Đắk Nông phát hiện, xử lý 2 vụ mua bán trang thiết bị y tế không rõ nguồn gốc
Ngày 7/11, Công an thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông cho biết, vừa phát hiện, thu giữ hàng trăm bộ kit test nhanh COVID-19 không có hóa đơn, chứng từ.
Lực lượng công an kiểm tra tang vật vụ việc. Ảnh: TTXVN phát
Theo đó, vào lúc 14 giờ 30 phút ngày 6/11, lực lượng Công an thành phố Gia Nghĩa phát hiện bà M.T.T (28 tuổi, trú tại thành phố Gia Nghĩa) đang có hành vi bán 200 bộ kit test nhanh COVID-19 cho ông H.V.T (24 tuổi, trú tại huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) với giá 20.500.000 đồng. Tại thời điểm kiểm tra, bà T. không cung cấp được hóa đơn, chứng từ kèm theo số hàng hóa. Bản thân bà T. không phải là người có trình độ ngành y, dược. Công an thành phố Gia Nghĩa đã lập biên bản ghi nhận vụ việc, thu giữ toàn bộ số tang vật để xem xét xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 5/11, Công an thành phố Gia Nghĩa đã phát hiện bà N.T.H (40 tuổi, trú tại thành phố Gia Nghĩa, chủ một cửa hàng mỹ phẩm trên địa bàn) đang có hành vi bán 50 bộ kit test nhanh COVID-19 cho một khách hàng tại huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông với giá là 5.200.000 đồng. Toàn bộ hàng hóa cũng không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Công an thành phố Gia Nghĩa cũng đã lập biên bản ghi nhận vụ việc, thu giữ toàn bộ số tang vật trên để xem xét xử lý theo quy định. Công an thành phố Gia Nghĩa đang củng cố hồ sơ để xử lý 2 vụ việc trên theo quy định của pháp luật.
Theo một lãnh đạo Sở Y tế Đắk Nông, người dân không nên mua các sản phẩm test nhanh COVID-19 trôi nổi trên thị trường. Đây là sản phẩm kinh doanh có điều kiện với nhiều quy định chặt chẽ về chủng loại, danh mục. Các quầy thuốc đủ điều kiện mới được phép kinh doanh và người bán phải có chuyên môn, kinh nghiệm để hướng dẫn sử dụng.
Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế
Phản hồi đề nghị của Bộ Y tế về việc đóng góp ý kiến cho Đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế; đồng thời, trên cơ sở tổng hợp ý kiến từ phía các doanh nghiệp, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, việc yêu cầu doanh nghiệp công khai giá vốn của trang thiết bị y tế cần xem xét trên một số phương diện.
Máy móc, thiết bị y tế tại Trung tâm Hồi sức tích cực bệnh nhân COVID-19 tại Long An để phục vụ điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch. Ảnh minh họa: Bùi Giang/TTXVN
Cụ thể, theo pháp luật về giá, mặt hàng trang thiết bị y tế thuộc diện niêm yết giá, tức là công khai giá bán để khách hàng nhận biết. Việc này hiện đã được thực hiện qua Cổng thông tin công khai giá bán và giá trúng thầu trang thiết bị y tế. Pháp luật về giá không có quy định cho phép cơ quan Nhà nước đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải công khai giá vốn của sản phẩm.
Bên cạnh đó, quy định này gây khó khăn trong việc kê khai như một số nội dung về chi phí chung, lợi nhuận dự kiến, giá vốn sản xuất... rất khó xác định chính xác và không có công thức chuẩn xác để xác định. Việc này dẫn đến doanh nghiệp sẽ không biết công khai mức như thế nào cho đúng. Bởi lẽ, theo phản ánh của doanh nghiệp khi thực hiện đăng ký giá, việc kê khai các nội dung này rất phức tạp và có nhiều cách hiểu khác nhau giữa doanh nghiệp và cơ quan Nhà nước.
Ngoài ra, gây bất lợi với doanh nghiệp vì chi phí sản xuất, kinh doanh là bí mật của doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường. Việc yêu cầu doanh nghiệp công khai các nội dung này sẽ tạo điều kiện để các doanh nghiệp khác nắm bắt được, từ đó có thể dẫn đến bất lợi với doanh nghiệp nói riêng và môi trường kinh doanh nói chung.
Thêm nữa, việc công khai giá CIF (là giá tính tại cầu cảng của nước nhập khẩu, nghĩa là bên bán chịu mọi chi phí cho đến khi hàng hóa được giao tại cảng của bên mua theo qui định) và chi phí sản xuất cũng tạo ra sự so sánh không công bằng giữa các doanh nghiệp: doanh nghiệp có thể kinh doanh nhiều mặt hàng, nhưng có thể chỉ một số là có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn với đối thủ, còn các mặt hàng khác kém hoặc không có lợi thế cạnh tranh. Việc công khai chi phí qua một cổng thông tin có thể dẫn đến tình trạng so sánh không công bằng, trung thực, tập trung vào một số mặt hàng, từ đó ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.
Đồng thời, tạo gánh nặng thủ tục hành chính cho doanh nghiệp vì các nội dung dự kiến công khai tương đối nhiều; trong đó, một số nội dung dễ dàng thay đổi như giá CIF, giá vốn sản xuất, các khoản thuế phí, chi phí. Việc này khiến doanh nghiệp phải liên tục cập nhật để phù hợp với giá cả thực tế, từ đó tạo ra gánh nặng thực thi quy định.
Chính vì thế, theo quan điểm của VCCI, nếu đề xuất này nhằm giải quyết tình trạng hiện nay khi các đơn vị, cơ sở y tế gặp khó khăn trong việc xác định mức giá phù hợp khi thực hiện đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế thì có thể giải quyết qua một trong số các hình thức như: Đăng ký giá, hoặc yêu cầu công khai trực tiếp với tư cách bên mua vì đơn vị, cơ sở y tế hoàn toàn có quyền yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin; trong đó, có giá CIF trong quá trình thương thảo hợp đồng mua sắm thiết bị. Việc này sẽ giúp cơ sở y tế có thêm thông tin trong việc tiến hành hoàn tất mua sắm theo phương thức chỉ định thầu.
Từ những lý do trên, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại việc áp dụng quy định theo đề xuất quy định công khai giá trang thiết bị y tế.
Bộ kit test nhanh giá gốc chỉ 25.000-35.000 đồng, giá trong nước 80.000-200.000 vì sao? Tại hội nghị trực tuyến giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp ngày 26-9, ông Đặng Hồng Anh - chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam - đã gây xôn xao khi cho hay qua tìm hiểu, có những đơn vị bán bộ kit test nhanh COVID-19 chỉ khoảng 1,5 USD. Một bộ kit test nhanh COVID-19 được nhập khẩu về Việt...