Đắk Lắk: Trồng cây bơ “không tên” vẫn thu tiền tỷ, “đá” văng các giống bơ ngoại ra khỏi nhiều khu vườn
Sau nhiều năm “lép vế” trước xu hướng canh tác các giống bơ có nguồn gốc từ nước ngoài, cây bơ bản địa mà nhất là các giống bơ có nguồn gốc từ tỉnh Đắk Lắk đang được quan tâm nhiều hơn và dần khẳng định được chỗ đứng của mình tại thị trường trong và ngoài nước.
Làm giàu nhờ cây bơ “không tên”
Ở xã Ea Nam (huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk), ông Hoong Trần Sáng là nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu với thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng, phần lớn đến từ vườn bơ sáp muộn.
Toàn bộ diện tích gần 3 ha của gia đình ông nằm trên đồi cao, cách xa nguồn nước suối, việc canh tác từng gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Hoong Trần Sáng (bên trái), xã Ea Nam huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk thu hoạch giống bơ muộn trong vườn.
Năm 2004, ông tự ươm hàng nghìn cây bơ giống từ hạt của cây mẹ tại buôn Kô Siêr (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) rồi trồng xen với cà phê trong vườn. Ba năm sau, những cây bơ đồng loạt cho trái bói, nhưng đều bị hiện tượng thoái hóa giống, nhiều cây cho trái rất nhỏ, vỏ nhám, sần sùi.
Khắp cả vườn, ông chỉ chọn được một cây duy nhất giữ được đặc tính của cây mẹ với vỏ dày, da đẹp, cơm vàng, hạt nhỏ. Để phát triển giống bơ này, ông tự mày mò cắt, ghép trên toàn bộ các cây bơ còn lại, tổng số lượng duy trì đến nay khoảng 600 cây.
Ông Sáng cho biết, hai ưu điểm vượt trội giúp giống bơ của gia đình ông luôn có được đầu ra ổn định là quả to đều và chín muộn. Thông thường, khoảng đầu tháng 7 âm lịch, khi các giống bơ khác ở địa phương không còn trái, ông mới bắt đầu thu hoạch rộ với sản lượng khoảng 1 tấn bơ/ngày.
Toàn bộ sản lượng bơ được một đầu mối thu mua ổn định nhiều năm qua để xuất khẩu sang Thái Lan, Campuchia. Vụ bơ năm 2019, ông thu hoạch hơn 30 tấn bơ loại 1 (trọng lượng 400g/trái trở lên), với giá bình quân 23.000 đồng/kg.
Video đang HOT
Tổng thu nhập từ bơ đạt gần 800 triệu đồng. Năm nay, dù giá bơ chịu tác động chung của dịch Covid-19, nhưng thương lái vẫn bao tiêu với giá 15.000 đồng/kg, cao gấp 4 – 5 lần so với giá bơ ở địa phương. Ông Sáng dự kiến tổng nguồn thu từ vụ bơ này được khoảng 500 triệu đồng.
Cần xây dựng thương hiệu cho các giống bơ bản địa
Xuất phát từ ý tưởng xây dựng vùng bơ chuyên canh theo hướng chất lượng cao, hơn ba năm qua, Hợp tác xã Bơ Đại Hùng Đắk Lắk (HTX) đã sưu tầm và phát triển được nhiều giống bơ sáp từ các cây mẹ ngay tại địa phương.
Tiêu biểu nhất phải kể đến dòng bơ sớm Acado và bơ Tứ quý cho thu hoạch từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch) hằng năm. Trong đó, giống Acado do đơn vị tự đặt tên, nhân giống từ cây mẹ ngay tại xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Ngoài ưu điểm cho thu hoạch sớm hơn hẳn so với các giống bơ khác, bơ Acado còn cho trái đồng đều, trọng lượng bình quân lên đến 600g/trái, cơm vàng, dẻo, béo ngậy. Vụ bơ năm nay, với 100 cây bơ sớm, HTX đã thu hoạch được gần 10 tấn, xuất bán cho các siêu thị, đầu mối thu mua và bán lẻ, giá bình quân 30.000 đồng/kg.
Ông Đặng Huy Hùng kiểm tra chồi bơ ghép cải tạo trong vườn thành viên Hợp tác xã Bơ Đại Hùng Đắk Lắk.
