Đắk Nông: Hàng trăm cán bộ, công chức tham gia cấp sổ đỏ trái quy định
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông xác định có 213 cán bộ, công chức, viên chức của 7 huyện, thị xã “cầm đèn chạy trước ô tô”, tham gia cấp sổ đỏ trái quy định cho hàng ngàn hộ gia đình.
Sáng 14.12, tại cuộc họp HĐND tỉnh Đắk Nông, ông Đàm Quang Trung – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Đắk Nông – cho biết, hiện toàn tỉnh đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) trên diện tích có nguồn gốc lấn chiếm đất rừng cho 3.109 hộ gia đình.
Hàng ngàn ha đất có nguồn gốc lấn chiếm rừng đã được cấp sổ đỏ cho dân.
Việc này là trái với quy định, bởi đến tháng 10.2014, UBND tỉnh Đắk Nông mới ban hành kế hoạch về quản lý, bố trí sử dụng hơn 63.000ha đất bị lấn chiếm từ các lâm trường, kể từ ngày 1.7.2014 đến ngày 1.1.2010 (Kế hoạch 437) về cho địa phương cấp sổ đỏ cho người dân.
Tuy nhiên, sau khi rà soát lại, số đất bị lấn chiếm đủ điều kiện để cấp sổ đỏ chỉ còn khoảng 28.500ha và trong số này đến nay chỉ mới cấp được 9.500ha (trong số diện tích được cấp này có 3.222ha cấp trước thời điểm khi tỉnh ban hành Kế hoạch 437).
Theo ông Đàm Quang Trung, để có cơ sở xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức vi phạm trong việc cấp sổ đỏ cho các hộ dân trước thời điểm UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 437 đối với diện tích lấn chiếm đất rừng sau ngày 1.7.2004, UBND tỉnh giao UBND các huyện, thị xã chỉ đạo các phòng, ban có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc kiểm tra, rà soát, lập danh sách các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp sỏ đỏ trước thời điểm ban hành Kế hoạch 437.
Đồng thời, xác định các cá nhân, tổ chức đã tham gia trong quá trình thực hiện công tác cấp sổ đỏ, làm rõ nguyên nhân có vi phạm (khách quan, chủ quan) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Qua đó, đề xuất hình thức xử lý vi phạm của từng cá nhân, tổ chức theo quy định của pháp luật về xử lý trách nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Cũng theo ông Đàm Quang Trung, hiện UBND các huyện, thị xã đã rà soát, lập danh sách 213 cán bộ, công chức, viên chức tham gia cấp sổ đỏ trái quy định nêu trên. Cụ thể, có 19 lãnh đạo UBND huyện phụ trách lĩnh vực đất đai, 38 người là công chức các phòng tài nguyên và môi trường, 40 người là cán bộ văn phòng đăng ký đất đai, 61 người là chủ tịch, phó chủ tịch UBND các xã, 55 người là công chức địa chính.
Video đang HOT
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, tỉnh này sẽ xem xét không thu hồi sổ đỏ cấp trái phép đối với các hộ nghèo, thiếu đất sản xuất.
Theo báo cáo của UBND các huyện thị xã, diện tích cấp sổ đỏ nêu trên được triển khai tập trung. Nguyên nhân cấp trái quy định là do cán bộ, công chức, viên chức có liên quan thiếu trách nhiệm trong quá trình kiểm tra, thẩm tra hồ sơ cấp sổ đỏ, không đối chiếu hồ sơ tài liệu có liên quan như: bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bản đồ kiểm kê hiện trạng đất và các tài liệu khác có liên quan.
Tuy vậy, để xử lý trách nhiệm cán bộ công chức, viên chức có liên quan đến việc cấp sổ đỏ trái quy định nêu trên đảm bảo nghiêm minh theo đúng quy định pháp luật, Sở TNMT đã lập danh sách các trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của UBND cấp huyện, của các Sở, ngành và các trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy để đề nghị UBND tỉnh chuyển đến các cơ quan, đơn vị xem xét xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có sai phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trả lời PV Dân Việt về vấn đề này, ông Nguyễn Bốn – Chủ tịch UBND tỉnh – cho biết, sẽ nghiêm túc xử lý các cán bộ, công chức, viên chức có liên quan đến việc cấp sổ đỏ trái quy định, kể cả cán bộ nghỉ hưu vẫn phải xử lý. Về nghi vấn có tiêu cực trong việc cấp trái quy định hàng ngàn sổ đỏ này, ông Nguyễn Bốn cho biết, hiện tỉnh chưa phát hiện trường hợp nào song vẫn không loại trừ khả năng có tiêu cực. Vì vậy, UBND tỉnh đang chỉ đạo làm rõ.
Riêng đối với các sổ đỏ đã được cấp, ông Bốn cho biết: “Tỉnh sẽ cho rà soát lại, nếu đúng là hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn thiếu đất sản xuất thì xem xét hợp thức hóa cho người dân tiếp tục sử dụng. Còn đối với những trường hợp vi phạm Luật đất đai, đặc biệt là lợi dụng chính sách để trục lợi thì kiên quyết thu hồi”.
