Đắk Mil đang dần hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Huyện Đăk Mil (tỉnh Đăk Nông) đang đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp…
Hình thành vùng sản xuất ứng dụng công nghệ cao
Năm 2021 là năm đầu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2021-2025). Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức do tình hình đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là đợt dịch bùng phát lần thứ tư (từ cuối tháng 4/2021 đến nay) đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, thực hiện các nhiệm vụ an sinh xã hội trên địa bàn huyện Đăk Mil.
Trước tình hình đó, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nhiệm vụ kép: Vừa phòng chống dịch bệnh, vừa tập trung phát triển kinh tế – xã hội, qua đó đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng.
Về sản xuất nông nghiệp, tổng diện tích gieo trồng toàn huyện đạt 50.144ha, đạt gần 100% kế hoạch. Đặc biệt, huyện đã được UBND tỉnh công nhận vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao xã Thuận An với quy mô 335ha.
Trong năm, huyện cũng đã đề nghị công nhận 5 sản phẩm OCOP cấp tỉnh và đưa 3 sản phẩm OCOP tham gia sàn thương mại điện tử nhằm quảng bá, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Video đang HOT
Khảo sát kết quả xây dựng nông thôn mới tại huyện Đăk Mil. Ảnh: H.L
Năm 2021 huyện Đăk Mil có 10/11 nhóm chỉ tiêu ước đạt và vượt kế hoạch đề ra (chiếm 91%), 1/11 chỉ tiêu đạt xấp xỉ kế hoạch (chiếm 9%). Tỷ lệ cứng hoá đường huyện đạt 73%, tỷ lệ cứng hóa đường xã đạt 80%. Toàn huyện có 99% số hộ gia đình được sử dụng điện; 96,5% dân cư đô thị và 80% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch.
Ở lĩnh vực chăn nuôi, tổng đàn gia súc, gia cầm phát triển mạnh theo quy mô trang trại. Toàn huyện có 26 trang trại chăn nuôi với khoảng 495.300 con, đạt 114,86% kế hoạch và tăng 25,34% so với năm 2020.
Trong năm 2021, các ngành công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ vẫn có sự tăng trưởng khá và ổn định…
Theo UBND huyện Đăk Mil, một trong những điểm sáng của huyện trong năm 2021 là thu ngân sách vượt dự toán được giao. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhất là các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải, du lịch, khách sạn, nhà hàng… nhưng UBND huyện đã chỉ đạo và thực hiện nhiều giải pháp, chú trọng rà soát nguồn thu, phấn đấu hoàn thành kế hoạch. Kết quả, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước thực hiện 170,1 tỷ đồng, đạt 104,55% dự toán tỉnh giao.
Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM
Lãnh đạo UBND huyện Đăk Mil cho biết, nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, huyện đã đề ra những giải pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới.
Theo đó, xác định nông nghiệp vẫn là một trong những trụ cột chính của nền kinh tế, huyện sẽ đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời thu hút, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển nông thôn, nhất là những tập đoàn, tổng công ty có thế mạnh và các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp; khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh phát triển công nghiệp – xây dựng, tiếp tục phát triển công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng và ưu tiên các ngành công nghiệp có lợi thế của huyện. Đó là công nghiệp chế biến cà phê, hồ tiêu, cao su, trái cây, nông sản các loại, thức ăn gia súc…
Trong lĩnh vực thương mại -dịch vụ – du lịch, huyện tập trung hỗ trợ, quảng bá du lịch, sản phẩm nông nghiệp. Theo đó sẽ đẩy mạnh quảng bá tour du lịch nằm trong hệ thống Công viên địa chất toàn cầu UNESCO; khuyến khích xã hội hóa thành lập các điểm dừng chân trên Quốc lộ 14 trong hệ thống của Công viên địa chất toàn cầu. Qua đó giới thiệu các sản phẩm nông sản chất lượng cao, mô hình sản xuất nông nghiệp, các món ăn đặc trưng, thắng cảnh… đến với du khách.
Thiệu Hóa hoàn thành xây dựng huyện nông thôn mới
Trong thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao, có hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý.
Đi đôi với đó, phát triển giáo dục, y tế theo hướng chất lượng cao và chuẩn hóa, xã hội hóa; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng con người văn hóa, gia đình, làng, xã văn hóa.
Nông dân thị trấn Thiệu Hóa chăm sóc dưa trồng trong nhà lưới. Ảnh: Xuân Hùng
Triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), huyện Thiệu Hóa đã có bước đột phá rõ rệt về hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn trong sạch vững mạnh; quốc phòng - an ninh và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đến nay, 24/24 xã đạt chuẩn NTM, Thiệu Hóa hoàn thành 9 tiêu chí huyện NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt 46,5 triệu đồng/người/năm, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới.
Để triển khai XDNTM, năm 2011, huyện Thiệu Hóa đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM; đồng thời ban hành quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Huyện và các xã cũng đã thành lập ban quản lý Chương trình XDNTM để huy động và sử dụng các nguồn lực phục vụ cho chương trình bảo đảm theo đúng quy định và có hiệu quả cao. Để xác định lộ trình XDNTM một cách khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế, huyện đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành phụ trách tiêu chí hướng dẫn và phối hợp rà soát chi tiết mức độ đạt chuẩn từng tiêu chí NTM của 24/24 xã, chỉ ra những nội dung công việc cần phải hoàn thiện, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện, phương án huy động nguồn lực hợp lý, hiệu quả. Ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện chương trình, ban chỉ đạo từ huyện đến xã đã chú trọng công tác tuyên truyền các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Trung ương, địa phương về thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM đến với Nhân dân.
Theo báo cáo của huyện Thiệu Hóa, tổng số vốn huy động XDNTM từ khi triển khai đến nay hơn 9.129 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương 387,5 tỷ đồng, chiếm 4,25%; ngân sách địa phương hơn 1.351 tỷ đồng (ngân sách tỉnh 266,109 tỷ đồng, ngân sách huyện 310,661 tỷ đồng, ngân sách xã 774,593 tỷ đồng), chiếm 14,8%; vốn tín dụng 644,058 tỷ đồng, chiếm 7,06%; vốn doanh nghiệp đầu tư 170,1 tỷ đồng, chiếm 1,86%; vốn lồng ghép 111,6 tỷ đồng, chiếm 1,21% và nguồn lực huy động từ Nhân dân 6.464,595 tỷ đồng, chiếm 70,82%. Từ nguồn vốn huy động, huyện, các xã, Nhân dân đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, như: giao thông, hệ thống điện, thủy lợi, nhà văn hóa, nhà ở..., đồng thời, đầu tư phát triển sản xuất. Trong đó, hệ thống giao thông trên địa bàn luôn được huyện quan tâm chỉ đạo, triển khai đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng với mục tiêu từng bước phát triển đồng bộ, hợp lý, có tính kết nối toàn diện với tuyến quốc lộ, đường tỉnh và giữa các trung tâm hành chính huyện, xã, thôn, các cụm kinh tế trên địa bàn... Trong đó, bằng nguồn vốn ngân sách huyện, những năm qua, các tuyến đường huyện đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng, chiều rộng nền đường 6,5m đến 12m, chiều rộng mặt đường 5,5m đến 7m, bảo đảm đạt tiêu chuẩn đường cấp V, cấp VI đồng bằng, phù hợp với quy hoạch được duyệt. Hệ thống cầu, cống trên các tuyến đường được xây dựng kiên cố, phù hợp với đường quy hoạch; hệ thống biển báo, cọc tiêu được lắp đặt trên hầu hết các tuyến giao thông góp phần bảo đảm an toàn, thuận tiện cho các phương tiện lưu thông. Đi đôi với đó, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn luôn được huyện quan tâm đầu tư sửa chữa, nâng cấp và xây mới theo đúng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế được duyệt, góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Từ năm 2011 đến nay, trên địa bàn huyện đã đầu tư xây dựng kiên cố 35,96 km kênh tưới tiêu liên xã; xây dựng mới 13,7 km kè, 17 cống lớn qua đê, 40,9 km đê; nâng cấp, tu bổ, sửa chữa, thay thế máy móc, thiết bị vận hành các trạm bơm tưới, tiêu. Đi đôi với đó, hệ thống điện trên địa bàn được đầu tư xây dựng theo quy hoạch, bảo đảm cấp điện an toàn, đạt tiêu chuẩn và nhu cầu sử dụng điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Bệnh viện đa khoa huyện được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, với đầy đủ các trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu của bệnh viện hạng II và nhu cầu khám, chữa bệnh cho Nhân dân. Trung tâm y tế huyện đã tổ chức thực hiện tốt các hoạt động y tế dự phòng, dân số, kiểm soát bệnh truyền nhiễm... Đến nay, tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn đã được UBND tỉnh công nhận đạt Bộ tiêu chí quốc gia về y tế theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch huyện được xây dựng bảo đảm diện tích theo quy định. Đi đôi với đó, nhà tập luyện và thi đấu thể thao, trung tâm hội nghị huyện, trung tâm văn hóa - thể thao huyện, sân vận động huyện... được đầu tư xây dựng kiên cố, khang trang. Hiện toàn huyện có 3 trường THPT; trong đó, có 2/3 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia.
