Đăk Nông: Tiêu chết, nhiều “tỷ phú” phải bỏ lại nhà cửa đi biệt xứ
Hàng trăm ha tiêu bị chết hoặc đang nhiễm bệnh ở mức không thể cứu vãn cùng rất nhiều diện tích khác bị nhiễm bệnh đang khiến hàng ngàn nông dân tại Đăk Song (Đăk Nông) đứng ngồi không yên. Nhiều người bỏ nhà cửa đi biệt xứ vì nợ nần…
Trắng tay vì tiêu chết trơ trụi
5 năm trước, thấy giá hồ tiêu cao ngất, ông Nguyễn Văn Thu (thôn Đăk Kual 5, xã Đăk N’Drung, Đăk Song) đã phá bỏ cà phê để trồng 1.400 trụ tiêu. Để có vốn đầu tư, ông Thu thế chấp sổ đỏ, vay ngân hàng 250 triệu đồng. 4 năm sau, khi vườn tiêu bắt đầu cho thu bói thì giá tiêu lao dốc. Thế nhưng “vận đen” chưa từ bỏ ông Thu khi năm nay, vườn tiêu bắt đầu cho thu chính thì lại đổ bệnh, chết hàng loạt.
Vườn tiêu của ông Thu chết trơ trụi chỉ sau hơn 1 tuần. Ảnh: D.H
Theo Phòng NNPTNT huyện Đăk Song, toàn huyện có hơn 15.200ha hồ tiêu, chiếm khoảng một nửa diện tích tiêu toàn tỉnh. Trước tình trạng tiêu chết và nhiễm bệnh hàng loạt, các ngành chức năng, chính quyền các cấp và người dân đang nỗ lực dùng nhiều biện pháp để cứu chữa. Tuy nhiên, mọi sự cố gắng vẫn chưa đạt được kết quả như mong muốn. Cây tiêu vẫn đang trên đà chết và lây lan dịch bệnh rất nhanh.
Video đang HOT
“Tiêu vàng lá rồi chết khô chỉ trong vòng một tuần không thể trở tay. Công sức, vốn liếng của gia đình 5 năm qua giờ tiêu tan. Bây giờ tiêu chết, gia đình ông chưa biết lấy tiền đâu ra để trả nợ và kiến thiết vườn cây” – ông Thu chua xót nói.
Gần nhà ông Thu, hơn 1.700 trụ tiêu đang kinh doanh của ông Nguyễn Hữu Hương cũng chết khô. Vợ ông Hương nói với chúng tôi, khi thấy vườn tiêu vàng lá, bà đã mời kỹ sư về tư vấn rồi bỏ gần 50 triệu đồng mua thuốc về chữa nhưng kết quả là tiền mất tật mang, cả vườn tiêu chết sạch chỉ trong chừng một tháng. Gần 1 tỷ đồng mà gia đình ông Hương đầu tư trồng tiêu giờ tiêu tan…
Trưởng thôn Đăk Kual 5 – ông Nguyễn Hữu Thiện cho biết, tình trạng hồ tiêu chết hàng loạt đã khiến 3 gia đình trong thôn bỏ nhà đi biệt tích. Hàng trăm gia đình khác đang đứng trước nguy cơ trắng tay khi diện tích tiêu nhiễm bệnh rồi chết tiếp tục tăng.
Khó cứu chữa
Ngoài Đăk N’Rung, tại các xã khác của huyện Đăk Song như Thuận Hạnh, Nâm N’Jang, Trường Xuân, Thuận Hà cũng có hàng trăm ha tiêu đang nhiễm bệnh và chết. Theo ông Lê Hoàng Vinh – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đăk Song, thống kê đến cuối tháng 9, toàn huyện có hơn 200ha tiêu chết, 130ha đang nhiễm bệnh nặng không thể cứu chữa và gần 1.700ha tiêu đang bị nhiễm bệnh.
