Đắk Nông: Giãn cách xã hội, khẩn trương mua máy xét nghiệm SARS-Cov2
UBND tỉnh Đắk Nông vừa ra văn bản giãn cách xã hội để phòng chống dịch COVI-19 và đề nghị Sở Y tế khẩn trương tiến hành mua sắm máy xét nghiệm Real time PCR để xác định SARS-Cov2 theo chủ trương của Ban thường vu Tỉnh ủy.
Bắt đầu từ 0h00 ngày 2/8/2020 đến khi có thông báo tiếp theo, toàn tỉnh tạm dừng các hoạt động lễ hội, nghi lễ tôn giáo, giải đấu thể thao, sự kiện tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết; Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết (khu vui chơi, giải trí, cơ sở làm đẹp, karaoke, massage, quán bar…).
Người dân không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước sát khuẩn, đeo khẩu trang khi ra ngoài.
Người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết, hạn chế đi đến các tỉnh đang có dịch như Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Đắk Lắk, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh… theo thông báo của Bộ Y tế. Cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân đi từ các tỉnh có dịch về phải trình báo với các cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, tư vấn và cách ly phù hợp.
Đối với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội thực sự cần thiết phải tổ chức thì cấp ủy, chính quyền địa phương quyết định và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch như: Đeo khẩu trang, sát trùng tay, giữ khoảng cách an toàn, thực hiện giám sát về y tế, không tổ chức liên hoan; tiệc mừng,….
Văn bản của UBND tỉnh Đắk Nông
UBND tỉnh Đắk Nông giao Sở Y tế phối hợp với Công an, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động ngăn chặn, năm danh sách các trường hợp đi từ các nước có dịch, các địa phương có dịch trong nước về để thực hiện kiểm tra y tế, khai báo y tế, cách ly y tế phù hợp, lấy mẫu xét nghiệm… theo quy định của Bộ Y tế nhằm ngăn chặn, phát hiện sớm các ca nghi ngờ, dương tính đầu tiên xâm nhập vào địa bàn.
Ngoài ta, UBND tinh Đắk Nông còn đề nghị Sở Y tế khẩn trương tiến hành mua sắm máy xét nghiệm Real time PCR để xác định SARS-Cov2 theo chủ trương tại kết luận số 856 của Ban Thường vụ Tỉnh.
Kích hoạt lại các đội y tế cơ động tham gia khoanh vùng, dập dịch, sẵn sàng ứng phó khi có ca bệnh xuất hiện; Tổ chức khám, thu dung điều trị các ca bệnh nghi ngờ, dương tính Covid-19 đảm bảo an toàn, tránh lây nhiễm chéo trong bệnh viện, theo đúng các quy định của Bộ Y tế…
Nhập mô tả Bảng cập nhật tình hình COVID-19 ở Đắk Nông (nguồn http://syt.daknong.gov.vn)
Video đang HOT
Đảm bảo đầy đủ các cơ số thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị bảo hộ… cho sử dụng hiện tại và có dự phòng để phục vụ cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, Bạch hầu và điều trị.
Liên quan đến công tác phòng chống dich COVID-19, hiện nay ở Đắk Nông đang cách ly 7 trường hợp tại cơ sở y tế; 16 trường hợp cách ly khu cách ly tập trung…
Gia Lai, Đắk Nông phát hiện thêm nhiều ca bạch hầu, Đắk Lắk ghi nhận ca đầu tiên
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Nông, sau khi xuất hiện thêm ổ dịch bạch hầu, Đắk Nông tăng cường biện pháp phòng ngừa, truy vết để phòng ngừa trên diện rộng.
Điểm cách ly tại bon BuN'doh, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp) - Ảnh: TR.TÂN
Chiều 7-7, bác sĩ, thạc sĩ Đặng Thành - giám đốc CDC Đắk Nông xác nhận tại địa phương có thêm ổ dịch bạch hầu.
Theo đó, ổ dịch mới nhất xuất hiện tại bon BuN'doh, xã Đắk Wer (Đắk R'lấp) hoàn toàn không liên quan về dịch tễ đối với các ổ dịch đã xảy ra ở xã Quảng Hòa, Đắk R'măng (Đắk Glong), các ổ dịch ở thôn Phú Vinh, xã Quảng Phú và ngôi nhà may mắn tại huyện Krông Nô...
Như vậy đến thời điểm này tỉnh Đắk Nông có 26 ca dương tính với bệnh bạch hầu (Krông Nô 8 ca, Đắk Glong 16 và Đắk R'lấp 2 ca).
Tỉnh đã ghi nhận 6 ổ dịch ở các huyện Krông Nô, huyện Đắk R'Lấp và huyện Đắk Glong, có 19 bệnh nhân đang điều trị Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông và Trung tâm y tế huyện Krông Nô. Số ca bệnh còn lại đã được điều trị khỏi và xuất viện.
Khám sàng lọc, tầm soát ngăn bệnh đối với học sinh tại xã Đắk Wer, Đắk R'lấp, Đắk Nông - Ảnh: TR.TÂN
Ông Thành nói thêm, các ổ dịch trước đây đều xuất hiện ở các điểm, cụm dân cư người Mông. Vì vậy, trong tháng vừa qua CDC và các địa phương đã rà soát tất cả các điểm dân cư lớn của người Mông tại các huyện Đắk Glong, Krông Nô và Tuy Đức để truy vết, phòng ngừa.
