Đắk Lắk: Người dân hào hứng hiến đất, phá tường rào, đóng góp hàng trăm triệu để mở rộng đường, vì sao vậy?
Nhiều người dân tại huyện Krông Năng (Đắk Lắk) đã không ngại hiến đất, tháo dỡ tường rào, ủng hộ thêm hàng trăm triệu đồng, đóng góp ngày công lao động để mở rộng, bê tông hóa những con đường liên thôn, đường xóm.
Tại huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk), thời gian vừa qua nhiều trục đường liên xã, liên thôn đã được bê tông hoá, giúp thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện để phát triển kinh tế địa phương.
Anh Trần Văn Thảo (thôn Ea Bi, xã Dliêya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) chia sẻ: “Được chính quyền địa phương cấp 70 tấn bê tông, tôi cùng nhiều gia đình khác sử dụng chung trục đường này đã quyên góp thêm gần 170 triệu để hoàn thành đường vào trong xóm. Trước đây chưa có đường bà con đi lại khó khăn lắm, nhất là mùa cà phê, vừa chở cà phê nặng vừa chạy xe lên dốc trơn trượt, khó khăn lắm cô ạ. May mà có đường bê tông, đi lại dễ dàng hơn, chúng tôi rất phấn khởi”.
Ông Hồ Lý Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc đến thăm gia đình hiến đất, tài sản trên đất mở rộng đường. Ảnh: P.H
Theo ông Đặng Văn Thiện, Phó Chủ tịch UBND xã Dliêya, người dân rất hứng khởi với đề án bê tông hoá các con đường thôn, xóm. Chính quyền địa phương chỉ giúp đỡ một chút về bê tông, các chi phí khác hoặc công làm người dân phải tự đóng góp nhưng ai cũng rất vui.
“Có đường mới, người dân đi lại dễ dàng hơn, ai cũng rất phấn khởi phát triển kinh tế. Hiện địa phương còn nhiều đoạn đường chưa được bê tông hóa. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ tiếp tục huy động sự giúp đỡ của các cấp trên, và huy động bà con đóng góp để phấn đấu các con đường, ngõ xóm được bê tông hoá, đi lại dễ dàng”, ông Thiện nói.
Còn tại xã Phú Lộc, phong trào hiến đất, hiến tài sản trên đất cũng được lan tỏa mạnh mẽ. Có nhiều hộ gia đình tự nguyện tháo dỡ tường rào, cổng nhà có giá trị hàng trăm triệu đồng để mở rộng đường.
Video đang HOT
Đường vào xóm tại thôn Lộc Tân, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: P.H
Theo ông Lê Tiến (thôn Lộc Tài, xã Phú Lộc), người tự nguyện tháo dỡ tường rào để mở rộng đường, lúc mới nghe về việc mở rộng đường, gia đình ông cũng tiếc vì cổng nhà được xây rất khang trang, trị giá cảm trăm triệu đồng. “Mới đầu cũng tiếc lắm cô, nhưng đường sá được mở rộng, đi lại dễ dàng hơn, thuận tiện nhiều thứ. Thôi thì vợ chồng tôi cũng tự nguyện tháo dỡ để mở rộng đường”, ông Tiến chia sẻ.
Đường vào nhà Bà Đặng Thị Hương (thôn Lộc Tân, xã Phú Lộc) cũng mới được đổ bê tông. Bà Hương cho biết: “Từ lâu giờ đường vào xóm nhà tôi khó đi lắm, mùa mưa người dân đi lại khó khăn, nhìn thấy thương. Được chính quyền hỗ trợ rồi bà con xung quanh xóm đóng góp thêm. Ban đầu đường vào xóm dự tính sẽ đổ bê tông bề ngang 2m nên nhỏ lắm, sau này cũng phải mở rộng ra nên gia đình ủng hộ bà con thêm 200 triệu để mở rộng đường. Đường lớn đi lại cũng thuận tiện, sạch sẽ hơn nhiều”.
Đường vào thôn Đồng Tiến, xã Dliêya, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Ảnh: P.H
Theo ông Hồ Lý Thành, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lộc, địa phương đã bê tông hoá 100% các tuyến đường liên xã; còn các tuyến đường liên thôn, xóm nay cũng đã cứng hóa đạt khoảng 65%, đảm bảo thuận tiện lưu thông quanh năm.
Với sự hỗ trợ của nhà nước và sự hưởng ứng tích cực của người dân, những còn đường tại các xã của tỉnh Đắk Lắk đã từng bước được đầu tư, đáp ứng nhu cầu đi lại, sản xuất, vận chuyển hàng hóa của người dân.
Giá cà phê hôm nay 7/11: Kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 3 tỷ USD, cà phê vụ mới cần nhanh chóng đưa ra thị trường
Giá cà phê hôm nay 7/11 trong khoảng 39.800 - 40.700 đồng/kg. Giới đầu cơ mạnh tay chốt lời ngắn hạn, triển vọng nguồn cung bắt đầu dồi dào, kỳ vọng sớm khai thông vận chuyển hàng hóa toàn cầu... là những nguyên nhân ảnh hưởng đến giá cà phê trong tuần.
