Đảm bảo an ninh nguồn nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu
Việt Nam là quốc gia thiếu nước, nên sẽ luôn coi trọng việc đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển bền vững; tích cực trong các hoạt động quy hoạch, quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước; đặc biệt đối với các lưu vực sông trong đó có sông Đồng Nai.
Ảnh minh họa: Bích Liên
Trong bối cảnh đó, đề tài “Nghiên cứu đánh giá an ninh nguồn nước phục vụ xây dựng quy hoạch tài nguyên nước- Áp dụng thử nghiệm trên lưu vực sông Đồng Nai” do TS. Nguyễn Trúc Lê, Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, hiện nay vấn đề an ninh nguồn nước đang ngày càng trở nên cấp bách, gay gắt, mang tính chiến lược và mang tầm toàn cầu hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu, gia tăng các mâu thuẫn trong khai thác, sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, biến đổi khí hậu đang làm cho các thách thức về nguồn nước trở nên phức tạp và rất khó lường.
Tại Việt Nam, quá trình phát triển kinh tế- xã hội, đã và đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về an ninh nguồn nước. Với khoảng 63% trong tổng trữ lượng 830-840 tỉ m3 nguồn nước bên ngoài lãnh thổ, an ninh nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào những động thái phát triển trên các con sông quốc tế như sông Hồng và sông Mê Công.
Để đạt được mục tiêu bảo đảm an ninh nguồn nước trong kỷ nguyên biến động, Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên nước nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm tài nguyên nước và phòng chống có hiệu quả các tác hại của nước do nhân tai gây ra.
Nhiều phương pháp và cách tiếp cận quản lý mới đã được nghiên cứu và ứng dụng như phương pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nước, phương pháp quản lý nước theo lưu vực sông…
Theo đó đề tài của TS. Nguyễn Trúc Lê đã đưa nhiều giải pháp thiết thực. Đề tài được triển khai từ năm 2016 và dự kiến hoàn thành năm 2019. Sau khoảng thời gian thực hiện đề tài đã xây dựng được cơ sở khoa học đánh giá an ninh nguồn nước (ANNN) các lưu vực sông (LVS) chính ở Việt Nam và bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước ở Việt nam.
Đến nay, đề tài đã hoàn thành một số công việc như đánh giá tổng quan về an ninh nguồn nước các lưu vực sông chính ở Việt Nam: Lưu vực sông Hồng; lưu vực sông Mã; lưu vực sông Cả; lưu vực sông Vu Gia – Thu Bồn; lưu vực sông Ba; lưu vực sông Đồng Nai; lưu vực sông Mê Công; Biên tập bản đồ hiện trạng khai thác và sử dụng nước lưu vực sông Đồng Nai, tỷ lệ 1/100.000; xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh tế sử dụng nước LVS đảm bảo an ninh nguồn nước nội địa; đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng…Qua đó, đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước, quản lý, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Theo các chuyên gia môi trường, với cách tiếp cận mới, đề tài đảm bảo an ninh nguồn nước sẽ góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, mang lại công bằng xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo vệ nguồn nước, hướng tới mục tiêu nước toàn cầu “đảm bảo an ninh nguồn nước cho phát triển bền vững”./.
Khánh Thi
Video đang HOT
Theo cpv.org.vn
Bị khai thác quá mức, "của để dành" dưới đất ngày càng cạn kiệt
Thời gian qua, việc đào giếng khai thác nước ngầm diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Những giếng nước này được phục vụ sinh hoạt cho người dân vùng khô hạn, và cũng là để phục vụ cho việc nuôi tôm, nuôi gia súc, trồng trọt. Tuy nhiên, do không được quản lý chặt chẽ, số giếng khoan ngày một nhiều dẫn tới nhiều hệ lụy.
Không giảm mà lại tăng
Hơn 10 năm qua, việc khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất ở khu vực ven biển Bình Thuận không giảm, ngược lại có xu hướng tăng.
Theo Sở TNMT tỉnh này, trong tổng lượng nước khai thác khoảng 100.000 m3/ngày trên toàn tỉnh, tập trung chủ yếu ở vùng cát ven biển.
Quá nhiều giếng khoan khiến cho nguồn nước ngầm cũng như mặt đất bị đe dọa.
Đáng chú ý, tình trạng khai thác nước dưới đất của các doanh nghiệp khai thác titan thời gian dài cũng không kiểm soát chặt chẽ (theo tính toán, tách 1m3 cát quặng cần khoảng 3m3 nước), đã dẫn tới nguy cơ mất cân bằng nguồn nước trong toàn vùng.
Một cuộc khảo sát cách đây chưa lâu của cơ quan chức năng cho thấy, chỉ tính khu vực ven biển từ Mũi Né (TP Phan Thiết) đến Thuận Quý (huyện Hàm Thuận Nam) đã thiếu nguồn nước mặt lẫn nguồn nước ngầm nếu như không có quy hoạch, phân vùng khai thác, sử dụng nước hợp lý.
Vì vậy, Sở TNMT đã lên dự án "Quy hoạch nước dưới đất vùng cát ven biển, kết hợp các giải pháp quản lý, khai thác, bảo vệ nước dưới đất trong quá trình khai thác tuyển quặng ti tan, giai đoạn đến năm 2025".
Phạm vi vùng quy hoạch gồm toàn bộ diện tích vùng cát, đồng bằng, cửa sông, ven biển từ huyện Tuy Phong đến huyện Hàm Tân, với tổng diện tích tự nhiên 3.200 km2.
Cần nhắc lại, tháng 11/2017, Bộ TNMT đã ban hành Quyết định số 2301 về việc phê duyệt nhiệm vụ "Quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước" với phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch là 330.972 km2 thuộc 7 vùng của cả nước, thời gian thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019.