Tổng số dân trên các điểm, cụm dân cư người Mông tại 3 địa phương này khoảng hơn 30.000 người được rà soát, phòng ngừa bằng vắcxin.
"Tuy nhiên ổ dịch mới tại xã Đắk Wer lại trong cộng đồng người M'Nông, hoàn toàn không có mối liên hệ với các ổ dịch đã diễn ra. Vì vậy, chúng tôi cho rằng mầm bệnh bạch hầu có trong tự nhiên, ngay tại địa phương", ông Thành nhận định.
Cũng theo ông Thành, tại ổ dịch xã Đắk Wer gần trung tâm huyện, thành phố Gia Nghĩa và người dân có điều kiện kinh tế khá nên tỉ lệ tiêm chủng cao nhưng vẫn xuất hiện bệnh bạch hầu.
"Chúng tôi cho cách ly, sàng lọc và cho người dân uống kháng sinh, tiêm vắcxin phòng bệnh. Đồng thời, CDC cũng lấy hàng ngàn mẫu bệnh phẩm để đem đi xét nghiệm, tìm nguyên nhân phòng ngừa", ông Thành nói.
Ông Thành nói thêm, ban đầu ngành y tế tập trung vào việc truy vết dịch bạch hầu tại các khu dân cư người Mông, nay xuất hiện ở các khu dân cư khác nên không loại trừ dịch sẽ bùng phát ở bất cứ đâu. Tuy nhiên nguồn lực hiện tại không cho phép phòng ngừa trên diện rộng, trong thời gian ngắn nên trước mắt là tiến hành khử trùng, tiêu độc, tiêm vắcxin phòng ngừa tại các ổ dịch, các khu vực nghi ngờ.
"Hiện nay CDC và các địa phương tiến hành tiêm hết 10.000 mũi vắcxin phòng chống bệnh bạch hầu do Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cấp đối với người dân tại các ổ dịch, khu lân cận. Tỉnh cũng đang đề xuất trung ương cung ứng thêm vắcxin để phòng ngừa ở các cụm, khu dân cư khác trong thời gian tới", ông Thành thông tin.
Người dân trong bon được tẩy trùng, đảm bảo an toàn trong quá trình cách ly - Ảnh: TR.TÂN
Theo ông Viên Chinh Chiến - viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Việt Nam thực hiện tốt tiêm chủng mở rộng. Tuy nhiên ở các tỉnh Tây Nguyên, có quá nhiều vùng lõm về tiêm chủng, có đến 92% số người bị bệnh bạch hầu là người đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó, việc tiêm chủng mở rộng chỉ bảo vệ đến khoảng 5-7 tuổi. Độ tuổi trên 7 có thể bị giảm, mất miễn dịch, khi gặp các tác nhân thì mắc bệnh. Do đó, khuyến cáo người dân đến 7 tuổi, 12 tuổi, 18 tuổi phải tiếp tục tiêm nhắc lại.
Ông Đặng Thành cho rằng không còn cách nào khác để phòng ngừa bệnh bạch hầu là đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh đúng quy định, đúng liều.
* Chiều 7-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk xác nhận tỉnh này ghi nhận ca nhiễm bạch hầu đầu tiên.
Theo đó, bệnh nhân tên H.B.J. (1968, dân tộc M'Nông, ngụ tại Buôn Diêo, xã Bông Krang, huyện Lắk). Theo lời bệnh nhân, bệnh khởi phát ngày 4-7 với các triệu chứng sốt kèm đau họng, nuốt khó...
Bệnh nhân ở nhà tự mua thuốc uống nhưng không bớt. Đến ngày 6-7, bệnh nhân đi khám tại Trung tâm Y tế huyện Lắk.
Ngay sau đó, ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đã lấy mẫu gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên xét nghiệm. Đến chiều 7-7, kết quả xét nghiệm xác định bệnh nhân dương tính với vi khuẩn bạch hầu.
Gia Lai có 42 ca nghi nhiễm, 16 ca dương tính bạch hầu
Đến 16h ngày 7-7, ông Mai Xuân Hải - giám đốc Sở Y tế Gia Lai - cho biết tổng số người bị sốt, đau họng đưa vào diện cách ly nghi nhiễm dịch bạch hầu là 42 trường hợp.
Tẩy trùng diệt mầm bệnh bạch hầu tại huyện Đắk Đoa, Gia Lai - Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Ngoài ra, thêm 3 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Như vậy tính đến nay, tại Gia Lai có 16 trường hợp dương tính bệnh bạch hầu, 1 người tử vong. "Đây chưa phải là kết quả cuối cùng, hiện vẫn còn 9 mẫu bệnh phẩm đưa đi xét nghiệm vẫn chưa có kết quả", ông Hải nói.
Tính từ đầu năm 2020 đến chiều ngày 7-7, 3 tỉnh Tây Nguyên ghi nhận 65 ca bệnh bạch hầu, trong đó 3 ca đã tử vong. Cụ thể: tỉnh Đắk Nông có 26 bệnh nhân, Kon Tum 22 bệnh nhân, Đắk Lắk 1 ca và Gia Lai 16 bệnh nhân.
Ba bệnh nhân nặng âm tính nCoV ba lần liên tiếp Sức khỏe của 4 bệnh nhân Covid-19 nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tốt hơn, trong đó ba người xét nghiệm âm tính ba lần. Các bệnh nhân nặng gồm người phụ nữ 64 tuổi, bác gái của "bệnh nhân 17", tiền sử rối loạn tiền đình; hai người Anh 69 tuổi và 74 tuổi có tiền sử đái tháo...