Đăk Nông: Mưa lớn kết hợp xả lũ, 2 huyện Cư Jút và Krông Nô thiệt hại hơn 60 tỷ đồng
Theo báo cáo của cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông, từ ngày 28/11 đến ngày 1/12, do mưa lớn và thủy điện xả lũ, lượng nước thượng nguồn đổ về sông Sêrêpốk và sông Krông Nô nhanh và dâng cao. Mưa lũ đã gây thiệt hại hơn 60 tỷ đồng đối với các xã, thị trấn trên địa bàn 2 huyện Cư Jút và Krông Nô.
Ngày 11/12, UBND tỉnh Đắk Nông đã tổ chức họp bàn giải pháp hỗ trợ cho người dân bị ảnh hưởng bởi ngập do mưa lớn và thủy điện xả lũ. Trọng tâm, nhấn mạnh khẩn trương khắc phục tình trạng ngập lụt trên địa bàn huyện Krông Nô và Cư Jút. Đồng thời, thống kê, đề xuất hỗ trợ thiệt hại cho người dân và kiểm tra xả lũ của các nhà máy thủy điện để xử lý theo quy định.
Nước lũ dâng cao, cuốn trôi tài sản, nhấn chìm nhà cửa, trong khi nhiều người dân lại không nhận được thông báo kịp thời
Cụ thể tại huyện Krông Nô, nước lũ đã làm thiệt hại hơn 162 lồng cá; 70 ha lúa và hoa màu bị ngập úng; 25 tấn xi măng bị hư hỏng; 25 km đường giao thông bị ngập; 107 nhà ở bị ngập; 15ha cây công nghiệp bị thiệt hại ước tính dưới 30%. Tổng thiệt hại ước tính 50 tỷ đồng. Đối với huyện Cư Jút, nước lũ cuốn trôi hơn 20 lồng cá, ngập 5 căn nhà, nhiều chuồng trại chăn nuôi, 7ha cây trồng, thiệt hại 10 tỷ đồng.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 5/12, ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cùng đoàn công tác đã có chuyến thị sát trận lũ. Đồng thời, yêu cầu sở Công thương khẩn trương làm việc với 2 nhà máy thủy điện Buôn Kuốp và Buôn Tua Srah, làm rõ quy trình vận hành hồ chứa, xả lũ có đảm bảo đúng quy định hay không.
Ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông (bên phải ảnh) trong chuyến thị sát khu vực ngập lụt .
Theo ông Lê Trọng Yên, những thiệt hại trong mùa mưa lũ vừa qua là rất lớn: “Tỉnh và huyện sẽ trích quỹ phòng chống thiên tai và các quỹ khác, cùng nguồn hỗ trợ của Công ty Thủy điện Buôn Kuốp để hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn, tái thiết cuộc sống”.
Đối với Công ty Cổ phần Thủy điện Buôn Kuốp, ông Lê Trọng Yên yêu cầu thời gian tới, phía thủy điện phải phối hợp với các địa phương một cách chặt chẽ, có những cảnh báo chủ động hơn để người dân triển khai các biện pháp phòng chống lũ.
Liên quan đến sự việc này, đại diện Công ty Cổ phần Thủy điện Buôn Kuốp (quản lý 2 nhà máy thủy điện Buôn Kuốp và Buôn Tua Srah) khẳng định, thủy điện xả lũ đúng quy trình. Tuy nhiên, trước những thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ để chia sẻ bớt thiệt hại của người dân.
Kiểm tra 5 người đã chết vẫn khám bảo hiểm y tế
5 người ở Bình Dương dù xác định đã tử vong nhưng vẫn phát sinh chi phí khám bảo hiểm y tế tại các cơ sở trên địa bàn.
Ngày 11/12/2020, Sở Y tế tỉnh Bình Dương đã gửi công văn khẩn yêu cầu các đơn vị y tế liên quan tiến hành xác minh lại thông tin của người tham gia bảo hiểm y tế có phát sinh chi phí khám chữa bệnh BHYT sau ngày tử vong.
Trước đó, qua kiểm tra dữ liệu báo cáo từ phòng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội tỉnh và các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội tỉnh Bình Dương ghi nhận có 5 trường hợp xác định là đã tử vong. Tuy nhiên sau ngày tử vong, 5 trường hợp này vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở liên quan trên.
Người dân ở Bình Dương khám chữa bệnh BHYT. Ảnh minh họa.
Cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Dương đề nghị các cơ sở khám chữa bệnh kiểm tra quy trình tiếp nhận và xác định rõ nguyên nhân vì sao đối tượng đã xác nhận tử vong nhưng sau đó vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Bên cạnh đó, xử lý các cá nhân liên quan đến quy trình tiếp nhận và điều trị bệnh để dẫn đến các sai sót phát sinh chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế sau ngày tử vong.
Vào năm 2019, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có công văn gửi đến Bộ Y tế, Văn phòng Chính phủ, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị chăm sóc y tế địa phương về việc kiểm tra các trường hợp có dấu hiệu gian lận trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Trong đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam phát hiện tại Gia Lai bảy trường hợp có dấu hiệu gian lận bảo hiểm y tế, dù đã chết nhưng vẫn phát sinh chi phí khám chữa bệnh.
Sở Y tế và Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai có báo cáo bằng văn bản gửi Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế. Văn bản của Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai cho rằng, bảy hồ sơ trên không có dấu hiệu gian lận trong thanh toán chi phí khám chữa bệnh.
Việc để xảy ra nhầm lẫn phát sinh chi phí sau khi bảy bệnh nhân này tử vong là do thao tác đánh nhầm ngày tử vong của nhân viên Bảo hiểm xã hội tỉnh Gia Lai.
Xả lũ, nhiều lồng cá tiền tỷ bị cuốn trôi: Đúng quy trình! Cơ quan chức năng nhận định, thời gian qua công ty thủy điện Buôn Kuốp đã thực hiện đầy đủ, phù hợp quy định trong quá trình điều tiết, vận hành hồ chứa thủy điện. Liên quan đến vụ thủy điện xả lũ khiến cho nhiều lồng cá tiền tỷ bị cuốn trôi, ngày 9/12, sở Công thương tỉnh Đắk Nông cho biết,...