Riêng với Bình Thuận, về nguồn nước mặt, có 89 con sông, trong đó có 24 sông liên tỉnh với các sông lớn là sông Cái Phan Thiết, sông Lũy, sông La Ngà và sông Dinh... tổng lượng nước khai thác từ nguồn nước mặt là 6,154 triệu m3/ngày đêm.
Trữ lượng nước dưới đất phân bố trong các tầng chứa nước, khu vực cồn cát ven biển với chiều sâu khai thác từ 30 - 40m, cá biệt có nơi từ 80 - 100m. Tổng lưu lượng nước dưới đất đang khai thác là 118 nghìn m3/ngày đêm.
Trong khi đó, theo báo cáo "Quy hoạch tổng thể cấp nước nông thôn tỉnh Bình Thuận đến năm 2020", tổng lượng nước được khai thác, sử dụng để cấp nước sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp trên địa bàn ước tính 1.486,5 triệu m3/năm.
Bình Thuận là địa phương nắng nóng nhất cả nước, lượng mưa trung bình hàng năm thấp, số ngày ngày trong năm cao, nhiều nơi khô hạn và bị hoang mạc hóa.
Vì vậy, nhu cầu nước cho sinh hoạt, sản xuất là rất lớn. Việc người dân tự đào giếng khoan tìm nước diễn ra dày đặc, ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước ngầm và cũng làm cho nền đất yếu đi.
Còn tại tỉnh Bình Định, việc đào giếng tìm nước cũng diễn ra rất mạnh mẽ. Mặc dù đã được cảnh báo từ năm 2011, nhưng tới nay tình hình vẫn diễn biến phức tạp.
Thảm họa môi trường từ việc nuôi tôm trên cát từng khiến một dải bờ biển huyện Phù Mỹ bị đào xới, băm nát. Giếng khoan mọc lên dày đặc.
Theo cơ quan chức năng, trung bình mỗi hecta nuôi tôm trên cát cần đến 50.000m3 nước ngọt.
Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh này cũng từng cảnh báo, tầng nước ngọt ngầm ở các vùng nuôi tôm trên cát đã bị nhiễm mặn, với các giếng đóng có độ sâu từ 4-5 m, nước đã bị nhiễm mặn 6-9.
Tới nay, do nguồn nước ngầm ít dần, người dân phải khoan giếng từ 15-3 0m mới có nước, và nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm mặn lên tới từ 10-25.
Đáng chú ý, một giếng nước cũng chỉ phục vụ được chừng 2 vụ tôm là lại bị bỏ đi.
Hành động trước khi quá muộn
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, do hạn mặn kéo dài những năm gần đây, nên "phong trào" đào giếng khai thác nguồn nước ngầm cũng diễn ra ở nhiều địa phương.
Trước đây 1 năm, đầu tháng 6/2017, ông Tom Kompier- đại diện Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan đã trao kết quả nghiên cứu cho đại diện Bộ TNMT. Đó là Báo cáo "Tác động của 25 năm khai thác nước ngầm ở ĐBSCL" trong khuôn khổ Dự án Rise and Fall.
Nghiên cứu đã chỉ ra tình trạng khai thác nước ngầm là nguyên nhân chính khiến ĐBSCL lún 1 đến 3cm/năm và tốc độ ngày càng tăng, cùng với cảnh báo "Kết quả này nghiêm trọng hơn nhiều so với những gì chúng tôi dự tính ban đầu".
Chung nhận định về nguyên nhân sụt lún vùng ĐBSCL, giáo sư Piet Hoekstra đến từ Trường Đại học Utrecht (Hà Lan) cho rằng, một trong những nguyên nhân lớn gây sụt lún do con người khai thác nước ngầm quá mức.
Có thể lấy ví dụ ở tỉnh Sóc Trăng, người dân tại một số huyện, thị như: Long Phú, Trần Đề, Cù Lao Dung, thị xã Vĩnh Châu đã tự tổ chức khoan giếng khai thác nước dưới đất tưới lúa và nuôi thuỷ sản.
Từ đó mực nước dưới đất đang hạ thấp dần: trung bình ở các tầng chứa nước dao động từ 0,31-0,81 m/năm.
Nói như một vị lãnh đạo Sở TNMT tỉnh Sóc Trăng thì tại thành phố Sóc Trăng, huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu, cả ba khu vực này giống như cái lòng chảo, tức là mực nước ngầm đã hạ liên tục.
Theo giới chuyên gia, một trong những biện pháp "chống đỡ" là chính quyền ngừng cấp phép khai thác nước ngầm.
Tuy nhiên, việc này nếu có đạt được thì cũng cần rất nhiều thời gian nguồn nước ngầm mới được khôi phục.
Một chuyên gia đến từ Nhật Bản cho biết, nước Nhật bắt đầu không cho phép khai thác nước ngầm vào khoảng năm 1985, nhưng phải đến năm 2000 thì mực nước ngầm mới không sụt giảm tiếp.
Do vậy nếu không có biện pháp "rắn" ngay từ bây giờ thì hậu quả sẽ khó lường hơn và sự khôi phục lượng nước ngầm cũng như giữ độ cứng của đất bề mặt càng gian nan.
Theo Ngọc Mai (daidoanket.vn)
Ảnh: Dân Thủ đô sống chung với nước đen, nước vàng cả chục năm trời Thôn Linh Quy, xã Kim Sơn chỉ cách trung tâm thành phố Hà Nội chưa tới 20 km, nhưng với người dân nơi đây, việc sử dụng nước sạch vẫn là một nhu cầu xa xỉ. Nhiều năm nay, người dân trong làng đã quen sống trong cảnh nguồn nước ô nhiễm trầm trọng. Thôn Linh Quy (Gia Lâm, Hà Nội) được chia...