Đắk Lắk ghi nhận 1 ổ dịch sốt xuất huyết tại thị trấn Ea Knốp
Ngày 5/8, Trung tâm Y tế huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, trên địa bàn huyện vừa ghi nhận 1 ổ dịch sốt xuất huyết tại thị trấn Ea Knốp.
Đoàn viên, thanh niên tham gia dọn dẹp môi trường, phòng, chống dịch bệnh.
Trước đó, vào ngày 1/8, Trung tâm Y tế huyện Ea Kar ghi nhận 1 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tại tổ dân phố 1, thị trấn Ea Knốp, hiện bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa vùng Tây Nguyên.
Qua điều tra, cách nhà bệnh nhân khoảng 50m cũng ghi nhận 1 trường hợp mắc sốt xuất huyết trước đó và điều trị tại Bệnh viện đa khoa khu vực 333. Ngay sau đó, cán bộ y tế huyện đã điều tra véc-tơ thực tế tại nhà bệnh nhân và các hộ gia đình xung quanh cho thấy chỉ số BI cao.
Tính từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện Ea Kar ghi nhận 73 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 12/16 xã, thị trấn, số ca mắc giảm 81% so với cùng kỳ năm 2023.
Video đang HOT
Riêng thị trấn Ea Knốp ghi nhận 8/73 trường hợp mắc sốt xuất huyết tại 5 thôn, tổ dân phố và 1 ổ dịch. Không ghi nhận trường hợp tử vong.
Để ngăn chặn dịch không lây lan, bùng phát, ngay khi ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết, Trạm Y tế thị trấn Ea Knốp đã báo cáo Trung tâm Y tế huyện Ea Kar để kịp thời xử lý, phòng, chống dịch bệnh. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm Y tế huyện Ea Kar triển khai vệ sinh môi trường và phun hóa chất xử lý ổ dịch tại tổ dân phố 1; tham mưu Ủy ban nhân dân thị trấn chỉ đạo Ban tự quản tổ dân phố 1 vận động nhân dân thực hiện vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng, bọ gậy, diệt muỗi, khơi thông cống rãnh, thường xuyên ngủ màn kể cả ban ngày, mặc quần, áo dài tay, nhất là đối với trẻ nhỏ để phòng bệnh sốt xuất huyết…
Hiện nay, Trạm y tế thị trấn Ea Kuốp đang phối hợp Trung tâm Y tế huyện Ea Kar tăng cường giám sát và xử lý ổ dịch, đặc biệt là những điểm có nguy cơ cao; bảo đảm tốt công tác điều trị và dự phòng, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu nghi ngờ sốt xuất huyết cần đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm sốt xuất huyết, điều trị kịp thời để tránh tình trạng chuyển nặng, không tự ý điều trị tại nhà…
Cùng dân phòng, chống sốt xuất huyết
Năm 2023, xã Rạch Chèo ghi nhận có 3 ca mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH). Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh, từ đầu năm 2024, cùng với triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân nâng cao ý thức thực hiện tốt việc phòng, chống dịch bệnh SXH.
Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh, Trưởng trạm Y tế xã Rạch Chèo, cho biết: "i đôi với phát động Nhân dân thường xuyên diệt muỗi, lăng quăng, thả cá bảy màu vào lu, khạp có chứa nước sinh hoạt..., xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như trên hệ thống loa truyền thanh xã; cấp phát tài liệu, tờ bướm, tờ rơi; tuyên truyền miệng tại những cuộc họp đoàn thể ở các ấp".
Nhân viên Trạm Y tế xã thường xuyên giám sát những ổ dịch cũ; kiểm tra vệ sinh môi trường; tổ chức tập huấn cho cộng tác viên y tế các ấp để họ tuyên truyền đến từng hộ dân, vận động mọi người thực hiện phòng, chống SXH bằng những việc làm cụ thể.
Bà Ngô Bích Như, 42 tuổi, ấp Rạch Chèo, cùng cộng tác viên ấp lật úp các dụng cụ chứa nước không còn sử dụng, nhằm diệt lăng quăng, mầm mống của SXH.
Để phòng, chống bệnh SXH hiệu quả, nhiều năm qua, xã Rạch Chèo tích cực phát động người dân nuôi cá bảy màu, bởi đây là biện pháp diệt lăng quăng, không cho chúng phát sinh thành muỗi - vật trung gian truyền bệnh SXH. Hiện nay, Trạm Y tế xã có 10 ao cá bảy màu và 5 ấp trong toàn xã có trên 40 ao; hằng năm cung cấp cho người dân trên 30 ngàn con cá bảy màu để nuôi trong lu, khạp diệt lăng quăng, phòng chống SXH.
Trạm Y tế xã Rạch Chèo hiện có 10 ao cá bảy màu cung cấp cá cho người dân. (Trong ảnh: Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh (bìa trái) cùng nhân viên trạm vớt cá bảy màu để thả trong các lu, khạp của người dân).
Chính nhờ thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, nên ý thức phòng, chống SXH của người dân ngày càng nâng lên.
Đến thời điểm này, mặc dù toàn huyện Phú Tân tiếp nhận điều trị 13 ca SXH, nhưng xã Rạch Chèo không phát hiện ca mắc SXH nào.
Ông Võ Văn Khánh, 74 tuổi, ấp Rạch Chèo, cho biết: "Nhà có 3 cháu nội còn nhỏ nên gia đình rất ý thức trong việc phòng, chống SXH, như thả cá bảy màu vào các lu nước sinh hoạt, đậy kín các lu dự trữ nước. Những lu không sử dụng thì úp xuống; cho các cháu ngủ mùng, kể cả ban ngày".
Hộ ông Võ Văn Khánh, ấp Rạch Chèo, xã Rạch Chèo, có 3 cháu nhỏ, nên luôn chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH. (Trong ảnh: Bác sĩ Tô Hoàng Vĩnh, Trưởng trạm Y tế xã Rạch Chèo kiểm tra các dụng cụ chứa nước và ghi nhận ý thức phòng bệnh SXH của gia đình ông Khánh).
Bác sĩ Vĩnh thông tin: "Tuy xã chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh, nhưng không vì thế mà chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống SXH. Thời gian tới, trạm sẽ tiếp tục phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, giám sát các ổ dịch cũ; đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động người dân tham gia diệt muỗi, diệt lăng quăng..., kịp thời phát hiện những điểm có nguy cơ xảy ra dịch bệnh SXH để xử lý, ngăn ngừa".
Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể trong việc truyền thông, kiểm tra, giám sát, xử lý ổ dịch, thì sự tham gia của người dân trong việc diệt lăng quăng, diệt muỗi, vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khai thông ao tù nước đọng... là biện pháp phòng bệnh SXH hiệu quả nhất.
Thời tiết mưa nhiều đang rất thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh sôi Hà Nội liên tục tăng số ca mắc sốt xuất huyết. Trời mưa nhiều, muỗi truyền bệnh sinh sôi, dịch sốt xuất huyết càng dễ lây lan mạnh. Kiểm tra vệ sinh môi trường phòng dịch sốt xuất huyết. Ảnh: SYT Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua, trên địa bàn TP Hà Nội đã ghi nhận...