Điểm nhấn cho sự nỗ lực và đạt được nhiều kết quả vượt bậc trong quá trình XDNTM của huyện Thiệu Hóa, đó là phát triển kinh tế. Sau nhiều năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến nay, trên địa bàn đã hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện, bảo đảm có quy mô đất đai, mặt nước lớn, liên xã theo quy định và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; áp dụng đồng bộ quy trình sản xuất bảo đảm an toàn thực phẩm và phát triển bền vững. Thực tế cho thấy, ngày càng xuất hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, năm 2021, toàn huyện đã tổ chức liên kết sản xuất 2.310 ha cây trồng các loại (lúa, ngô, ớt, khoai tây, rau màu các loại...) với các doanh nghiệp, như: Công ty Giống cây trồng Trường Thành, Công ty Xuất nhập khẩu ớt Phú Sỹ, Công ty TNHH Giống cây trồng Việt Thành, Công ty TNHH MTV bò sữa Thanh Hóa, Công ty CP Mía đường Lam Sơn... Đi đôi với đó, trên địa bàn huyện cũng đã hình thành được 5 vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn, với tổng diện tích 3.514,8 ha, như: vùng lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao diện tích 2.600 ha, vùng sản xuất rau an toàn tập trung 36 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, vùng sản xuất ớt xuất khẩu diện tích 205 ha, vùng sản xuất khoai tây gắn với tiêu thụ sản phẩm diện tích 25 ha, vùng sản xuất ngô ngọt và ngô thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm diện tích 648,8 ha. Đến nay, 37/37 HTX dịch vụ nông nghiệp có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm lúa, ngô, ớt, khoai tây, rau màu các loại... với các doanh nghiệp, cửa hàng thực phẩm sạch, cửa hàng an toàn thực phẩm. Qua thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, trên địa bàn đã hình thành nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, như: mô hình cây ăn quả tập trung (chủ yếu là cây bưởi), hiệu quả kinh tế đạt 130 triệu đồng/ha/năm; mô hình chăn nuôi thỏ - sản xuất nấm mộc nhĩ - trồng măng tây của trang trại Trường Thành, xã Tân Châu, hơn 10 ha, doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 200 triệu đồng/ha/năm; mô hình ngô sinh khối tập trung xã Thiệu Thịnh, với quy mô trên 100 ha, doanh thu 170 - 200 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 100 triệu đồng/ha/năm. Để nông nghiệp phát triển, huyện quan tâm chỉ đạo đưa cơ giới hóa vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, thúc đẩy chuyển dịch lao động trong nông thôn. Đến nay, trên địa bàn các xã có 325 máy làm đất, 75 máy cấy; 115 máy gặt đập liên hợp; 100% diện tích gieo trồng được cơ giới hóa khâu làm đất, toàn huyện có 8 cơ sở sản xuất mạ khay, cấy máy, hàng năm có từ 2.430 ha được áp dụng gieo mạ khay cấy máy; có 90% diện tích được cơ giới hóa khâu thu hoạch... Những năm gần đây, huyện chỉ đạo chuyển mạnh từ chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ; đa dạng hóa các con nuôi, nhất là con nuôi đặc sản có giá trị kinh tế cao. Toàn huyện có 17 trang trại chăn nuôi đạt chuẩn theo Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đến nay, huyện đã có 2 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP 4 sao, đó là: trống đồng Quý Châu, trống đồng Toàn Linh.
Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, huyện Thiệu Hóa tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và đã trở thành ngành chủ lực tạo ra giá trị sản xuất, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và XDNTM. Năm 2021, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng ước đạt 5.646 tỷ đồng, tăng 16,9% so với năm 2020. Hiện trên địa bàn có 284 doanh nghiệp và 1.904 cơ sở sản xuất công nghiệp (tăng 117 doanh nghiệp, 190 cơ sở sản xuất so với năm 2015), tạo việc làm cho khoảng 6.352 lao động. Để tạo thuận lợi thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, Cụm công nghiệp thị trấn Vạn Hà (tại xã Thiệu Phú), đã được UBND tỉnh thành lập tại Quyết định số 3287/QĐ-UBND ngày 30-8-2018, với diện tích 17,5 ha, tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật khoảng 104 tỷ đồng và dự kiến hoàn thành, đi vào hoạt động trong năm 2022. Bên cạnh đó, trên địa bàn có 3 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận: Làng nghề đúc đồng Trà Đông, xã Thiệu Trung; làng nghề bánh đa Đắc Châu, xã Tân Châu; làng nghề ươm tơ, dệt nhiễu Hồng Đô, thị trấn Thiệu Hóa. Hệ thống thu gom, xử lý chất thải trên địa bàn đạt tiêu chuẩn; 100% các cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững ổn định, không để xảy ra đột xuất, bất ngờ, không hình thành điểm nóng phức tạp về an ninh trật tự.
Đồng chí Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa, đến năm 2045 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 5588/QĐ-UBND ngày 30-12-2020. Công tác quản lý quy hoạch, thực hiện quy hoạch luôn được huyện Thiệu Hóa quan tâm, chú trọng thực hiện làm cơ sở thu hút đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, thời gian tới, huyện tiếp tục tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch vụ; tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao, có hình thức tổ chức sản xuất và cơ cấu kinh tế hợp lý. Đi đôi với đó, phát triển giáo dục, y tế theo hướng chất lượng cao và chuẩn hóa, xã hội hóa; giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương, xây dựng con người văn hóa, gia đình, làng, xã văn hóa. Tiếp tục chỉnh trang cảnh quan, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh toàn diện đủ sức lãnh đạo Nhân dân xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, hướng đến đô thị hóa nông thôn, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân. Phấn đấu đến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người đạt 70 triệu đồng/người/năm; mỗi xã có ít nhất 1 thôn đạt tiêu chí NTM kiểu mẫu, toàn huyện có 50 thôn kiểu mẫu; 12 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 4 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu... Để đạt mục tiêu đề ra, huyện Thiệu Hóa tập trung tuyên truyền những thành quả đạt được trong XDNTM, qua đó, tạo niềm tin, cổ vũ, động viên Nhân dân tiếp tục hăng hái thực hiện chương trình, coi XDNTM là công việc lâu dài. Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng sản xuất tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động và thành lập các HTX kiểu mới trong nông nghiệp; đồng thời, thực hiện ngày càng có hiệu quả hơn Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tăng cường thu hút các doanh nghiệp, thành phần kinh tế đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục chỉ đạo nâng cao chất lượng lĩnh vực văn hóa - xã hội; trong đó, tập trung xây dựng gia đình văn hóa, con người văn hóa có tri thức, đạo đức và trách nhiệm với cộng đồng, đất nước. Tăng cường đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trường học, trang thiết bị dạy học, bảo đảm duy trì, nâng cao chất lượng trường chuẩn quốc gia. Đầu tư trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Thường xuyên đầu tư, chỉnh trang cảnh quan, môi trường trong các cơ sở y tế bảo đảm sáng - xanh - sạch - đẹp theo hướng đô thị hóa... Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an ninh trật tự, bảo đảm an ninh trật tự nông thôn luôn được duy trì, giữ vững.
Nông nghiệp Hà Nội: Nâng cao năng lực chế biến nông sản Sản xuất nông nghiệp chịu nhiều rủi ro bởi phụ thuộc vào thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt khi dịch Covid-19 tác động mạnh đến chuỗi sản xuất - cung ứng. Do vậy, phát triển công nghiệp chế biến được coi là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị sản phẩm, bảo đảm nguồn nông sản phục vụ thị trường nội...