp phát triển kinh tế – xã hội của địa phương được thuận lợi; mái đê được chỉnh trang sạch sẽ; trên tuyến đê có đủ công trình phù trợ, đáp ứng yêu cầu quản lý như: điểm canh đê, kho bãi vật tư dự trữ, cột km đê, biển báo, hệ thống camera giám sát tại những vị trí trọng điểm kè Tùng Ảnh, cống Đức Xá, cống Trung Lương… Tuyến đê La Giang đã huy động được các nguồn lực xã hội hóa trồng cây, trồng hoa tạo cảnh quan khu vực đê.
Đánh giá về hiện trạng và giải pháp xử lý sự cố cống dưới đê, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Thắng, Trưởng Khoa công trình, Trường Đại học Thủy lợi cho biết, hệ thống công dưới đê có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế -xã hội. Tuy nhiên, thực trạng hệ thống cống dưới đê sông và đê biển ở nước ta tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sự cố và có nhiều sự cố cống dưới đê đã xảy ra như: sự cố cống Tắc Giang – Hà Nội, sự cố cống Bích Động – Hải Phòng, sự cố cống Ngọc Quang – Thanh Hóa…
Nguyên nhân các sự cố về cống dưới đê chủ yếu do liên quan đến thủy động lực (thấm cống), lưu tốc dòng chảy trong cống, hư hỏng cửa van cống, hư hỏng khớp nối, do tác động của con người…
Tại hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ những vấn đề liên quan đến công tác hộ đê, đảm bảo an toàn các tuyến đê biển, công tác quản lý chất lượng thi công công trình đê điều, một số văn bản quy phạm pháp luật mới về đê điều, phòng, chống thiên tai…
Hệ thống đê điều - nền tảng của công tác phòng, chống thiên tai
Từ bao đời nay, Việt Nam luôn lấy thủy lợi, đê điều là biện pháp kỹ thuật hàng đầu, là nền tảng cho canh tác nông nghiệp và phòng, chống thiên tai.
Hệ thống đê điều của Việt Nam có quy mô lớn với tổng số 9.080 km đê các loại.
Quá trình phát triển hệ thống đê điều thời kỳ phong kiến
Trải qua các triều đại phong kiến, tuy còn ở mức độ sơ khai, hệ thống đê điều và thủy lợi đã giúp nhân dân ta mở mang diện tích đất canh tác, khai hoang nhiều vùng đất rộng lớn, bảo vệ mùa màng và cuộc sống người dân... Thời kỳ này, công tác thủy lợi được quản lý bởi triều đình, sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.
Theo ghi chép trong Quốc sử Việt Nam, công trình thủy lợi đầu tiên được xây dựng vào thời Lê sơ - là kênh nhà Lê nối thông Ninh Bình với nam Thanh Hóa. Đến thời Lý đã xây dựng được các công trình như: đê sông Lam (Nghệ An), đê Như Nguyệt trên sông Cầu, kênh Lẫm Cảng - Ninh Bình, sông Tô Lịch - Hà Nội... Hệ thống đê, trong đó có đê biển tiếp tục được phát triển trong thời Trần và các triều đại sau đó.
Dấu ấn quan trọng nhất trong việc trị thủy, khai hoang lấn biển vào các năm 1827 - 1830, cụ Nguyễn Công Trứ khi làm Doanh Điền Sứ đã tổ chức quai đê lấn biển, di dân lập ấp, xây dựng nên 2 vùng đất mới Tiền Hải (Thái Bình) và Kim Sơn (Ninh Bình).
Những thành quả vĩ đại của công cuộc doanh điền lập ấp ở Tiền Hải đã đánh dấu một bước phát triển nhảy vọt trong lịch sử trị thủy ở Việt Nam, đem lại những bài học vô giá, những kinh nghiệm về kỹ thuật đào sông, đắp đê, cải tạo đất đai, xây dựng các điểm dân cư làng xã, đặc biệt có ích cho quá trình tiếp tục quai đê lấn biển mở rộng khai hoang của nhân dân Tiền Hải, dấu mốc quan trọng trong việc chủ động kiểm soát nguồn nước, phòng, chống thiên tai do nước gây ra phục vụ sản xuất, dân sinh trong thời kỳ phong kiến.
Trong thời kỳ này, các công trình thủy lợi và hệ thống đê điều được quan tâm xây dựng để phục vụ trực tiếp cho chiến tranh xâm lược và mở mang khai thác nông nghiệp thuộc địa.
Giai đoạn từ 1945 đến nay
Giai đoạn 1945-1975, ngay sau khi giành được độc lập, Chính phủ đã quan tâm đến công tác trị thủy để khai thác nguồn nước, phòng chống tác hại của thiên tai liên quan đến nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo vệ dân cư.
