Đắk Nông không có điểm dừng trong xây dựng nông thôn mới
Giai đoạn 2021-2025, tỉnh Đắk Nông phấn đấu có thêm 43 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), bình quân toàn tỉnh đạt từ 17,2 tiêu chí/xã và không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí.
Bên cạnh đó, địa phương cũng phấn đấu có thêm ít nhất 2 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bộ mặt nông thôn Đắk Nông ngày càng khởi sắc
Theo đánh giá của Tỉnh ủy Đăk Nông, trong giai đoạn 2016- 2020, Chương trình xây dựng NTM của tỉnh đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trên tất cả các lĩnh vực, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội được nâng cấp.
Bên cạnh đó, cảnh quan môi trường nông thôn ngày càng sáng – xanh – sạch – đẹp – an toàn; kinh tế nông thôn từng bước phát triển; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng lên rõ rệt…
Cụ thể, toàn tỉnh đã có 29/60 xã đạt chuẩn NTM, chiếm 48,3% tổng số xã, bình quân mỗi xã đạt 16 tiêu chí, không còn xã nào đạt dưới 10 tiêu chí, TP.Gia Nghĩa có 100% số xã đạt chuẩn NTM.
Bộ mặt các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Đăk Nông ngày càng khang trang, sạch đẹp. Ảnh: H.L
Huy động nhiều nguồn lực tham gia
Video đang HOT
Nghị quyết số 12-NQ/TU xác định huy động tối đa nguồn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và lồng ghép hiệu quả nguồn vốn của 3 chương trình mục tiêu quốc gia cũng như các chương trình, dự án trên địa bàn nông thôn; cùng với các chính sách tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đặc biệt, vận động người dân tiếp tục tích cực tham gia đóng góp xây dựng NTM theo nguyên tắc tự nguyện…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉnh Đăk Nông còn một số khó khăn, hạn chế trong xây dựng NTM như kết quả xây dựng NTM giữa các địa phương có khoảng cách chênh lệch lớn.
Ở những địa phương đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại. Chất lượng đạt chuẩn nhiều tiêu chí mới ở mức tối thiểu của quy định, thiếu chiều sâu, chưa thực sự bền vững. Kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội nông thôn được quan tâm đầu tư song nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu…
Xác định người dân là chủ thể
Để đẩy mạnh thực hiện Chương trình xây dựng NTM trong giai đoạn mới, Tỉnh ủy Đăk Nông đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TU về xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó Tỉnh ủy xác định quan điểm xây dựng NTM là chương trình phát triển tổng hợp, toàn diện, thường xuyên, không có điểm dừng ở khu vực nông thôn.
Đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, trong đó lấy người dân làm chủ thể trên nền tảng tinh thần đoàn kết, khơi dậy sức mạnh toàn dân, theo phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Toàn tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất 43 xã đạt chuẩn NTM, trong đó có ít nhất 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, bình quân toàn tỉnh đạt từ 17,2 tiêu chí, không còn xã đạt dưới 15 tiêu chí. Ngoài ra, địa phương phấn đấu có thêm ít nhất 2 huyện đạt chuẩn NTM.
Để hoàn thành mục tiêu này, Tỉnh ủy Đăk Nông đã đề ra nhiều nhiệm vụ, giải pháp cụ thể.
Theo đó, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội các cấp trong xây dựng NTM. Đặc biệt lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch có lộ trình cụ thể theo các cấp độ (xã, huyện, tỉnh) và các mức độ (nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu).
Bên cạnh đó, chú trọng nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM thông qua các bộ tiêu chí thôn, bon, buôn, bản nông thôn mới; khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu; vườn mẫu, rẫy mẫu.
Công tác tập huấn, tuyên truyền xây dựng NTM cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tỉnh trong giai đoạn mới.
Theo đó sẽ tập trung đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác xây dựng NTM từ cấp tỉnh đến cơ sở, nhất là cán bộ cấp xã và thôn, bon, buôn, bản; tăng cường trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phương có mô hình, cách làm hay để nhân rộng. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân, các tổ chức kinh tế và toàn xã hội với nhiều hình thức, phù hợp với từng đối tượng và điều kiện từng địa phương nhằm thực hiện sâu rộng phong trào thi đua “Đăk Nông chung tay xây dựng NTM”.