Ông Đặng Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX cho biết, mặc dù Đắk Lắk được xem là thủ phủ của cây bơ với nền tảng lâu dài về thời gian, thuận lợi về khí hậu, thổ nhưỡng, song về quy hoạch hay quy mô chuyên canh đều không vượt trội, thậm chí có phần thua kém các tỉnh mới phát triển cây bơ sau này như tỉnh Lâm Đồng, tỉnh Đắk Nông…
Phần lớn nông dân vẫn xem bơ là cây trồng phụ, trồng xen, chưa đầu tư thích hợp nên chất lượng, mẫu mã còn thiếu tính đồng đều, ổn định. Chính vì vậy, HTX hiện đang phát triển cây bơ theo hướng vừa làm vừa cải tạo, ghép các giống bơ được thị trường ưa chuộng để thay thế dần những giống bơ bị thoái hóa, chất lượng kém.
Nhận định về tương lai của các giống bơ bản địa, ông Đặng Huy Hùng chia sẻ, trước tác động của biến đổi khí hậu, các giống bơ “nội” đang dần thể hiện tính thích nghi tốt hơn nhờ chu kỳ sinh trưởng của trái ngắn hơn, sức chống chịu sâu bệnh cao, ít tốn công và chi phí chăm sóc hơn so với các giống bơ “ngoại”.
Tuy nhiên, để cây bơ thực sự phát triển bền vững, nông dân cần chọn đúng giống ngay từ khi trồng mới hoặc ghép cải tạo, cũng như chú trọng hơn đến kỹ thuật, quy trình đầu tư, chăm sóc để ổn định về chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh đó, việc liên kết xây dựng vùng cung ứng chuyên biệt cũng là một yếu tố quan trọng làm tăng sức cạnh tranh, độ tin cậy của từng dòng bơ, đáp ứng yêu cầu của thị trường hàng hóa hiện nay.
Mắc ca - 30 năm để vượt nỗi hoài nghi
GS Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định: "Mắc ca đã qua giai đoạn khảo nghiệm và giờ đang bước vào giai đoạn phát triển.
Là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca đang ngày càng khẳng định được giá trị tại nhiều địa phương".
Thêm một vụ bội thu
Anh Vũ Tuấn Sơn (xã ĐlieYa, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) trồng mắc ca từ năm 2014, năm nay, vườn mắc ca 500 cây của anh cho thu hoạch hơn 3,5 tấn quả. Với giá bán 70.000 đồng/kg, tổng doanh thu từ mắc ca của anh ước tính khoảng 250 triệu đồng.
Trong khi đó, là một trong những người đầu tiên trồng mắc ca ở Tây nguyên, ông Nguyễn Văn Cúc (xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) hiện đang sở hữu hơn 1.200 cây mắc ca trồng xen canh trong vườn cà phê, sầu riêng, bơ... Tính cả những cây cho quả bói, năm nay ông có khoảng 1.000 cây mắc ca cho thu hoạch với tổng sản lượng đạt 7,5 tấn quả. Từ năm 2017, con gái ông Nguyễn Văn Cúc đã đầu tư xây dựng cơ sở chế biến hạt mắc ca với thương hiệu Nguyên Phương. Từ đó, khép kín quy trình thu hoạch, tách vỏ, sấy khô và đóng gói.
Với bà con trồng mắc ca tại huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, năm nay cũng được xem là một vụ mùa khấm khá. Ông Phạm Văn Sơn (xã Tân Hà, huyện Lâm Hà) trồng mắc ca từ năm 2011. Năm nay vườn cây gồm 520 cây mắc ca của ông cho thu hơn 7 tấn quả. "So với trồng cà phê, trồng mắc ca mang lại thu nhập cao hơn hẳn, trong khi đó, chi phí đầu tư chăm sóc lại rất thấp" - ông Phạm Văn Sơn chia sẻ.
Trên diện tích 10ha hiện có, gia đình ông Nguyễn Văn Quyết (thôn 3, xã Kon Đào, huyện Đắk Tô, tỉnh Kon Tum) trồng hơn 3ha với số lượng 1.000 cây. Sau 2 năm xuống giống, cây đã ra bói, đến năm thứ 3 số cây ra quả đạt từ 30 - 40%. Đến năm thứ 5 thì 100% số cây trong vườn đều cho quả, năng suất đạt 1,5 tấn quả/ha.
Theo thống kê của ngành nông nghiệp tỉnh Kon Tum, toàn tỉnh hiện có khoảng 400ha mắc ca canh tác theo phương thức trồng thuần và trồng xen. Những vườn mắc ca tại các huyện Đăk Tô, Ngọc Hồi và Kon Rẫy phát triển tốt, ít sâu bệnh và cho năng suất cao.