Ngày 28/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh thành lập Bộ Giao thông Công chính - cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ về Thuỷ lợi của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Công tác thủy lợi sau đó được giao cho Bộ Thủy lợi và Kiến trúc (1955), Bộ Thủy lợi (1958), Bộ Thủy lợi và Điện lực (1960), Bộ Thủy lợi (1962).
Công tác thủy lợi thời kỳ này có thể chia thành nhiều giai đoạn, với mục tiêu phát triển khác nhau: từ trọng tâm là gia cố, bảo vệ đê điều, bảo vệ và quản lý hiệu quả các hệ thống nông giang đã có, mở rộng diện tích tưới kết hợp với làm thủy lợi nhỏ những năm 1945 - 1954;
Phục hồi các công trình lớn, mở rộng các công trình vừa và nhỏ trong kế hoạch khôi phục kinh tế giai đoạn 1955 - 1957; thực hiện ba chính (giữ nước là chính, thủy lợi nhỏ là chính, nhân dân làm là chính) trong kế hoạch cải tạo, phát triển kinh tế giai đoạn 1958 - 1960;
Để phát triển mạnh mẽ công tác thủy lợi và cải tạo đất để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giải quyết hạn hán, thanh toán chua, mặn, thu hẹp tối thiểu diện tích úng, đảm bảo chống lụt, bão, mặn; bước đầu trị thủy và khai thác sông Hồng trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965; hoàn chỉnh thủy nông những năm 1968 - 1975.
Giai đoạn này đã ghi nhận những thành quả to lớn của Chính phủ và nhân dân ta trong công tác thủy lợi, có những quyết sách đột phá, giải pháp quan trọng phát triển thủy lợi, hệ thống đê điều để khắc phục những khó khăn ngày đầu thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Ngay trong thời gian từ năm 1945 - 1954, tại những vùng tự do đã tập trung tu bổ, bồi đắp những đoạn đê xung yếu, chủ yếu ở Bắc Bộ và vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Bên cạnh việc khôi phục và xây dựng mới công trình thủy lợi, củng cố, tăng cường các tuyến đê sông, đê biển cũng được quan tâm đầu tư, đã quy hoạch lại tất cả các tuyến đê; tôn cao, áp trúc, thả kè ổn định lòng sông.
Kết quả, đê đạt mức đảm bảo cao trình chống lũ 13,30m tại Hà Nội và 6,50m tại Phả Lại, xây dựng các khu chậm lũ Tam Thanh (Vĩnh Phú), Vân Cốc (Hà Tây) đảm bảo an toàn cho Hà Nội.
Đê sông từ Thanh hóa đến Hà Tĩnh được nâng cao, củng cố, chống được lũ lớn nhất đã từng xảy ra. Cũng trong giai đoạn này, thủy điện Thác Bà trên sông Chảy đã được khởi công xây dựng năm 1964.
Đê bê tông cốt thép tả Bùi, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội với chi phí gần 40 tỷ đồng đang được gấp rút hoàn thiện để tránh nguy cơ gây mất an toàn cho các huyện Chương Mỹ, Hoài Đức, Quốc Oai và một bộ phận các quận nội đô Hà Nội.
Công tác đê điều và phòng chống lụt bão ở Miền Bắc sau năm 1975 vẫn tiếp tục được coi trọng cả về công tác quản lý và đầu tư, đã triển khai thực hiện hoàn chỉnh quy hoạch hệ thống đê sông từ Hà Tĩnh trở ra, đặc biệt là hệ thống đê sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, Sông Cả và một phần đê biển Bắc Bộ và Khu IV cũ, cải tạo đầu mối Đập Đáy để bảo đảm phân lũ sông Hồng vào sông Đáy với lưu lượng từ 4.000 lên 5.000 m 3 /s...
Đến cuối năm 2010 trở lại đây, công tác phòng tránh tác hại của nước cũng chuyển dần sang quản lý rủi ro, chủ động phòng, tránh và khắc phục thiệt hại.
Hệ thống đê điều của Việt Nam có quy mô lớn với tổng số 9.080km đê các loại (5.547km đê sông; 1.343km đê cửa sông; 1.150km đê biển), trong đó có 2.727km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt.
Phòng chống thiên tai trong bối cảnh dịch COVID-19 Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai và biến đổi khí hậu. Trong số 22 loại hình thiên tai trên thế giới thì chỉ trừ sóng thần, còn Việt Nam thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của 21 loại hình thiên tai, khiến cho bình quân 30 năm trở lại đây, nước ta...