Đắk Lắk xuất hiện 3 ổ dịch thủy đậu tại 3 trường học
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 81 trường hợp thủy đậu, tăng 44,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong đó, các ca bệnh tập trung nhiều ở 3 ổ dịch với 70 ca bệnh là học sinh của 3 trường mầm non tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar và huyện Buôn Đôn. Trường hợp đầu tiên mắc bệnh thủy đậu tại tỉnh Đắk Lắk được ghi nhận là bé N.P.P.T. (5 tuổi) đang theo học tại lớp Lá 2, Trường Mầm non Măng Non, huyện Ea Kar.
Trước đó, ngày 2/1, bé T. có hiện tượng sốt, nốt bọng nước đầu tiên ở bụng sau đó lan sang tay và trán. Ngày 3/1, người nhà đi mua thuốc điều trị 3 – 4 ngày cho bé. Sau khi các nốt mụn nước đã khô, bé T. đã đi học trở lại.
Sau đó, từ ngày 17 đến ngày 22/1, Trường Mầm non Măng Non, huyện Ea kar đã ghi nhận thêm thêm 27 trường hợp bị thủy đậu.
Ngay sau khi ghi nhận thông tin về ổ dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện Ea Kar nhanh chóng tiến hành xác minh các trường hợp mắc bệnh tại trường học. Lập danh sách các bé theo ngày mắc bệnh, tiền sử tiêm chủng thủy đậu, cơ sở điều trị và tình trạng hiện tại.
Video đang HOT
Các trường hợp mắc thủy đậu là học sinh của 3 trường mầm non tại TP. Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar và huyện Buôn Đôn.
Cùng với đó cấp phát Chloramin B cho trường học để vệ sinh phòng học và đồ chơi, hướng dẫn nhà trường, phụ huynh thực hiện các biện pháp để phòng dịch bệnh lây lan và cách chăm sóc khi trẻ mắc bệnh. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền để người dân nâng cao hơn nữa ý thức phòng, chống bệnh thủy đậu. Nhờ vậy, sau hơn 1 tháng tại huyện Ea Kar không ghi nhận thêm trường hợp mắc bệnh thủy đậu.
Bác sĩ Trần Kim Long, Phó phụ trách Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk cho biết, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm trong đó có bệnh thủy đậu được bắt nguồn sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trẻ đến trường học trở lại, môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bên cạnh đó thời tiết mùa đông xuân với nhiệt độ thay đổi thất thường tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển nên rất dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, lây lan qua đường hô hấp và tiêu hóa, làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Cũng theo bác sĩ Long, đến sáng 23/2, trong tổng số 81 ca bệnh được ghi nhận tại Đắk Lắk thì có tới 70 ca là học sinh ở các trường mầm non, hầu hết do các cháu chưa được tiêm đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh. Đơn cử như tại Trường Mầm non Măng Non huyện Ea Kar với 28 ca; Trường Mầm non thôn 6 xã Cư Cư Ê Bua, Thành phố Buôn Ma Thuột 22 ca và Trường Mầm non Hoa Ban xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn 20 ca. Tất cả các ca bệnh nhẹ và không có biến chứng.
Nhằm khống chế và kiểm soát dịch thủy đậu, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk phối hợp Trung tâm Y tế các huyện, thành phố điều tra xác minh các ca bệnh, ổ dịch và hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch.
“Biện pháp tốt nhất, hiệu quả và lâu dài nhất là chủ động phòng ngừa bằng cách tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu. Người đã tiêm chủng vaccine thủy đậu có khả năng miễn dịch tuyệt đối với bệnh. Khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, không bị biến chứng”, bác sĩ Long thông tin.
Hà Nội ghi nhận ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trong năm 2024
Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận ca mắc liên cầu lợn là người đàn ông 67 tuổi, nghề nghiệp bảo vệ (ở huyện Chương Mỹ).
Đây là ca mắc liên cầu lợn đầu tiên trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024.
Trước khi nhập viện hai ngày, bệnh nhân khởi phát bệnh với các triệu chứng, sốt, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn. Sau đó, bệnh nhân được gia đình đưa đến Bệnh viện Quân y 103 trong tình trạng đau đầu nhiều, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chậm chạp. Bệnh nhân được xét nghiệm cấy máu và dịch não tủy cho kết quả dương tính với liên cầu lợn (S.Suis).
Liên cầu lợn là vi khuẩn cư trú tự nhiên ở đường hô hấp trên, đặc biệt là amidan, khoang mũi, đường sinh dục và tiêu hóa của lợn khỏe mạnh hoặc bị bệnh. Bệnh lây nhiễm sang người qua tiếp xúc với vết thương hở trên da, ăn đồ tái sống... Hiện nay, các ca mắc căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng gia tăng, nguyên nhân liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc món ăn từ thịt lợn chưa nấu chín.
Thời gian ủ bệnh liên cầu khuẩn tính từ khi phơi nhiễm đến khi phát bệnh thông thường từ vài giờ đến 3 ngày nhưng cũng có thể lâu hơn, kéo dài 7 - 10 ngày. Các biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run, nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau đầu dữ dội. Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch xuất hiện các rối loạn thần kinh như, lơ mơ, lú lẫn, hôn mê, co giật... hoặc tổn thương các dây thần kinh trung ương.
Người bệnh còn xuất hiện rối loạn hô hấp như, khó thở, viêm phổi, suy hô hấp, suy chức năng gan, suy chức năng thận, xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác.
Các chuyên gia y tế khuyến cáo, khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Để tránh mắc bệnh, người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh chăn nuôi, chuồng trại, khi tiếp xúc, giết mổ chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay; thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ. Tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết, tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ. Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định. Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y.
2 ổ dịch thủy đậu ở Hải Dương đã được khống chế 2 ổ dịch thủy đậu ở Trường Tiểu học xã Phạm Trấn (Gia Lộc) và Trường Tiểu học xã Thanh Lang (Thanh Hà, cùng tỉnh Hải Dương) đã được khống chế. Ổ dịch thủy đậu ở Trường Tiểu học Phạm Trấn không xuất hiện ca mắc mới Đại diện Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết, tới ngày 16/2,...