Còn tại tỉnh Điện Biên - một trong những địa phương ở phía Bắc có điều kiện phù hợp để phát triển cây mắc ca, tổng diện tích loại cây này hiện đã lên đến khoảng 3.300ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Tuần Giáo, Mường Nhé, Mường Ẳng, Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ. Đến nay tuy mới có khoảng 8ha cây mắc ca cho thu hoạch nhưng tổng sản lượng từ năm 2015 đến nay cũng đã đạt gần 34 tấn quả tươi.
Chủ vườn ươm giống giới thiệu về cây mắc ca.
Tiếp tục mở rộng vùng trồng
Theo thống kê của Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, năm 2020, ước tính sản lượng thu hoạch mắc ca của cả nước đạt khoảng 5.300 tấn quả tươi, trong đó tỉnh Đắk Lắk khoảng 2.030 tấn, tỉnh Lâm Đồng khoảng 1.850 tấn, tỉnh Đắk Nông khoảng 780 tấn, tỉnh Sơn La khoảng 220 tấn, tỉnh Lai Châu 164 tấn và các tỉnh còn lại khoảng 260 tấn. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá bán hạt mắc ca tuy có giảm so với các năm trước, song vẫn khá cao, khoảng 70.000 đồng/kg.
Ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca cho biết: "Từ năm thứ 5 khi cây đã cho sản lượng thu hoạch ổn định thì có thể đem lại doanh thu cho ngươi trông trung bình từ 150 - 200 triệu đồng/ha/năm đối với hình thức trồng thuần. Trong khi đo chi phí chăm sóc hàng năm của loại cây này chỉ chiếm khoảng 25% doanh thu".
Du nhâp vao Viêt Nam từ những năm 1990, đến nay tổng diện tích trồng mắc ca của cả nước đã vượt 16.400ha, tập trung chủ yếu tại các vùng Tây nguyên và Tây Bắc. Nhìn lại hành trình 30 năm qua của cây mắc ca, GS Nguyễn Lân Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mắc ca Việt Nam nhận định: "Mắc ca đã qua giai đoạn khảo nghiệm và giờ đang bước vào giai đoạn phát triển. Là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, cây mắc ca đang ngày càng khẳng định được giá trị tại nhiều địa phương".
Thực tế, có rất nhiều mô hình hay đã được áp dụng và cho kết quả ngoài mong đợi. Bên cạnh việc trồng thuần nhiêu ngươi con chon cach trồng xen cây mắc ca với cà phê, cây ăn quả, cây chè và một số cây trồng ngắn ngày khác, giúp tăng hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích đất canh tác.
Từ những hiệu quả mắt thấy tai nghe, không ít địa phương đang mạnh dạn tiếp tục mở rộng diện tích trồng mắc ca. Ông Hà Quang Huy - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Lai Châu cho biết tỉnh này đang phấn đấu đến năm 2025 sẽ phát triển khoảng 8.000ha mắc ca gắn với phát huy lợi thế của vùng. Đê đat con sô nay, địa phương đang tập trung vận động người dân tận dụng diện tích trồng chè hiện có để trồng xen với cây mắc ca. Tỉnh Điện Biên cũng đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho 5 dự án trồng cây mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh với tổng quy mô trồng tập trung 17.214ha, tổng mức đầu tư gần 4.730 tỷ đồng. Tại các tỉnh có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp để trồng cây mắc ca như Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Kon Tum, Sơn La, Hòa Bình, Tuyên Quang, Quảng Trị, Quảng Ngãi... diện tích cây mắc ca cũng không ngừng tăng lên qua các năm.
Ông Huỳnh Ngọc Huy - Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam cho rằng để tận dụng những lợi ích từ cây mắc ca, việc cần làm của các địa phương đó là đưa ra quy hoạch cụ thể, lựa chọn bộ giống thích hợp, xây dựng được chuỗi liên kết từ khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Hiệp hội Mắc ca Việt Nam sẽ nỗ lực phối hợp vơi địa phương trong công tác hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cho người dân, tạo đầu ra cho sản phẩm cũng như phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng LienVietPost Bank để hỗ trợ người dân vay vốn, nhân rộng mô hình.
Đắk Nông: Xe khách giường nằm lật xuống ruộng, hành khách một phen hết hồn. Sáng 10/9, một cán bộ Đội CSGT Công an huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, trên địa bàn huyện vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khi xe khách giường nằm 45 chỗ lật úp xuống ruộng lúa rất may không bị thiệt hại về người. Theo đó, khoảng 4h30 sáng ngày 10/9 chiếc xe khách giường nằm mang BKS:...