Đắk Lắk: Gần 70 tỷ đồng dự trữ và bình ổn giá hàng hóa thiết yếu
Đắk Lắk chủ động xây dựng các phương án dự trữ hàng hóa, cân đối cung cầu và bình ổn thị trường để đảm bảo cung ứng thực phẩm cho dân, với tổng giá trị hàng hóa dự trữ hiện khoảng trên 68 tỷ đồng.
Người dân mua hàng tại một điểm bán nhu yếu phẩm thiết yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Là tỉnh đông dân số nhất khu vực Tây Nguyên, bên cạnh phòng, chống dịch COVID-19, tỉnh Đắk Lắk đã chủ động xây dựng các phương án dự trữ hàng hóa, cân đối cung cầu và bình ổn thị trường để đảm bảo cung ứng thực phẩm xuyên suốt cho người dân trong mùa dịch.
Nhìn chung, lượng hàng hóa dự trữ của tỉnh hiện nay khá dồi dào, đảm bảo đủ cung ứng cho người dân nếu tiếp tục giãn cách xã hội.
Hơn 68 tỷ đồng dự trữ hàng hóa
Qua rà soát cung cầu thị trường và căn cứ vào mức độ ảnh hưởng của dịch COVID-19 trên thị trường, Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk xác định, để đảm bảo nhu cầu tối thiểu của người dân trên địa bàn tỉnh, cần chuẩn bị lượng hàng hóa tăng thêm từ 5-10% so với nhu cầu bình thường của người dân trong một tháng.
Như vậy, để phục vụ lượng hàng hóa cần thiết cho người dân trên địa bàn tỉnh trong một tháng, tổng lượng hàng hóa cần thiết khoảng 21.600 tấn gạo; 540.000 lít dầu ăn; 27 triệu gói mỳ ăn liền hoặc sản phẩm ăn liền; 900.000 lít nước chấm; 180 tấn gia vị; 2.340 tấn thịt heo; 27 triệu quả trứng gia cầm; 2.340 tấn thủy, hải sản; 2.430 tấn thực phẩm chế biến; 2.700 tấn rau củ quả.
Từ việc tính toán cụ thể, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã chủ động ký hợp đồng hàng hóa với nhà cung cấp, đảm bảo số lượng nguồn hàng thiết yếu tại đơn vị trong mùa dịch COVID-19.
Qua đó, ổn định nguồn hàng, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với giá cả ổn định, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, đầu cơ, tăng giá bất hợp lý trong thời gian cách ly xã hội.
Video đang HOT
Người dân mua hàng tại một điểm bán nhu yếu phẩm thiết yếu ở thành phố Buôn Ma Thuột. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Qua đánh giá của Sở Công Thương, các doanh nghiệp như Siêu thị Co.opmart, Siêu thị MM Mega Marker, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Càphê 721… đã chuẩn bị nguồn hàng tương đối tốt, xây dựng kế hoạch luân chuyển hàng hóa kịp thời, đặc biệt chú trọng các mặt hàng thiết yếu và đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh hàng hóa. Tổng giá trị hàng hóa dự trữ hiện khoảng trên 68 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột Trần Trị Thành Nhân cho biết, để đảm bảo cung ứng hàng hóa cho người dân trong suốt mùa dịch, đơn vị đã tăng lượng hàng dự trữ từ 30-50% so với trước đây; trong đó, chú trọng dự trữ các mặt hàng như gia vị, thực phẩm đông lạnh, mỳ tôm và bún, phở khô.
Tuy nhiên, những ngày này, lượng khách ở siêu thị tương đối vắng kéo theo doanh thu đơn vị giảm, do đó các mặt hàng như rau củ quả, thịt, siêu thị không tăng lượng hàng nhiều. Mặc dù vậy, đơn vị đã ký hợp đồng với các nhà cung cấp, sẵn sàng cung cấp mặt hàng tươi sống khi cần.
Bên cạnh đó, đơn vị đã lên kế hoạch dự phòng, trong trường hợp cấp thiết sẽ nhập hàng từ tổng kho về, đảm bảo khả năng cung ứng thực phẩm ổn định cho người dân trong thời gian dài phòng, chống dịch.
Để phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân trong thời gian cách ly xã hội, các siêu thị, đơn vị kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng như bán hàng online, khuyến mãi, bình ổn giá
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đến thu nhập của không ít người dân, do đó, người dân đã thắt chặt chi tiêu hơn so với trước đây nên lượng hàng hóa dự trữ ở các đơn vị hiện nay vẫn còn khá nhiều.
Giá thịt lợn vẫn cao
Sở Công Thương tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình giá cả tại các siêu thị, trung tâm thương mại, chợ và chỉ đạo thực hiện việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết đối với mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là nhóm mặt hàng nhu yếu phẩm phục vụ người dân trong giai đoạn ứng phó dịch COVID-19.
Đồng thời, tỉnh cũng triển khai phương án bình ổn giá thị trường các mặt hàng thiết yếu. Tuy nhiên, hiện nay mặt hàng thịt lợn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giá còn cao và đang tiếp tục biến động theo xu hướng tăng.
Ghi nhận tại chợ Trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, thịt ba chỉ đang được bán với mức giá 150.000 đồng/kg, có lúc lên đến 180.000 đồng/kg, thịt đùi 135.000-140.000 đồng/kg, sườn non 160.000-170.000 đồng/kg, xương 100.000-110.000 đồng/kg.
Một tiểu thương cho biết, giá thịt lợn tại chợ đang tiếp tục có xu hướng tăng; trong đó mặt hàng ba chỉ bán chạy nhất nên đắt nhất.
