Đắk Lắk: Xáo động vì gỗ lạ đổi màu
Người dân đang “đào tân gôc, trôc tân rê” loài cây này vê làm sản phâm mỹ nghê. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học.
Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau vê vẻ đẹp và sự quý hiêm của cây đôi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đôi màu theo ánh sáng và nhiêt đô. Khi mới thành phâm, gô này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyên sang màu xanh bích đâm. Thớ gô cây này rât mịn như gô trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triêu đông. Môt cặp lục bình có giá khoảng 2 triêu đông. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phât và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gô đôi màu to nhât huyên Krông Năng. “Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gô đôi màu giá 9 triêu đông, công với tiên gia công hơn chục triêu nữa. Gân đây, nhiêu người trả giá cặp lục bình đên 30 triêu đông nhưng tôi không bán” – ông Th. nói.
Bức tượng Phât Di Lặc và cặp lục bình bằng gô đôi màu có giá bán lân lượt là 4 triệu và 2 triêu đông. Ảnh: QH
Ông Nguyên Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhân: “Thời gian gân đây, người dân trong xã rô lên phong trào xài đô mỹ nghê từ gô đôi màu”. Vì sự mới lạ và khác biêt của loại gô này mà người dân khắp nơi đô vê vùng rừng có gô đôi màu đê khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vân chuyên, cât giữ gô đôi màu, đã phạt hành chính môi đôi tượng 6,5 triêu đông/vụ.
Video đang HOT
Ông Nguyên Văn Kiêm, Hạt trưởng Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng, cho biêt: “Gô đôi màu là tên do người dân tự đặt” và cho biêt chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tôn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lây mâu của loài cây này đê gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị… đồng thời phôi hợp với Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hô Krông Năng tìm cách bảo vê loài cây này.
Theo 24h
Những cựu binh lấy sức già đọ 'sưa tặc'
Khi gỗ sưa trở nên giá trị thì cũng là lúc những người cựu chiến binh bảo vệ núi Cấm ở huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, lại mất ăn mất ngủ, ngày đêm chống chọi với kẻ gian để bảo vệ những cây gỗ quý.
Núi Cấm thuộc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, được nhiều người biết đến bởi nơi đây có đền Trúc, có ngũ động Thi Sơn, là nơi thờ vị anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt. Không những thế đây được coi là "thánh địa" nhiều cây gỗ sưa nhất tỉnh Hà Nam nên từ lâu ngọn núi này luôn trong tầm ngắm của giới buôn gỗ và bọn săn gỗ lậu.
Theo ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thi Sơn năm nay đã ngoài 60 tuổi, núi Cấm do 5 cựu binh đã ở tuổi thất thập thay phiên canh gác từ nhiều năm nay.
Theo ông Đặng Quang Tý, trước chỗ này có cây sưa rất to bị trộm đào cả gốc. Ảnh: Văn Định.
Cựu chiến binh Đặng Quang Tý (70 tuổi) đã có thâm niên gần 10 năm bảo vệ khu di tích này cho biết: "Trước đây, núi Cấm là nơi có nhiều cây gỗ sưa to, cứ đến dịp đầu năm một màu trắng muốt phủ trên những tảng đá tai mèo nhọn hoắt vốn chỉ có loài cây này mọc được. Từ khi có cơn sốt gỗ sưa, nhiều kẻ gian đã bất chấp thủ đoạn để trộm cây".
Ông Tý kể trước năm 2008 ở núi Cấm có nhiều cây sưa đỏ to bán kính 30-40 cm, thậm chí còn có cả những cây to hơn. "Tuy nhiên khi nghe nhiều người dân truyền tai nhau là mấy triệu đồng một cân gỗ sưa, lúc chúng tôi biết được giá trị của cây thì đa phần đã bị trộm chặt mất".
Cũng từ ngày ấy, những người cựu binh này mất ăn, mất ngủ, ngày đêm thay phiên nhau đi tuần tra xung quanh ngọn núi. Nhưng các biện pháp trên không ngăn nổi thủ đoạn ngày càng tinh vi của bọn trộm gỗ.
Một cành sưa các cựu chiến binh lấy lại được trong một lần đuổi trộm. Ảnh: Văn Định.
Chỉ vào mép của một tảng đá to, ông Tý cho biết trước ở đây có một cây sưa to lắm, gần mép sông nên bọn trộm đã cắt cụt và đào cả gốc, sau đó chúng vận chuyển men theo dòng sông Đáy nên họ không phát hiện được.
"Có hôm nghe thấy tiếng động lớn, sức khỏe yếu nhưng chúng tôi cố vác gậy đuổi sưa tặc khiến chúng giật mình vứt cành cây bỏ chạy. Cũng may là nó chạy, nếu nó quay lại đánh chắc tính mạng già chúng tôi khó giữ. Hay có hôm thấy bọn trộm rất đông, mà chúng tôi thì già cả rồi liền gọi điện ngay cho công an xã và dân quân tự vệ nhanh chóng đến ứng cứu, thế là bọn trộm vứt cả cưa bỏ chạy", ông Nguyễn Văn Dư (74 tuổi) tổ trưởng tổ bảo vệ nói.
Ông cũng cho biết thêm không ít kẻ trộm sưa là người làng bên, thấy mấy ông già canh gác đã thách thức dọa nạt, nhưng "còn người thì còn sưa, mất người thì mất sưa nên chúng tôi vẫn sẽ bảo vệ cho đến hơi thở cuối cùng", ông quả quyết.
Chủ tịch Hội cựu chiến binh xã Thi Sơn thì bộc bạch: "Nhiều hôm trong làng có công việc như đám cưới, ma chay chúng tôi cũng không dám lơ là một bước, kể cả những hôm trái gió trở trời đau ốm cũng vẫn ở lại để trông nom. Nhiều đêm tối leo lên núi kiểm tra sưa khiến không ít lần chúng tôi trượt chân ngã".
Một phần vì được bảo vệ tốt, một phần vì nhiều cây sưa nằm ở nơi cheo leo, nhiều vách đá dựng đứng nên 2 năm qua không có cây nào bị đốn hạ ở núi Cấm nữa. Xã cũng đã trích mỗi tháng 700 nghìn đồng cho mỗi người để động viên các ông trong việc bảo vệ sưa.
Giờ đây khi tuổi đã cao, những người cựu chiến binh già với tình yêu cây sưa vẫn quyết tâm gìn giữ, bảo vệ nguồn tài sản quý do thiên nhiên ban tặng, để mỗi dịp xuân về cả ngọn núi lại được phủ trắng màu hoa như vốn có.
Theo VNExpress
Đắk Lắk: Lại "mặc áo giáp sắt" cho sưa Hàng chục cây sưa trên địa bàn TP Buôn Ma Thuột đang đứng trước nguy cơ bị "sưa tặc" đốn hạ bất cứ lúc nào. Khi công tác "mắc võng canh sưa" gặp nhiều khó khăn, đơn vị chức năng đưa ra giải pháp khoanh các gốc cây sưa bằng lồng sắt kiên cố. Từ "mắc võng canh sưa"... Sáng 5/5/2012, sau khi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nghe lại bản tin chiến thắng 30/4/1975