Theo Danviet
Nóng bỏng "cuộc chiến" đất rừng
Không chỉ ở Tuy Đức, hầu khắp các diện tích rừng giao cho các công ty lâm nghiệp, vùng dự án ở Đăk Nông, tình trạng xâm chiếm đất rừng luôn là vấn đề hết sức phức tạp. Vụ việc ngày 23.10 không phải là trận đụng độ đầu tiên trong "cuộc chiến" giành đất rừng và cũng chưa có gì chắc rằng đó là "đụng độ" cuối cùng.
Máu từng đổ giữa rừng
Ông Nguyễn Hữu Huân - Phó Chủ tịch UBND huyện Tuy Đức (Đăk Nông) kể, năm 2008, Đoàn 12 (Đoàn liên ngành thành lập theo Chỉ thị 12, năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ) của tỉnh đã từng bị ném mìn. Vụ việc này cũng xảy ra trên khu vực vừa xảy ra trận "đụng độ" kinh hoàng giữa Công ty TNHH Thương mại Đầu tư Long Sơn ngày 23.10. Ông Huân cho biết, thời điểm đó, trước tình trạng người dân xâm chiếm đất rừng trái phép hết sức phức tạp, tỉnh đã quyết định tổ chức đoàn tiến hành cưỡng chế. Thế nhưng khi đoàn vào đến khu vực suối Sa Rang (sông Bé thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực, Tuy Đức) thì bị một số đối tượng quá khích dùng mìn tự chế ném vào. Rất may, trong cuộc đụng độ này không xảy ra thương vong.
Nhiều người dân xô xát với bảo vệ Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên vào tháng 4.2012, tại tiểu khu 1520 (xã Quảng Trực, Tuy Đức). Ảnh: T.L
Báo cáo sau khi xảy ra vụ nổ súng hôm 23.10, theo UBND huyện Tuy Đức, dự báo tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai giữa các doanh nghiệp với các hộ dân xâm canh nói chung và tại Công ty Long Sơn nói riêng vẫn còn phức tạp. Huyện này đã lập tức ra công văn khẩn gửi các đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn.
Cuối năm 2011, cũng trên địa bàn huyện Tuy Đức, Dương Viết Hoài, bảo vệ rừng của Doanh nghiệp tư nhân (DNTN) Phạm Quốc dùng súng quân dụng bắn một người dân tử vong. Vụ việc xuất phát từ cuộc xô xát giữa người dân và các nhân viên bảo vệ rừng của DNTN Phạm Quốc khi người của DNTN Phạm Quốc ngăn cản người dân thu hoạch mì trên tiểu khu 1536. Sau đó không lâu, tháng 4.2012, tại tiểu khu 1520 (xã Quảng Trực, Tuy Đức), hơn 100 người dân đã bao vây tấn công lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.
Vụ việc khiến 3 bảo vệ rừng trọng thương. Không những vậy, người dân còn đốt một trạm quản lý bảo vệ rừng, 18 xe máy... của nhân viên bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên. Theo cơ quan chức năng, toàn bộ người dân gây ra vụ việc trên đều là dân di cư tự do.
Cũng liên quan đến Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, trước khi xảy ra vụ việc trên chừng 1 tháng, cũng chính trên tiểu khu 1520, lực lượng bảo vệ của công ty này cũng đã bị những hộ dân xâm canh trái phép tấn công. Theo báo cáo của công ty này, liên tiếp nhiều từ 26-29.3.2012, hàng chục người dân tấn công bảo vệ rừng, chặt phá lán trại, lột hết bạt che lán trại, hành hung công nhân, lấy cắp một số đồ dùng, phá phương tiện khai hoang (máy ủi), đập nát 3 xe máy, nhổ hàng loạt cây cao su... của đơn vị.
Nhập nhằng rừng-rẫy
Tại Báo cáo số 43 hồi đầu năm 2015 của Sở NNPTNT tỉnh Đăk Nông cho thấy, trên hơn 40 dự án nông lâm nghiệp có hơn 4.500ha rừng đã bị phá. Báo cáo này cũng cho biết, ngoài diện tích bị phá trong quá trình các công ty thực hiện dự án thì có hàng ngàn ha bị phá trước đó và đã được người dân trồng cây lâu năm, sản xuất hoa màu.
Tuy nhiên, việc xác định người dân đến trước hay sau dự án vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi. Theo chỉ đạo của tỉnh Đăk Nông, khi thực hiện dự án, trên các diện tích bị xâm canh trước đó, các doanh nghiệp phải xem xét hỗ trợ bồi thường dân. Công bằng mà nói, lợi dụng chính sách nhân đạo này cũng đã có một số đối tượng lợi dụng để trục lợi. Họ thuê người (hoặc trực tiếp lấn chiếm) để dựng nhà, trồng cây rồi đòi tiền bồi thường. Song cốt lõi của vấn đề là sau khi được giao đất, các doanh nghiệp không đủ sức giữ, để người dân lấn chiếm. Tình trạng này ngày càng trở nên mất kiểm soát.
