Đắk Nông: Chưa có trường hợp nào bị nhiễm, nghi nhiễm virus corona
Trong những ngày gần đây, một số tài khoản facebook cá nhân có thông tin về việc “ở Đắk Nông có 01 trường hợp bị nhiễm virus Corrona và đã cách ly điều trị”. Kiểm chứng, xác minh thông tin từ Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, xin khẳng định thông tin này là không chính xác.
Thực tế, các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Nông tiếp nhận thông tin về một trường hợp ở Đắk Nông nghi ngờ có tiếp xúc với 02 đối tượng người Trung Quốc bị viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) – hiện đang điều tra và đã có kết quả âm tính với nCoV.
Sau khi tiếp nhận thông tin trên, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành điều tra xác minh tình hình bệnh nhân và tình hình dịch tể tại địa phương, kết quả xác minh cho thấy quá trình
Lãnh đạo Sở Y Tế Đắ Nông và Ban tuyên giáo tỉnh Uỷ khẳng định trên địa bàn chưa có người bị nhiễm vi rút corona
Sau khi tiếp nhận thông tin trên, Sở Y tế tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiến hành điều tra xác minh tình hình bệnh nhân và tình hình dịch tể tại địa phương, kết quả xác minh cho thấy quá trình di chuyển cá nhân này không có tiếp xúc trực tiếp.
Video đang HOT
Ngày 19/01/2010, cá nhân này đi từ Cam Ranh về Thành phố Hồ Chí Minh, cùng thời gian với chuyến bay của 02 trường hợp người Trung Quốc sau này phát hiện dương tính nCoV (Xin nhắc lại cùng thời gian bay và ra chung cửa chứ không tiếp xúc gần).
Từ thời điểm đó đến 15h ngày 01/02/2020 đã là 13 ngày nhưng sức khỏe của cá nhân này vẫn bình thường; chưa thấy có biểu hiện sốt, viêm nhiễm đường hô hấp… theo phác đồ phòng dịch của của Bộ Y tế.
Được biết, nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy thời gian ủ bệnh trung bình của virus corona là khoảng 5,2 ngày. Trước đó, báo cáo công bố ngày 27/1 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết thời gian ủ bệnh của virus corona chủng mới dao động từ 2-10 ngày, trước khi các triệu chứng như ho, sốt, khó thở và suy hô hấp xuất hiện. Phác đồ phòng dịch của Việt Nam hiện nay yêu cầu theo dõi ít nhất 14 ngày.
Sở Y tế tỉnh Đắk Nông, sau khi điều tra xác minh và tìm hiểu tình hình dịch tễ liên quan, thực hiện các quy trình y tế cần thiết đã xác định đây là chưa phải trường hợp nghi ngờ bị bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV).
Hiện nay, mọi việc đã sáng tỏ nên ngành Y Tế Đăk Nông khuyến cáo rằng người dân trên địa bàn tỉnh không nên chỉ dựa vào một số thông tin sai sự thật trên mạng xã hội gây bất an trong nhân dân tỉnh nhà và các du khách đến Đắk Nông tham quan.
Ngọc Anh
Theo phapluatplus
Giải pháp mới điều trị bệnh nhân sốt rét kháng thuốc
Ngày 27/9, được sự tài trợ của Tổ chức Y tế thế giới, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương phối hợp Viện Sốt rét - KST - CT TP Hồ Chí Minh, Sở Y tế tỉnh Bình Phước tổ chức buổi lễ phát động tăng cường hiệu quả điều trị bệnh nhân sốt rét kháng thuốc tại Việt Nam.
Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã quyết định sử dụng thuốc Pyramax để điều trị bệnh nhân mắc sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước trong năm 2019.