Diễu binh, lịch sử hùng tráng từ Quốc khánh 2.9.1945 đến lễ 30.4.2025

Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m

Điều gì khiến con gái 55 tuổi cõng mẹ 100 tuổi đi xem diễu binh 30.4?

7 giờ sáng mai 30.4, bắn đại bác ở Bến Bạch Đằng

Người dân trải bạt "cắm trại" trước 18 tiếng trên vỉa hè chờ xem diễu binh

Điều tra vụ phụ huynh vào trường hành hung nữ giáo viên

Vụ xe 45 chỗ tông xe con: Người vợ đã tử vong

Hàng giả đổ bộ từ giường bệnh đến mâm cơm

Giám đốc Công an Phú Thọ chỉ đạo xử lý người hành hung nhân viên y tế

"Góc khuất" vụ nổ súng bắn người rồi tự sát ở Vĩnh Long

Xác minh cháu bé 7 tuổi tử vong ở trung tâm y tế Vĩnh Phúc
Có thể bạn quan tâm

Vịnh Hạ Long hấp dẫn khách quốc tế
Du lịch
12:16:51 30/04/2025
Loại củ bùi béo cực nhiều ở Việt Nam, ăn vào vừa khỏe người vừa đẹp dáng
Sức khỏe
12:15:31 30/04/2025
Chữa nám da ở mức độ trung bình
Làm đẹp
11:54:43 30/04/2025
Bộ Công an thẩm tra lại vụ tai nạn khiến bé gái 14 tuổi ở Vĩnh Long tử vong
Pháp luật
11:51:13 30/04/2025
Bạn gái HIEUTHUHAI lại khóa MXH gây xôn xao, dân tình nghi lại 'đâm chọt' ai đó?
Netizen
11:50:16 30/04/2025
Ngả mũ khung hình 9 giây tuyệt đối điện ảnh nảy số 1001 kịch bản của Nhiệt Ba, Trương Lăng Hách và 1 mỹ nam
Sao châu á
11:42:01 30/04/2025
LĐBĐ Tây Ban Nha cấm 6 trận với Antonio Rudiger, xóa thẻ đỏ Beliingham
Sao thể thao
11:09:07 30/04/2025
Điện thoại Samsung Galaxy S25 Edge lộ cấu hình và giá bán "chát"
Thế giới số
11:06:03 30/04/2025
Tòa châu Âu buộc Malta chấm dứt chương trình 'hộ chiếu vàng'
Thế giới
11:01:49 30/04/2025
Loạt xe máy phổ thông bán dưới mức giá của hãng đề xuất
Xe máy
10:56:17 30/04/2025