Giá thịt lợn tại các chợ tăng trở lại. (Ảnh: TTXVN)
Ở các chợ nông thôn, giá thịt lợn mềm hơn tuy nhiên vẫn ở mức cao. Một tiểu thương chợ Ea Drăng, thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo cho biết hiện đang bán thịt ba chỉ với giá 130.000 đồng/kg, nạc đùi 135.000 đồng/kg, sườn non 130.000-140.000 đồng/kg.
Hiện các siêu thị trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã triển khai nhiều chương trình giảm giá, khuyến mãi, bình ổn giá đối với mặt hàng thịt lợn.
Phó Giám đốc Siêu thị Co.opmart Buôn Ma Thuột Trần Trị Thành Nhân cho biết ngoài đơn vị cung cấp là Công ty Cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Đắk Lắk đã hạ giá bán cho đơn vị, các nguồn cung thịt lợn khác vẫn đang giữ mức cao.
Đơn vị đã chấp nhận giảm lãi và áp dụng chương trình khuyến mãi để giữ giá tốt cho thị trường, hỗ trợ người dân trong mùa dịch. Cụ thể, tại siêu thị, từ ngày 1/4 đã giảm giá bán các mặt hàng thịt lợn từ 8-25% so với trước đó và khuyến mãi giảm thêm từ 8-10% giá bán theo từng thời điểm.
Theo các tiểu thương, giá thịt lợn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk còn cao và có xu hướng tăng do nguồn hàng thịt lợn hiện nay khan hiếm, cung vượt quá cầu.
Tuy nhiên, theo ông Thủy Lệ Vũ, Quyền Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk, tổng đàn lợn trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 800.000 con, mỗi ngày xuất bán 400 con trong tỉnh và 200 con ra ngoài tỉnh.
Ông Vũ khẳng định tỉnh Đắk Lắk không thiếu nguồn hàng thịt lợn phục vụ người dân trong thời gian dài ứng phó với dịch COVID-19.
Lý giải thắc mắc về việc giá thịt lợn đang tăng cao, ông Vũ cho biết, nguồn cung thịt lợn chính cho thị trường tỉnh hiện nay là các công ty như Công ty Cổ phần chăn nuôi CP chi nhánh Đắk Lắk đã cam kết giảm giá và bình ổn giá thịt lợn.
Hiện nay giá thịt lợn còn cao là do các nông hộ nuôi lẻ tẻ và các khâu trung gian như lò mổ, tiểu thương đẩy giá thịt lên theo tình hình chung của cả nước./.
Hoài Thu
Giá thịt lợn bị đẩy lên cao là do "đường đi loanh quanh" thế này đây
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao...
Hơn chục ngày nay, sau khi 15 doanh nghiệp lớn cam kết giảm giá thịt lợn, một số siêu thị như Co.opmart, Big C... cũng chung tay giảm giá thịt lợn, tuy nhiên ngoài chợ, giá thịt vẫn ở mức khá cao. Lý giải việc giá thịt lợn trên thị trường giữ ở mức cao, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, nhiều công ty chăn nuôi lớn như Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam... khi lợn xuất chuồng sẽ có công ty vệ tinh thu gom, sau đó đưa xuống các công ty khác, chuyển về các lò mổ, nên đẩy giá lên cao.
Bên cạnh đó, mặc dù các đại lý vẫn mua được lợn hơi giá công ty (70.000 đồng/kg), nhưng chỉ mua được từ 30%-50% số lợn so với trước đây. Do không mua đủ lượng hàng cung ứng về chợ nên thương lái phải lùng mua lợn trong dân, hoặc của các trại ở tỉnh lẻ với giá cao hơn nhiều giá công ty.
Từ góc nhìn thực tế cho thấy, trong khi các doanh nghiệp lớn vẫn duy trì mức giá 70.000 đồng/kg như đã cam kết trong cuộc họp mới đây, thì tại các trang trại, gia trại và hộ chăn nuôi của các địa phương vẫn cung cấp ra thị trường với giá đắt đỏ. Hơn nữa, thói quen tiêu dùng thịt lợn "nóng" của người dân chưa thay đổi nên việc cam kết giảm giá của 15 doanh nghiệp (với thị phần 35%) khó ghìm nổi giá của thị phần 65% còn lại không cam kết giảm giá.
Trong khi giá thịt lợn tăng gần áp sát ngưỡng kỷ lục trong đợt bệnh Dịch tả lợn châu Phi vừa qua, thì giá các loại thực phẩm khác như thịt bò, gia cầm, thủy hải sản đang được giữ ở mức ổn định. Thậm chí, lượng hải sản cung ứng ra thị trường dồi dào, giá giảm khoảng 40%.
Để tránh tình trạng người chăn nuôi, tiểu thương kinh doanh găm hàng, đẩy giá, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội nêu giải pháp, trước mắt khuyến khích người dân sử dụng sản phẩm thay thế thịt lợn và sử dụng thịt lợn đông lạnh thay thế thịt lợn tươi, nhằm giảm sức ép cho nguồn cung trong nước.
Bên cạnh đó, ngành công thương sẽ phối hợp với Cục Quản lý thị trường Hà Nội đẩy mạnh kiểm soát thị trường, ngăn chặn, xử lý nghiêm tình trạng tăng giá, gây bất ổn thị trường của các cơ sở chăn nuôi quy mô lớn.
Hà Giang
Vì sao các siêu thị không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu? Nhiều siêu thị lớn cho rằng, do thói quen tiêu dùng của người dân thích thịt tươi nên không bán thịt lợn đông lạnh nhập khẩu. Còn những siêu thị bán nhưng số lượng không đáng kể. Thịt lợn đông lạnh nhập khẩu hiếm có ở siêu thị. Bà Nguyễn Thị Kim Dung, Giám đốc Coopmart Hà Đông cho biết, siêu thị không...