Đăk Lăk vượt khó cán đích các chỉ tiêu nông thôn mới
Mặc dù gặp nhiều khó khăn do dịch Covid-19 nhưng trong năm 2021, chương trình nông thôn mới ở Đăk Lăk vẫn có những thành tựu đáng kể.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh, sự cố gắng nỗ lực của các ngành, các địa phương và toàn thể nhân dân kịp thời thích ứng với tình hình thực tế; công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm và thực hiện tốt; quốc phòng, an ninh, chính trị, trật tự an toàn được giữ vững...
Đời sống nhân dân cơ bản ổn định, đại bộ phận nhân dân tin tưởng, đồng tình, ủng hộ, tích cực thi đua, lao động sản xuất, tiếp tục hưởng ứng tích cực phong trào "Đăk Lăk chung tay xây dựng nông thôn mới".
Xã Cư Bông, huyện Ea Kar vừa được đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn. Ảnh: P.V
Đến tháng 12/2021, toàn tỉnh đạt 2.382 tiêu chí/2.888 tiêu chí, bằng 82,47%, tăng 23 tiêu chí so với đầu năm 2021; bình quân toàn tỉnh đạt 15,67 tiêu chí/xã, tăng 0,15 tiêu chí/xã so với đầu năm 2021.
Đến tháng 12/2021, toàn tỉnh đạt 2.382 tiêu chí/2.888 tiêu chí, bằng 82,47%, tăng 23 tiêu chí so với đầu năm 2021; bình quân toàn tỉnh đạt 15,67 tiêu chí/xã, tăng 0,15 tiêu chí/xã so với đầu năm 2021.
Lũy kế toàn tỉnh có 69 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đã được UBND tỉnh ban hành quyết định công nhận). Toàn tỉnh có 46 sản phẩm OCOP được công nhận xếp hạng cấp tỉnh.
Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh nên việc huy động vốn xây dựng nông thôn mới gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhiều địa phương vẫn nỗ lực thực hiện tốt. Điển hình như huyện Ea Kar, chỉ trong 9 tháng đầu năm, toàn huyện đã huy động được 171 tỷ đồng đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Trong đó, vốn ngân sách hơn 21,2 tỷ đồng; vốn lồng ghép 128,3 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 9,3 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp 12,6 tỷ đồng; còn lại là vốn vay của các tổ chức tín dụng.Từ những nguồn vốn huy động trên, Ea Kar đã đầu tư vào các hạng mục giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa thôn, buôn.
Đến nay, huyện này đã có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Ea Ô, Cư Ni, Ea Tih, Ea Đar, Ea Kmút. Mục tiêu đến cuối năm nay, Ea Kar sẽ phấn đấu có thêm 3 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo số liệu, trong 9 tháng đầu năm, người dân trong toàn tỉnh Đăk Lăk đã đóng góp trên 25 tỷ đồng (trong đó: đóng góp bằng tiền mặt hơn 3 tỷ đồng, hiến hơn 32.000m2 đất và đóng góp hơn 10.000 ngày công lao động) để nâng cấp, cải tạo 5,97km, nhựa hóa, bê tông hóa 15,42km đường trục xã, liên xã; bê tông xi măng hơn 90km, cứng hóa hơn 20km, cấp phối đá dăm hơn
18km đường trục thôn buôn; bê tông xi măng hơn 16km, cấp phối đá dăm hơn 22km đường ngõ xóm; bê tông xi măng hơn 3km, cứng hóa hơn 12km, nâng cấp mở rộng hơn 19km đường nội đồng.
Phát dọn hơn 330km kênh mương, sửa chữa 8 công trình thủy lợi, nạo vét hơn 124km kênh mương; lắp đặt 5 trạm bơm điện, nạo vét 16 bể bơm. Kéo hơn 155km đường điện, xây dựng mới 41 trạm biến áp, nâng cấp 8 trạm biến áp. Xây dựng mới 1 nhà văn hóa xã, 86 phòng học, xã hội hóa 3 chợ. Xóa hơn 39 nhà tạm, nhà dột nát...
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng chỉ săn đón đại bàng mà quên lót ổ cho chim sẻ Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan chia sẻ tại Diễn đàn Mekong Connect 2021, chủ đề "Phục hồi kinh tế và liên kết phát triển trong bình thường mới", diễn ra sáng nay 17/12, tại TP.HCM. Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, TP.HCM có rất nhiều chương trình hợp tác với các tỉnh khu vực ĐBSCL nhưng chưa...