Năm 2018, cả nước có 4.813 trường bệnh nhân nhiễm ký sinh trùng sốt rét, giảm 70,16% so với năm 2009, có 12 trường hợp bệnh nhân sốt rét ác tính và 1 trường hợp tử vong do sốt rét. Không có dịch sốt rét xảy ra. Nhiều tỉnh, thành phố không phát hiện có bệnh nhân sốt rét trong những năm gần đây. Tuy nhiên, công tác phòng chống sốt rét hiện nay đang gặp một số khó khăn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu loại trừ sốt rét Plasmodium falciparum vào năm 2025 và loại trừ hoàn toàn sốt rét ở Việt Nam năm 2030. Một trong những vấn đề đó là ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc điều trị. Tại một số tỉnh, ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum đã kháng thuốc artemisin. Các kết quả nghiên cứu và giám sát hiệu lực điều trị cho thấy thuốc Dihydroartemisinin - piperaquin ưu tiên sử dụng để điều trị sốt rét Plasmodium falciparum tại Việt Nam hiện nay đã bị giảm hiệu lực điều trị tại Gia Lai, Đăk Nông, Khánh Hòa, Bình Phước và Quảng Nam.
Trước tình hình ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum giảm nhạy cảm với thuốc điều trị Dihydroartemisinin - piperaquin và có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh khác do vấn đề dân di biến động vào vùng sốt rét kháng thuốc và sự gia tăng giao lưu, du lịch với các nước có sốt rét kháng thuốc. Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu lực điều trị của thuốc phối hợp Artesunat - pyronaridin (biệt dược Pyramax) trên bệnh nhân nhiễm Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại 5 tỉnh: Đăk Nông, Bình Phước, Quảng Trị, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Kết quả nghiên cứu cho thấy thuốc Pyramax có hiệu lực điều trị cao, an toàn và có thể lựa chọn để điều trị ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ở Việt Nam.
Sau khi tổng hợp ý kiến các cơ quan liên quan của Việt Nam và Tổ chức Y tế thế giới, Ban Điều hành Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đã quyết định sử dụng thuốc Pyramax để điều trị bệnh nhân mắc sốt rét do Plasmodium falciparum chưa biến chứng tại 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước trong năm 2019.
Để công tác điều trị ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum kháng thuốc bằng Pyramax đạt được hiệu quả cao, cần thực hiện đồng bộ các biện pháp:
1. Ban Điều hành Dự án phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét càn đảm bảo nguồn cung cấp thuốc cấp cho các tỉnh có ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Dihydroartemisinin - piperaquin. Các Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế Dự phòng/Phòng chống sốt rét các tỉnh cần tiếp tục giám sát hiệu lực điều trị tại các tỉnh để có thể kịp thời sử dụng thuốc Pyramax điều trị thay thế khi có đầy đủ bằng chứng khoa học về ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc Dihydroartemisinin - piperaquin.
2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tham gia điều trị bệnh sốt rét ở các tuyến tại các tỉnh sử dụng thuốc Pyramax.
3. Đảm bảo thực hiện thường xuyên công tác giám sát, phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, quản lý ca bệnh, quản lý đối tượng dân di biến động đặc biệt đối với người dân đi rừng, ngủ rẫy hoặc những người trở về từ các nước có sốt rét lưu hành. Điều trị bệnh nhân sốt rét đúng thuốc, đủ liều theo quy định của Bộ Y tế.
4. Các cấp Chính quyền, đoàn thể địa phương và cộng đồng với sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn cần chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống và loại trừ sốt rét tại địa phương.
CAO LÂM
Theo Tiền phong
Bệnh nhân tử vong do sốt xuất huyết đầu tiên tại Đắk Nông Ngày 16/9, ông Hà Văn Hùng - Phó Giám đốc Sở Y tế Đắk Nông xác nhận: Tỉnh Đắk Nông đã có trường hợp bệnh nhân đầu tiên tử vong do sốt xuất huyết. Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai luôn trong tình trạng quá tải bệnh nhân. Ảnh: Lê Xuân/TTXVN Theo đó, bệnh nhân là chị Phạm...