Nhiều rẫy mì đã xuất hiện trong rừng Tuy Đức từ trước. Ảnh: D.H
Chính sự nhập nhằng này đã khiến mâu thuẫn giữa người dân và các doanh nghiệp ngày càng trở nên hết sức căng thẳng. Bởi sự nhập nhằng đó khiến việc thống kê xác định diện tích để bồi thường, hỗ trợ cho dân không chính xác. Cả người dân và doanh nghiệp đều muốn phần lợi về mình nên không có tiếng nói chung. Bên cạnh đó, đối với nhiều người dân, diện tích đất xâm canh là sinh kế duy nhất của họ. Thành phần này chủ yếu là dân từ nơi khác đến, gom góp toàn bộ tiền bạc mua đất rừng do người dân xâm chiếm trước đó khai phá bán lại. Thế nên, việc bồi thường, hỗ trợ hợp lý là "đường sống" duy nhất khi họ giao đất cho các dự án.
Bà Mai Thị Khuyên, vợ nghi phạm Đặng VănHiến trong vụ bắn chết người ngày 23.10 ở Tuy Đức, trần tình: Vợ chồng bà chỉ có tài sản duy nhất là mảnh rẫy điều chừng hơn 3ha tại tiểu khu 1535. Nếu mất đi mảnh đất này, gia đình bà sẽ hết đường sống. Ông Nguyễn Văn Chu, một người dân đang sống tại tiểu khu 1535 cũng cho biết, nhiều người dân tại sống tại khu vực này đã "hết đường lui". Bởi mảnh đất mà họ đang sinh sống, canh tác là sinh kế duy nhất. "Nếu có của cải chúng tôi sống chi ở nơi này. Cuộc sống thiếu thốn đã đành, thế hệ con cháu cũng không thể phát triển được. Chẳng qua vì hết đường lùi, chúng tôi phải chấp nhận"- ông Chu nói.
Chưa có hồi kết
Với 18 dự án giao cho các doanh nghiệp, nhiều năm qua, Tuy Đức trở thành điểm nóng về phá rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép. Những năm trước, trước tình trạng mất kiểm soát về việc xâm chiếm đất rừng, UBND tỉnh Đăk Nông đã từng quy hoạch 3 khu dân cư để ổn định gần 500 hộ dân di cư tự do đến huyện Tuy Đức.
Tuy nhiên, ngoài số dân này tính đến tháng 4.2010, tại các xã Quảng Trực, Đăk Ngo đã có đến khoảng 2.000 hộ dân khác từ các xã Đăk Nhau, Đường Mười, Bom Bo, Bình Minh (của huyện Bù Đăng Bình Phước) cư trú bất hợp pháp, lấn chiếm trên 3.400ha rừng, đất rừng. Mặc dù đoàn chức năng của tỉnh đã nhiều lần tổ chức cưỡng chế, thu hồi diện tích lấn chiếm song kết quả cũng chỉ như "muối bỏ bể". Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình mới đây, UBND tỉnh Đăk Nông cho biết, trên địa bàn xã Quảng Trực, Đăk Ngo, số dân di cư tự do đến xâm canh vẫn còn hơn 1.500 hộ.
Ông Ngô Xuân Lộc - Chánh Văn phòng UBND tỉnh Đăk Nông, cho biết, tình trạng tranh chấp đất rừng ở địa phương, đặc biệt là khu vực huyện Tuy Đức đã kéo dài từ nhiều năm nay. Dự báo tình hình phức tạp, tỉnh đã và đang có một chiến dịch rất lớn nhằm tái cấu trúc lại khu vực này. Trong đó, tất cả các vấn đề liên quan như tình hình dân cư, đất đai bị xâm lấn, diện tích rừng bị phá, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp... sẽ được rà soát xem xét một các kỹ lưỡng.
Theo ông Lộc, sự việc xảy ra hôm 23.10 cho thấy tình hình tranh chấp vẫn đang diễn ra hết sức phức tạp, căng thẳng. Chính vì vậy, riêng tại địa bàn huyện Tuy Đức, UBND tỉnh đang rà soát lại dân cư, đất đai, với tinh thần đinh cư, định canh tại chỗ, tỉnh đang xúc tiến để đề nghị thành lập xã mới, đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng để an cư cho người dân.
Theo Danviet
Bắt giam Chủ tịch xã cho phép khai thác rừng sai quy định Lãnh đạo huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), xác nhận Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh này đã bắt giam Chủ tịch UBND xã Trường Xuân (Đắk Song) để điều tra làm rõ hành vi "vi phạm các quy định về khai thác lâm sản". Chiều 11.12, ông Lê Viết Sinh - Phó chủ tịch UBND huyện Đắk Song, xác...