Giá cà phê hôm nay 7/11: Kỳ vọng cán mốc xuất khẩu 3 tỷ USD, cà phê vụ mới cần nhanh chóng đưa ra thị trường
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 39.800 đồng/kg.Tại huyện Cư Mgar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.700 đồng/kg. Tại huyện Ea Hleo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.600 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.600 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.500 đồng/kg ở Đắk Rlấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.600 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.500 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.500 đồng/kg. Sáng nay, giá cà phê tại các vùng trồng trọng điểm đi ngang so với cùng thời điểm sáng hôm qua. Tổng hợp tuần này, giá cà phê giảm trung bình 900 - 1.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 1/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.181 USD/tấn, giao tháng 3/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.131 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 12/2021 giảm 5,05 cent/lb ở mức 203,55 cent/lb, giao tháng 3/2022 giảm 5,05 cent/lb ở mức 206,4 cent/lb.
Tổng kết tuần này, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao ngay tháng 1/2022 giảm tất cả 33 USD xuống 2.181 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm tất cả 29 USD xuống 2.131 USD/tấn. Giá cà phê Arabica kỳ hạn giao ngay tháng 12/2022 giảm 0,4 cent xuống 203,55 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 0,2 cent xuống 206,4 cent/lb.
Giá cà phê tiếp tục sụt giảm, sau chuỗi tăng nóng trong vài tháng qua. Theo quan sát, có vẻ như giới đầu cơ đang mạnh tay chốt lời ngắn hạn.
Brazil đã có mưa đều khắp các vùng trồng cà phê. Triển vọng nguồn cung bắt đầu dồi dào khi các nước sản xuất bắt tay vào thu hoạch vụ mùa mới. Nhiều quốc gia tăng cường việc tiêm chủng, biện pháp giãn cách xã hội cũng được thay đổi linh hoạt để sớm hồi phục kinh tế. Kỳ vọng những ách tắc trong việc vận chuyển hàng hóa toàn cầu cũng được tích cực giải quyết. Dường như tâm lý thị trường đã nhẹ nhõm hơn, cho dù nguy cơ dịch bệnh bùng phát cũng chưa thể loại trừ...
Công ty tư vấn Fitch Solutions dự báo giá cà phê có thể duy trì cao đến năm 2022, không chỉ vì sản lượng thu hoạch sụt giảm, mả còn nhờ "nhu cầu cà phê, ít nhất là ở Châu Âu và Mỹ, sẽ tăng lên trong những tháng tới, khi những hạn chế để chống Covid-19 được dỡ bỏ, cho phép các quán cà phê được mở cửa trở lại". Công ty tư vấn này đã nâng dự báo giá bình quân cà phê Arabica năm 2022 từ 1,25 USD/lb lên 1,5 USD/lb.
Trong khi mùa thu hoạch cà phê của các nước ở Bán cầu Nam (Brazil, Colombia...) thường từ tháng 5 đến tháng 10, thì Việt Nam thu hoạch cà phê từ tháng 11 hàng năm đến hết tháng 4 năm sau.
Như vậy, thời điểm này, tuy Việt Nam bắt đầu thu hoạch cà phê, nhưng đang ở thế "một mình một chợ", nên thành hay bại trong xuất khẩu cà phê thời điểm này là nằm trong thế chủ động của các doanh nghiệp cà phê Việt Nam, nếu biết điều tiết sản lượng bán ra hợp lý và biết đàm phán với đối tác để đạt được hợp đồng giá có lợi nhất.
Các chuyên gia khuyến cáo, tranh thủ thị trường đang có mức giá tốt như hiện nay, các nhà sản xuất Việt Nam nên sớm thúc đẩy đưa hàng vụ mới ra thị trường. Bởi nếu muộn hơn, khi Fed tăng lãi suất, đồng thời với sản lượng của Brazil năm sau có thể được mùa sẽ đẩy giá cà phê đi xuống.
Vụ thu hoạch mới ở Tây Nguyên đã diễn ra ngay khi thời tiết tạm thời tạnh ráo, sau những đợt mưa kéo dài thời điểm cuối tháng 10/2021. Tuy nhiên sự thiếu hụt nhân công thời vụ hiện vẫn là mối lo chính của người trồng. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh đang ngày càng gia tăng ảnh hưởng lớn đến tiến độ thu hoạch.
Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam dự báo, xuất khẩu cà phê 2 tháng còn lại mỗi tháng sẽ đạt khoảng 130 nghìn tấn, nếu vẫn giữ được giá cao như hiện nay, có thể đem về thêm 600 triệu USD trong 2 tháng cuối năm, để đưa kim ngạch cà phê cả năm lập lại ngưỡng 3 tỷ USD.
Làm sớm đường sắt tốc độ cao TPHCM - Cần Thơ: Sẽ tạo đột phá cho phát triển liên vùng Vận tải hành khách cũng như hàng hóa ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) hiện chủ yếu bằng đường bộ, chỉ có một phần rất nhỏ nhờ vào đường thủy và hàng không. Đã vậy, so với nhiều nơi, tỷ lệ đường bộ được xây mới trong vùng rất thấp. Việc thiếu phương thức vận tải khối lượng lớn đang làm cho...