Tuy nhiên, theo ông Vinh đây là con số chưa chính xác, diện tích hồ tiêu chết và nhiễm bệnh vẫn đang tiếp tục tăng. Cũng theo ông Vinh, tình trạng tiêu chết và nhiễm bệnh xuất hiện từ khoảng cuối tháng 6, khi mùa mưa kết thúc.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do trên địa bàn có mưa nhiều khiến cây tiêu bị nhiễm nhiều loại nấm (Phytophthora sp, Pythium…), vi khuẩn, tuyến trùng và nhiều diện tích bị úng nước. Mặt khác, trong canh tác, nhiều bà con quá lạm dụng các loại phân bón không phù hợp, thuốc bảo vệ thực vật không đúng theo khuyến cáo của ngành chức năng.
Ông Vinh cho biết, đối với những diện tích đã nhiễm bệnh nặng thì xem như không thể cứu vãn. Đối với diện tích mới nhiễm, ngành nông nghiệp đang tuyên truyền cho người dân áp dụng quy trình kỹ thuật quản lý bệnh chết nhanh, chết chậm hại hồ tiêu do Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT) ban hành tháng 8.2016.
Ngoài ra, Phòng NNPTNT huyện cũng thống kê diện tích tiêu nhiễm bệnh và bị chết để báo cáo UBND huyện, Sở NNPTNT sớm có giải pháp hỗ trợ xử lý tình trạng dịch bệnh đang lan rộng trên cây hồ tiêu. Cùng với đó, Phòng sẽ tham mưu cho UBND huyện đề xuất UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Đăk Nông chỉ đạo các chi nhánh ngân hàng thương mại khoanh nợ, giãn nợ cho các nông hộ để bà con vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất.
Theo Danviet
Chủ tịch xã "mất tích" nhiều ngày bị khởi tố vì đánh bạc
Chủ tịch UBND xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã bị khởi tố để điều tra về hành vi đánh bạc. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đắk Nông đã áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông này.
Ngày 14.8, tin từ Công an tỉnh Đắk Nông cho biết đã khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày 1.8 đối với ông Nguyễn Hồng Phong (SN 1975), Chủ tịch UBND xã Nâm N'DJang.
Chủ tịch xã Nâm N'Jang đã bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú để điều tra về hành vi đánh bạc.
Theo thông báo của Công an tỉnh Đắk Nông, vào ngày 25.7, ông Phong bị bắt quả tang đang đánh bạc tại tổ dân phố 2, thị trấn Đức An, huyện Đắk Song. Vì vậy, Công an tỉnh Đắk Nông đề nghị Huyện ủy Đắk Song xem xét đình chỉ sinh hoạt đảng, xử lý các chức vụ về đảng và chức vụ về chính quyền đối với ông Phong theo quy định.
Cùng ngày, ông Phan Văn Hợp, Bí thư Huyện ủy Đắk Song, cho biết đã chỉ đạo xem xét xử lý về mặt đảng đối với ông Phong theo quy định và điều lệ của Đảng. Ông Hợp khẳng định, trước mắt xác định ông Phong đã vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, hiện vụ việc đang trong quá trình điều tra nên việc xử lý ông Phong ở mức độ nào thì cần phải chờ kết quả điều tra của công an.
Như Dân Việt đã đưa tin, kể từ ngày 26.7 đến ngày 3.8, ông Phong đã liên tục không đến UBND xã làm việc. Trong suốt thời gian này, mọi liên lạc với ông Phong đều bị cắt đứt.
UBND xã Nâm N'Jang đã cử người nhiều lần đến nhà ông Phong nhưng không gặp được ai vì nhà luôn khóa cổng, cửa.
Đến sáng 4.8, ông Phong mới xuất hiện tại địa phương. Sau đó, ông Phong có đến trụ sở UBND xã tuy nhiên trước đó, các công việc do ông Phong đảm trách đã được tạm giao cho một Phó Chủ tịch UBND xã Nâm N'Jang xử lý.
Theo Danviet
Chủ tịch xã "mất tích" có liên quan đến một vụ đánh bạc Liên quan đến vụ Chủ tịch xã Nâm N'Jang mất tích bất thường, lãnh đạo huyện Đắk Song (Đắk Nông) cho biết nguyên nhân là do ông này phạm tội đánh bạc. Ngày 13.8, một lãnh đạo Huyện ủy Đắk Song (tỉnh Đắk Nông) cho biết vừa nhận được thông báo của Công an tỉnh Đắk Nông về ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ...