Đắk Lắk: Ngược dòng ngắm thác Drai Kmang N’n
Di tích danh lam thắng cảnh thác Drai Kmang M’nŭ (huyện M’Drắk) có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, gắn với những truyền thuyết thú vị liên quan đến đời sống của người dân nơi đây.
Thác Drai Kmang M’nŭ nằm trên dòng Ea H’mlay, gần Quốc lộ 19C, thuộc địa phận xã Ea Lai, huyện M’Drắk. Theo tiếng của người Êđê, Drai Kmang M’nŭ có nghĩa là thác mào gà.
Truyền thuyết kể rằng, trước đây khu vực gần thác Drai Kmang M’nŭ xuất hiện một con gà thần mào đỏ về làm tổ sinh sống. Người dân truyền tai nhau đây là gà thần, bởi trong buôn những ai đi rừng, làm rẫy ngang qua nếu không biết mà lấy trứng từ tổ gà thì trời nổi giông bão, mây đen xám xịt, khói bụi mịt mù làm tối cả một vùng, khiến cho người đó không xác định được phương hướng về nhà; nặng hơn thì bị ốm đau, bệnh tật.
Bà con buôn làng cho rằng, gà được Yàng hiển linh để bảo vệ dòng suối, ngọn thác, khu rừng xung quanh, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho người dân. Từ đó trở đi, mọi người nhắc nhở nhau làm việc tốt, việc thiện để được gà thần che chở bảo vệ, tránh tham lam để không bị gà thần trừng trị.
Ông Y’Zó Buôn Yă (buôn Cư Prao, xã Ea Lai) kể cho con gái nghe về truyền thuyết thác Drai Kmang M’nŭ.
Video đang HOT
Ngoài ra, thác còn được gọi với cái tên thác Lồ Ô, khi người dân từ các tỉnh khác vào vùng đất này làm ăn, sinh sống, khi đi khai hoang, làm rẫy qua đây nhìn thấy ngọn thác đẹp, hùng vĩ, hai bên bờ có rất nhiều cây lồ ô mọc thành cả vạt rừng dài nên lấy đặt tên cho ngọn thác.
Hiện thác Drai Kmang M’nŭ còn khá hoang sơ với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và môi trường trong lành. Dòng nước nguồn róc rách luồn lách qua các khe đá rồi đột ngột ầm ào xối xả xuống vực sâu từ độ cao hơn 30 m như dệt bức màn nước trắng xóa mát rượi, cùng với khung cảnh trời mây, cây cối hoa lá đôi bờ vẽ nên bức tranh sơn thủy hữu tình.
Ở bên bờ phía Bắc của ngọn thác có những bãi đá bằng phẳng, là nơi lý tưởng cho khách đến tham quan có thể dừng chân nghỉ ngơi, chụp ảnh hay tổ chức dã ngoại, ngắm nhìn vẻ đẹp của thiên nhiên với những vách đá dựng đứng xếp lên nhau như bức tường thành hùng vĩ, kỳ thú.
Theo người dân nơi đây, để chiêm ngưỡng, thưởng ngoạn hết khung cảnh thiên nhiên xung quanh thác Drai Kmang M’nŭ, thì du khách có thể đi theo hướng từ hạ nguồn để ngược về ngọn thác bằng cách, đi từ trên cầu Ea H’mlay, men theo con suối, rồi đi theo hướng Tây Bắc khoảng 1 km là đến.
Các cô gái trong buôn vui chơi tại di tích danh lam thắng cảnh thác Drai Kmang M’nŭ.
