Đắk Nông rà soát nhân sự chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
Chiều 4-12, tại thị xã Gia Nghĩa, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Nông về việc lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW (Đoàn 1152).
Buổi làm việc nhằm thông báo dự thảo báo cáo kết quả của Đoàn 1152 về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ theo tinh thần của Nghị quyết số 26-NQ/TW gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu tỉnh Đắk Nông tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, thống nhất hành động trong thực hiện Nghị quyết số 26 gắn với Nghị quyết số 18-NQ/TW; thực hiện đồng bộ với việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Trung ương và đổi mới hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; rà soát nhân sự chuẩn bị cho Đại hội Đảng các cấp, bảo đảm cơ cấu về giới, dân tộc.
Trước đó, tối 3-12, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã dự lễ kỷ niệm 90 năm thành lập đô thị Pleiku (3-12-1929 – 3-12-2019) và công bố quyết định công nhận TP Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Chiều 4-12, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức lễ công bố tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Tính đến nay, Đồng Nai có 133/133 xã đạt chuẩn NTM. Từ 2011-2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện Chương trình đạt hơn 376.000 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp hơn 46.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ hơn 12%.
Video đang HOT
Đ.NGUYÊN – H.PHÚC – T.MINH
Theo SGGP
Đồng Nai: Chậm hỗ trợ thiệt hại vì dịch tả lợn châu Phi
Tỉnh Đồng Nai mới chỉ trao hơn 200 tỷ đồng tiền hỗ trợ thiệt hại cho hàng nghìn hộ nuôi lợn ở tỉnh Đồng Nai bị thiệt hại bởi dịch tả lợn châu Phi (ASF).
Vừa qua, tại buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng, chống khẩn cấp ASF tỉnh Đồng Nai, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh cho biết, tính đến nay đã có 1.351 hộ chăn nuôi bị thiệt hại được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, đạt 37% tổng số tiền hỗ trợ cho các hộ bị thiệt hại.
Người chăn nuôi thiệt hại nặng
Nông dân nuôi lợn ở Đồng Nai đang rất cần hỗ trợ để hy vọng vực dậy kinh tế, trang trải nợ nần. Ảnh: T.Đ
Thực tế, huyện Long Thành là một trong những địa phương chậm chi trả tiền hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn. Toàn huyện đã tổ chức tiêu hủy hơn 72.000 con lợn của 795 hộ chăn nuôi với số tiền thiệt hại gần 144 tỷ đồng. Huyện cũng đã được tạm ứng 150 tỷ đồng để hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại, nhưng đến nay mới chỉ có 16 hộ được lập hồ sơ nhận tiền hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng.Đến nay, Đồng Nai có tổng cộng 4.480 hộ chăn nuôi thiệt hại do ASF với hơn 391.000 con lợn bị tiêu hủy (chiếm 15,7% tổng đàn). Toàn tỉnh đã có 11 xã công bố hết dịch. Mặc dù đã có 1.351 hộ chăn nuôi lợn bị thiệt hại đã được nhận hỗ trợ với tổng số tiền gần 202 tỷ đồng, nhưng theo ghi nhận tại buổi làm việc, tiến độ hỗ trợ hiện nay ở các địa phương khá chậm.
Phó phòng Kinh tế huyện Long Thành Phạm Ngọc Vinh lý giải, do vướng quy trình, thủ tục hồ sơ, một số xã trong quá trình lập thủ tục, hồ sơ không đúng quy định nên mất thời gian chỉnh sửa, thẩm định.
Theo Phòng NNPTNT huyện Thống Nhất, huyện có tổng đàn lợn lớn nhất tỉnh Đồng Nai, đến nay, mới có 345/645 hộ nhận tiền hỗ trợ theo quy định với số tiền gần 61,9 tỷ đồng.
Anh Hoàng Văn Phúc (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) - một hộ nuôi hơn 400 con lợn, cho biết, đàn lợn sắp đến ngày xuất bán của anh đã bị tiêu hủy toàn bộ do nhiễm dịch ASF. Tính theo giá bán lúc tiêu hủy, anh mất trắng khoảng 1 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, anh Phúc còn phải "ôm" một khoản nợ lớn. Anh thổ lộ, giờ không dám nghe điện thoại của đại lý cám vì không có tiền trả nợ, chỉ mong sớm được nhận tiền hỗ trợ để bớt phần nào khó khăn.
Bà Trần Thị Kim Tuyết (xã Gia Kiệm, huyện Thống Nhất) chia sẻ: "Đợt lợn rớt giá vào năm 2018, gia đình đã phải đi vay nợ khi gầy lứa lợn mới, giờ lại trắng tay vì đàn nái bị dịch, phải tiêu hủy. Gia đình tôi không còn tiền trả nợ, cũng chưa biết làm gì kiếm sống...".
Trong khi đó, 59 hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn TP.Biên Hòa cũng chỉ mới nhận gần 11/15 tỷ đồng tiền hỗ trợ. Dự kiến trong tháng 9, 100% hộ chăn nuôi bị thiệt hại sẽ được nhận hỗ trợ.
Chậm là kỷ luật
UBND tỉnh Đồng Nai dự kiến sẽ chi hơn 1.500 tỷ đồng hỗ trợ đến cuối năm nay. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Võ Văn Chánh, hiện tỉnh đã duyệt chi 800 tỷ đồng nhằm đảm bảo cho các địa phương có nguồn kinh phí chi hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại vì ASF.
Tuy nhiên, như đã nói, với tiến độ chi trả hỗ trợ chậm như hiện nay, rất khó để đúng như dự kiến. Nhiều địa phương cho biết, nguyên nhân của việc chậm chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi lợn chủ yếu do vướng mắc về hồ sơ, thủ tục. Trong đó cũng có nguyên nhân do chính quyền cấp xã làm không đúng, không đủ hồ sơ phải bổ sung lại hoặc chưa thực hiện rốt ráo nhiệm vụ này.
Ông Vũ Văn Toàn - Chủ tịch UBND xã Gia Kiệm cho biết, hiện 50% số hộ nuôi lợn bị thiệt hại do ASF đã được nhận tiền hỗ trợ. Hy vọng đến cuối năm nay, số hộ còn lại sẽ nhận được tiền. Tuy đẩy nhanh việc chi trả, nhưng mỗi điểm tiêu hủy, địa phương đều tổ chức đoàn giám sát nhằm đảm bảo tính minh bạch, cũng như đúng về quy trình, thủ tục chi trả hỗ trợ cho người chăn nuôi.
Theo Danviet
Giới thiệu hơn 300 ảnh, gần 60 phim phóng sự-tài liệu về ASEAN Tối 24/9, tại Trung tâm Hội nghị và tổ chức sự kiện tỉnh Đồng Nai, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức khai mạc Triển lãm Ảnh và phim phóng sự-tài liệu trong Cộng đồng ASEAN năm 2019. Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm - Ảnh: Báo Đồng Nai Triển lãm giới...