Đăk Lăk: Uống rượu ngâm nấm “Ngọc cẩu”, 6 người trong 1 gia đình bị ngộ độc
Có 6 người trong một gia đình ở huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đã bị ngộ độc rượu ngâm nấm ngọc cẩu. May mắn những người này được đưa đi cấp cứu kịp thời nên không có trường hợp tử vong.
Một vụ ngộ độc tại Đắk Lắk
Theo thông tin từ Sở Y tế Đắk Lắk, trong Tết Canh Tý 2020 (từ ngày 23 đến 30-1), toàn tỉnh Đắk Lắk có 66 trường hợp ngộ độc thực phẩm, rượu, bia và thực phẩm…
Trong 66 trường hợp ngộ độc này có 7 trường hợp ngộ độc do rượu, bia; 8 trường hợp ngộ độc thức ăn và 59 trường hợp ngộ độc do một số nguyên nhân khác.
Đáng chú ý, vào ngày 27/1 (mồng 3 tết) tại thôn Tam An, xã Ea Tam, huyện Krông Năng xảy ra một vụ ngộ độc tập thể.
Theo đó, có 6 người trong gia đình uống rượu ngâm nấm Ngọc cẩu. Sau đó cả 6 người này phải nhập viện và điều trị kịp thời tại Trung tâm Y tế huyện Krông Năng.
Video đang HOT
Theo infonet
Những sai lầm khi giải rượu ngày Tết nhiều người mắc phải
Có rất nhiều sai lầm mọi người hay mắc phải khi giải rượu cho người say.
BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai cho biết, ngày nào cũng có bệnh nhân nhập viện ngộ độc rượu do ethanol và methanol (cồn công nghiệp).
"Vào thời điểm trước và sau Tết, ngộ độc rượu cấp tính thường tăng nhiều so với các thời điểm khác trong năm. Nhiều trường hợp vào viện trong tình trạng hôn mê sâu với các biến chứng như: Khó thở, suy hô hấp, hạ đường huyết, tiêu cơ vân, suy thận", BS Nguyên cảnh báo.
Theo BS Nguyên có rất nhiều sai lầm mọi người hay mắc phải khi giải rượu cho người uống rượu say.
1. Cho người say rượu uống nước chanh
Sai lầm lớn nhất nhiều người mắc phải là khi giải rượu nhiều người mắc phải là cho người say rượu uống nước chanh hoặc các đồ uống chua. Tuy nhiên, nếu người say vẫn còn một lượng rượu trong người thì khi kết hợp với nước uống chua dễ gây nôn thêm, tổn thương dạ dày do có axit.
Do đó, nên cho người say uống các đồ uống có đường, muối như nước đường, mật ong, nước canh...
Sai lầm lớn nhất nhiều người mắc phải là khi giải rượu nhiều người mắc phải là cho người say rượu uống nước chanh hoặc các đồ uống chua.
2. Cố ép gây nôn
Trường hợp uống rượu xong vẫn tỉnh táo, nói chuyện được bình thường có thể gây nôn nhưng trong tình trạng không tỉnh mà cố gây nôn sẽ rất nguy hiểm. Việc cố ép gây nôn dễ sặc, chất nôn nhiều có thể bị tràn vào phổi dễ gây viêm phổi.
3. Cố săn lùng thuốc giải độc rượu
Mọi người không nên cố săn lùng những loại thuốc có tác dụng bổ gan để giải độc rượu.
Không có một loại thuốc giải độc nào chống được say rượu chứng minh có tác dụng hiệu quả rõ ràng.
Các loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng hỗ trợ một phần bù lại một số chất vitamin, muối, đường chứ không thể làm thay đổi hẳn việc đang hôn mê, ức chế thần kinh do ngộ độc rượu khi uống vào tỉnh trở lại là không có.
4. Không nên uống một số loại thuốc giảm đau đầu khi say
Không nên uống thêm vitamin B1, B6, acid folic... để làm giảm đau đầu khi say, bởi sẽ có hại cho gan. Paracetamon, Aspirin và một số loại thuốc giảm đau, hạ sốt khi uống với rượu sẽ kích ứng niêm mạc dạ dày, gây chảy máu đường tiêu hóa.
5. Tự ý dùng thuốc chống nôn
Khi say cũng lưu ý, không uống các loại thuốc chống nôn vì sẽ giữ chất độc lại trong cơ thể, gan không thể lọc chất độc kịp càng tổn hại nghiêm trọng, lâu ngày sẽ xơ gan, ung thư gan.
Để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tác dụng phụ của rượu, khi uống rượu, mọi người cần ăn trước lót dạ dày. Người có bệnh về gan mật, huyết áp, tim... cần thận trọng khi uống rượu.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia và Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, với nam giới, lượng rượu nên uống một ngày không quá 50ml loại rượu 39-40 độ, bia không quá 400ml. Còn nữ giới, lượng chỉ 1/2 của nam giới.
Theo baogiaothong
Chống say rượu trong kỳ nghỉ lễ dài: Chị em hãy mách chồng ngay! Sẽ thật là thảm họa nếu mỗi lần đến nhà ai chúc Tết, chồng bạn lại "nốc" cả chén rượu trắng vào miệng. Và một vòng chúc Tết, tay lái có đảm bảo hay không, có an toàn sức khỏe sau khi uống rượu hay không là điều bạn cần nghĩ tới. Mặc dù Luật phòng chống tác hại rượu bia đã được...