Với vẻ đẹp được thiên nhiên hùng vĩ, nếu như được đầu tư và khai thác đúng mức, thác Drai Kmang M’nŭ chắc chắn sẽ là điểm du lịch sinh thái thú vị; kết hợp danh thắng quốc gia thác Dray K’nao, di tích lịch sử Điểm cao 519, danh lam thắng cảnh tiềm năng Đèo Phượng Hoàng… sẽ hình thành một tour, tuyến, điểm du lịch rất lý tưởng đón du khách ngay từ cửa ngõ phía Đông của tỉnh. Bên cạnh đó, với 17 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn huyện, việc phát triển du lịch kết hợp với tìm hiểu đời sống, văn hoá dân tộc tại chỗ cũng là một điểm nhấn thu hút những nhà nghiên cứu, những du khách có sở thích khám phá; qua đó góp phần vào bảo tồn và phát huy những bản sắc văn hóa dân tộc đa dạng nơi đây.
Cô Thôn - buôn làng trong thành phố
Buôn Cô Thôn (hay buôn Akõ Thôn, buôn Akõ Dhông, buôn Nhà Ngói) là một buôn làng dân tộc Tây Nguyên nằm ở phường Tân Lợi (thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Tên gốc của buôn là Akõ Dhông. Trong tiếng Ê Đê, "akõ" nghĩa là đầu nguồn, "dhông" là "suối". Akõ Dhông có nghĩa là "đầu nguồn suối" bởi buôn này nằm ở vị trí đầu nguồn của 6 con suối, trong đó, Ea Nuôl là con suối lớn nhất ở thành phố Buôn Ma Thuột.
|
Cô Thôn là một trong những buôn làng đẹp và giàu mạnh nhất Tây Nguyên. Buôn được hình thành năm 1956, trong kế hoạch khai hoang, lập đồn điền trồng cà phê. Khi ấy, nơi đây còn là vùng rừng núi hoang vu. Năm 1964, buôn Cô Thôn chính thức được thành lập với tên gọi Đồn điền Saint Benoit gồm 12 gia đình, chủ yếu là người Ê Đê và M'Nông. Tại đây, người dân dựng nhà theo kiểu truyền thống của người Ê Đê, có chiều dài trên 30m với khung gỗ, lợp mái tranh, vách tre nứa. Năm 1968, đồn điền Saint Benoit được đổi tên thành buôn Akõ Dhông và trở thành hợp tác xã.
Sau năm 1975, nhiều gia đình tới Cô Thôn lập nghiệp trước kia đã quay về buôn làng cũ, nhưng đại gia đình già làng Ama H'Rin vẫn ở lại. Ông tiếp tục truyền kỹ thuật trồng và phát triển nghề cà phê cho người dân nơi đây. Nhờ đó, kinh tế của các gia đình được cải thiện.
Ngày nay, Cô Thôn là một buôn làng độc đáo nằm trong lòng thành phố Buôn Ma Thuột. Điểm đặc sắc là nơi đây vẫn gìn giữ được 32 ngôi nhà dài - nơi bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống của Tây Nguyên như 30 bộ cồng chiêng, 50 khung dệt truyền thống cùng nhiều loại ché, tượng, đồ chạm khắc, sáo môi, đàn lồ ô... Ở Cô Thôn, gia đình nào cũng biết làm rượu cần, đan lát và các nhạc cụ của dân tộc mình. Người dân cũng được hướng dẫn cách làm du lịch cộng đồng, đưa Cô Thôn trở thành điểm đến hút khách.
Đến với Cô Thôn, du khách có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân Tây Nguyên trong những ngôi nhà sàn, tham gia lễ hội cồng chiêng hay thưởng thức các món ăn dân tộc. Năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã chọn buôn Cô Thôn - Akõ Dhông là một trong những buôn điển hình tại Đắk Lắk để gìn giữ, bảo tồn văn hóa Tây Nguyên.
Khi buôn làng trở thành điểm du lịch Du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk thời gian qua đã có sự phát triển tích cực, nhiều buôn làng đã và đang trở thành điểm nhấn về du lịch, thu hút du khách trong và ngoài nước đến trải nghiệm. Khung cảnh bình yên của buôn Akô Dhông (TP Buôn Ma Thuột). Người trong buôn vui lắm Buôn Akô...